Giới thiệu đền thờ Po At, Phan Rí Print
Written by Ja Karo (độc giả trong nước)   
Wednesday, 04 June 2014 06:05
po at 10

Ðn th vua Po At (người dân đa phương thường gi Po Patao At) xưa kia được xây dng trên mt ngn đi cánh đng phía sau Palei Panat (Bình Thng, Phan Hòa, Bc Bình, Bình Thun), bên kia Rabaong Lah và cách UBND xã Phan Hòa gn khong 1km v phía Bắc. Theo biên niên s Champa, Po At là v vua th 13 thuc triu đi ca Po Mahosarak (1524-1536 hay 1529-1541 tùy theo d bn) đóng đô ở Biuh Bal Batsinang.

Khi Po Mahosarak t trn, em ca ngài là Po Kanurai lên ni ngôi, sau đó nhường li ngôi vua cho người cháu ca mình là Po At vào năm Su 1541 hay 1567 tùy theo d bn. Trong thi gian tr vì, Po At đã hình thành mt th đô hành chánh riêng nm bên ngoài Biuh Bal Batsinang, nhưng thn dân Champa không biết vì lý do gì. Năm 1553 hay 1579, Po At t trn. Người kế tha Po At là Po Klaong Halau lên ngôi năm Mo (1567/1591) và chm dt cũng vào năm Mo (1579/1603), đóng đô Bal Pangdarang. Po Klaong Halau là v vua không cùng dòng tc vi  Po At.

 

 

Po At là vị vua cuối cùng của triều đại Po Mahosarak, nhưng vì hoàn cảnh lịch sử Champa nên những tài liệu chi tiết liên quan đến lịch sử của ngài ở trong cộng đồng Chăm rất ít người còn lưu trữ.

 

Theo truyền thuyết, Po At có người vợ là Bia Ti, nhưng sau này vì Bia Ti thường hay có tính ghen nên Bà không chung sống với Po At. Bà cùng những người cận thần của mình qua khai phá đất đai và sinh sống ở một khu đồi cát gần đó. Nay miếu của Bia Ti được xây trong khu vực Đồi Cát thuộc vườn Đào của bà Thông Nhẫn, xã Hòa Minh. Đất ruộng của bà ở khu vực đó người Chăm thường gọi là ruộng Po Tao At Bia Ti, hiện nay đất ruộng này do người Việt khu vực xã Hòa Minh quản l‎ý.

 

Po At là nhân vật có công khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước mang lại đời sống ấm no cho thần dân Champa. Chính vì vai trò đó, người Chăm đã lập đền để thờ cúng và tưởng nhớ đến công lao của ngài.

 

Đền thờ Po At cũng như những đền thờ khác ở Bình Thuận có một thời kỳ đã bị kẻ xấu đập phá, đào bới, ăn cấp tượng thờ như đền Po Klaong Gahul, Po Bia Patmah ,.. Đền thờ Po At cũng đã bị đập phá nặng nề, năm 1984 bà con người Chăm Palei Panat gom góp tiền tu bổ lại đền, nhưng một lần nữa đền thờ này lại bị đập phá nặng hơn. Từ đó Bà con quyết định di dời đền về cuối làng để dễ thờ phượng ngài.

 

po at 20-2
Đền Po At xây lại năm 1989

 

 

Khác với đền thờ Po Klaong Mah Nai, Po Nit, Po Ina Nagar (bà Thiên y Thánh mẫu) ,...ở Bắc Bình, Bình Thuận, đền thờ Po At không được chính quyền quan tâm nên vào năm 1989 bà con Palei Panat quyết tâm quyên góp, di dời đền và  xây dựng lại đền mới ở phía sau làng. Hiện nay nhiều ý kiến của người dân cho rằng cần phải xây thêm một cái miếu nhỏ ngay tại đền gốc là nơi căn cứ địa của Ngài (trên gò của đồng ruộng hamu Po Patao At Bia Ti, để con cháu mai sau biết và tưởng nhớ đến Ngài).

 

Đền thờ Po At hiện nay chỉ có một gian chính, bên trong chỉ có một  Kut, đó là lý do vì Bia Ti đã rời xa ngài qua sống ở bên khu vực đồi Cát. Hin nay đt rung ca đn Po At ch còn khong 5 sào rung và được giao cho ông Ánh (bà Nên) thuê làm đ ly tin tu b đn này.

 

Cũng tại palei Panat này, một truyền thuyết khác mà người dân kể lại rằng, ở cuối làng về phía Tây có một cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi, người địa phương gọi là Phun Kraik. Đây là nơi mà Cei Sak Mlaow (con trai Po At) hóa thân thành. Vào những đêm tối trăng đẹp người dân ở đây nhiều lần đồn đã nhìn thấy con trăng to xuất hiện, đấy là hiện thân của Cei Sak Mlaow.

 

Để tưởng nhớ đến công lao Po At, các bậc tiền nhân cũng như các vị thần Champa, người Chăm hôm nay đã đưa tên các vị thần vào danh sách cúng trong đó có đoạn nhnhắc đến Po Patao At Bia Ti.

 

po at 20-1
Kut Po At