Mối liên hệ giữa hoa Champa và vương quốc Champa Print
Written by Ja Karo   
Thursday, 17 January 2013 08:42
hoa champa 10
Hoa Champa

Champa là tên của một loại hoa (người Việt thường gọi là hoa sứ hay hoa đại) rất phổ biến ở miền nam Châu Á. Champa cũng là tên của một Vương quốc ở Đông nam Á tồn tại từ thế kỷ II đến XIX. Bài viết này cố gắng đi tìm hiểu một cách đầy đủ về ý nghĩa và mối quan hệ giữa hoa “Champa” và vương quốc “Champa’ nhằm

cung cấp thông tin cho những ai đã, đang và sẽ quan tâm đến vấn đề này, nhất là ở Việt Nam hiện nay, đang có phong trào nhiều doanh nghiệp, công ty và dịch vụ đã chọn “Champa” làm thương hiệu.

 

 

1). Hoa Champa và vương quốc Champa

 

Champa là loại hoa có tên khoa học: Michelia Champaca Linn (Phạn Ngữ: Campâ) và cũng là tên gọi của vương quốc Champa nằm ở miền trung Việt Nam, có lãnh thổ chạy dài từ tỉnh Quảng Bình cho đến biên giới Biên Hòa bao gồm cả khu vực phía tây giáp với sông Mekong nơi có quần thể đền Wat Phou. Vào thế kỷ thứ V, Wat Phou thuộc về vương quốc Champa và sau này bị vương quốc Campuchia chiếm đóng từ thế kỷ thứ X cho đến thế kỷ thứ XIII.

 

Kể từ thế kỷ thứ 18, khu vực Wat Phou trở thành tiểu vương quốc Champasak (1713-1946). Ngày nay, Champasak là một tỉnh ở miền nam của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Trong tiếng Lào, Champasak ám chỉ lưu vực vương quốc Champa. Tại quốc gia Lào, hoa Champa (gọi là Dok Champa), trở thành quốc hoa và cũng là bài hát dân gian rất phổ biến.

 

wat phou
Wat Phou

 

Hoa Champa có màu sắc tinh khiết và mùi hương thanh nhã, dễ chịu. Với đặc điểm sắc hương này đã làm cho hoa Champa trở nên rất đặc trưng và phổ biến. Đặc biệt vào ban đêm với khí trời ấm áp, hương hoa Champa có thể lan tỏa ra xa đến hàng chục mét. Ngoài ra hoa Champa còn được sử dụng để làm một số loại nước hoa nổi tiếng trên thế giới.

 

Champa là một vương quốc ra đời từ thế kỷ thứ II, có nền văn minh cao độ nằm ở miền trung Việt Nam, đã từng đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hình thành các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á cho đến năm 1832. Tên gọi Champa xuất hiện lần đầu tiên vào năm 658 (thế kỷ thứ VII) trên bia đá của thánh địa Mỹ Sơn và vào năm 668 trên bia đá của vương quốc Campuchia. Kể từ đó, Champa trở thành tên gọi được sử dụng trong các văn bản lịch sử trong các quốc gia Đông Nam Á dưới thời cổ đại. Sử liệu Việt Nam và Trung Quốc gọi vương quốc này là Chiêm Thành, phát xuất từ Champapura. “Chiêm” là từ phiên âm từ Champa. “Thành” là từ chuyển ngữ của “Pura” ám chỉ cho thành phố, thủ đô, vương quốc, v.v.

 

4- hoa champa
3 - hoachampa
Hoa Michelia Champaca Linn

 

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, trong các văn kiện hành chánh và những nhà nghiên cứu sử dụng tên gọi Chiêm Thành để ám chỉ cho vương quốc nằm ở miền trung Việt Nam. Chính vì thế người Chăm không bao giờ nghe đến tên gọi Champa trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ngày 24-9-1964 đánh dấu ngày vùng dậy đấu tranh của phong trào Fulro (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh của Dân Tộc Bị Áp Bức), một tổ chức liên minh gồm 3 mặt trận:

 

• Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Krom

• Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Nord

• Mặt Trận Giải Phóng Champa

 

Kể từ đó, danh xưng Champa bắt đầu lan rộng vào giới trí thức sinh viên học sinh Chăm, nhưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng chưa cho phép sử dụng tên Champa trong các văn kiện, đài phát thanh và truyền hình.

 

Trong thời gian này một số tổ chức thanh niên đã chọn biểu tượng hoa Champa làm huy hiệu đeo áo như một nét đặc trưng riêng của tuổi trẻ Chăm.

 

Sau năm 1975, danh xưng Champa vẫn là chủ đề “nhạy cảm” liên quan đến yếu tố lịch sử và chính trị.

 

Từ ngày 15-24 tháng 3 năm 1994, UNESCO tổ chức hội thảo quốc tế tại Hà Nội và Huế với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam”, tập trung nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Ts. Po Dharma, đại diện cho phái bộ Pháp.

 

Nhân dịp này, Po Dharma nêu ra vấn đề danh xưng Champa tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc và yêu cầu nhà nước Việt Nam công nhận Champa là một danh xưng lịch sử để thay thế cho danh xưng Chiêm Thành, một tên gọi phát xuất từ sử liệu Việt Nam và Trung Quốc, vì tên gọi Chiêm Thành không phù hợp đối với chủ trương của UNESCO liên quan đến chính sách bảo tồn di sản phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

 

Sau ngày hội thảo của UNESCO, tên gọi Champa được các nhà nghiên cứu Việt Nam bắt đầu tìm hiểu và sử dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học. Hôm nay, tên gọi danh xưng Champa không còn là chủ đề nhạy cảm nữa.

 

carte

 

2). Một số tổ chức mang tên Champa

 

Khi tên gọi Champa đã được dùng phổ biến, đã có một số tổ chức liên quan đặt tên Champa như dưới đây :

 

• IOC-Champa, được thành lập năm 1988 là một tổ chức đấu tranh bảo vệ di sản lịch sử và nền văn minh Champa. Xây dựng một lực lượng nhằm chuyển tải đến mọi người những yếu tố lịch sử Champa bao gồm nhiều khía cạnh, từ lịch sử vua chúa, lịch sử đấu tranh dựng nước và xây dựng đất nước cho đến lịch sử văn hóa, xã hội,…

 

• Tập San Champaka, là tổ chức khoa học chuyên về lịch sử và nền văn minh Champa, do IOC-Champa ấn hành.

 

• Web Champaka.info là cơ quan ngôn luận và cũng là trung tâm lưu trữ và phổ biến tư liệu Champa. Hiện nay trang web Champaka.info được sử dụng nhằm truyền tải thông tin, nghị luận và nghiên cứu về Champa, trang web này được cộng đồng Chăm trong và ngoài nước cũng như một số nhà Khoa học nước ngoài nghiên cứu về Champa rất quan tâm.

Trong Web Champaka.info, có mục Champaka Video và Champaka Photo, đây là hai bộ phận nhằm cung cấp phim ảnh và hình ảnh liên quan đến các sự kiện, văn hóa, xã hội và nền văn minh Champa đến với mọi người trên thế giới.

 

• Hội Văn Hóa Truyền Thống Champa có trụ sở tại Sacramento.

 

• Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa có trụ sở ở San Jose.

 

3). Những doanh nghiệp và dịch vụ du lịch mang tên Champa tại Việt Nam

 

Rong ruổi theo chiều dài của Vương quốc Champa ngày xưa, nay là các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ và du lịch đã lựa chọn tên gọi “Champa ” làm thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Có thể kể đến như: khách sạn Champa ở Sầm Sơn-Thanh Hóa; khách sạn Champa ở Lăng Cô-Huế, khách sạn Champa ở Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng; Champa Island ở Nha Trang-Khánh Hòa; Nhà hàng Ponagar ở Nha Trang; Champa Resort ở Phan Thiết-Bình Thuận; Dầu thiên nhiên Champa,…và nhiều thương hiệu Champa khác xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

 

Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra ngày càng nhanh chóng, việc xây dựng thương hiệu chính là làm tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có lẽ trong thực tế, tên gọi Champa đã thu hút khách thập phương đến Việt Nam để tìm hiểu và nghiên cứu về những giá trị bản sắc văn hóa và nền văn minh Champa còn sót lại trên dải đất miền trung này. Và đó cũng là một trong những lý do mà tên gọi “Champa” trở thành thương hiệu cho một số doanh nghiệp quan tâm và khai thác hiện nay, nhất là đối với dịch vụ du lịch.

 

Vương quốc Champa hiện nay tuy không còn nữa nhưng tên gọi “Champa” vẫn còn sống mãi trong lòng người dân miền trung. Tên gọi “Champa” hiện đang trở thành một thương hiệu Việt nổi tiếng là một minh chứng cho điều đó.

 

Xin bấm vào đây để xem video Hoa Champa:

 

 

Tháp Champa và hoa Champa4:25

 http://youtu.be/RTbdKHd0Poo
 
 
 

 

 

 

Phụ Lục

Một số hình ảnh về dịch vụ nổi tiếng

lấy thương hiệu Champa

 

12- champa island
14 - ks champa
15 - champa resort
13 - po nagar