Tây Nguyên tôn vinh Fulro, Hội người Chăm bỏ đói chiến sĩ Fulro Print
Written by Ja Warpalei (độc giả trong nước)   
Thursday, 01 October 2015 14:00

ja war palei 10 copyKính thưa ban biên tập Champaka.info. Tôi là cựu học sinh trường An Phước dưới thời thầy Bá làm quản đốc, khi đó có thầy Po và Cei Nghịch làm giám thị. Dưới thời Cộng Hoà tôi làm công chức. Sau 1975 tôi phải làm nghề đi cày như bao công chức khác của nguỵ quân nguỵ quyền và sau này tôi là thành viên trong nhóm Gru Urang chuyên về phong tục tập quán và cúng tế của Chăm Balamon.  Tôi xin cám ơn Champaka đã đăng bài viết của tôi về trưởng Po Klong. Hôm nay tôi xin Champaka đăng bài viết của tôi về quốc lễ Champa trùng vào Kate. Tôi và một số người trong nhóm Gru Urang chỉ muốn rằng Chăm ở hải ngoại nên tổ chức ngày quốc lễ Champa càng long trọng càng tốt, nhưng đừng tổ chức vào ngày Kate của Chăm Balamon, vì đây là ngày cúng thần linh Chăm chứ không phải cúng các bậc tiền nhân và chiến sĩ Champa đâu, vì sợ linh hồn các chiến sĩ không giám đến tham dự và cũng không phù hợp cho lắm truyền thống Kate của Chăm Balamon chúng tôi. 

 

 

Tây Nguyên tôn vinh Fulro, Hội người Chăm bỏ đói chiến sĩ Fulro

Ja Warpalei

This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

 

Khi thấy hình ảnh chiến sĩ Fulro đã nằm xuống mà Champaka đưa ra trên web làm cho tôi lạnh cả mình, vì tôi không ngờ có cả hàng trăm người Chăm và Tây Nguyên đã chết trên chiến trường như vây, cũng vì tên gọi Champa. Trong số người chết này, có hai người thân của tôi, đó là Cei Nghịch, giám thị ở Trung Học An Phước và Cei Linh, người học cùng lớp ở An Phước. Nhìn lại tấm hình, tôi thấy vô cùng xót xa trong lòng, vì họ là người Chăm như tôi, nhưng tôi còn sống trong khi đó họ đã nằm xuống trên mồ hoang mà gia đình của họ không biết tìm ở đâu. Thượng đế sao mà bất công quá nhỉ. Xin bấm vào đây để xem bài viết trong Champaka.info: http://www.champaka.info/index.php

 

Đọc bài này, tôi cũng thấy quá hỗ thẹn với lương tâm, vì Cei Linh đã từng rủ tôi đi theo thầy Po (Po Dharma) để tham gia Fulro, nhưng tôi cứ chằn chừ. Hôm nay, Cei Linh đã chết, còn thầy Po bị người Yuen cấm về thăm cha mẹ, còn tôi thì còn sống, nhưng sống không có lý tưởng gì và chả làm được vì gì cho dân tộc, từ ngày Aw Manyik lên nắm quyền. Làm nghề nông dân đi cày, tôi cũng không đủ ăn, thêm vào đó còn chứng kiến bao cảnh phiền hà trong xã hội, nào là người Chăm kéo nhau làm phe nhóm, nào người Chăm chà đạp lên di sản văn hoá của mình, nào là kéo nhau chỉnh sửa ngôn ngữ và chữ viết Chăm do cha ông để lại, … Nói tóm lại, người Chăm hôm nay không còn tôn trọng bản chất truyền thống Chăm như thời Cộng Hoà nữa, v.v. Thấy mà ngao ngán luôn.

 

hinh 01

 

Người Tây Nguyên tuyên dương Fulro

 

Ngày 19-9-1964 là ngày vùng dậy của Fulro. Theo tôi, đây là ngày linh thiêng của dân tộc mà tất cả người Chăm chúng ta không thể bỏ quên trong ký ức. Cũng vì biến cố lịch sử này, anh em Tây Nguyên ở Hoa Kỳ đã làm lễ vào ngày 19-9-2015 để tưởng nhớ đến những chiến sĩ Fulro đã chết trên chiến trường mà web Champaka kể lại. Phải công nhận rằng người Tây Nguyên thấy như vậy nhưng có tinh thần đoàn kết rất cao và biết câu châm ngôn: “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, giám đứng ra làm lễ kỷ niệm 19 tháng 9 cho chiến sĩ Fulro, không sợ phản ứng từ chế độ Hà Nội. Thế thì người Chăm chúng ta đã và đang làm gì cho những người Fulro đã chết nhỉ?

 

Người Chăm bỏ đói chiến sĩ Fulro

 

Nói đến người Chăm trong và ngoài nước, thì ai cũng thán phục Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa, một hội đoàn duy nhất ở Hoa Kỳ giám đứng ra tổ chức hàng năm ngày quốc lễ Champa hầu tưởng niệm những bậc tiền nhân và chiến sĩ có công với đất nước. Nghe tin này, các bậc tiền nhân Champa và chiến sĩ Fulro đã chết, ào ào rủ nhau “nao yaong” lễ kỷ niệm này. Tiếc rằng khi đến phòng tiệc, họ phải quay đầu chạy trốn, vì đây là lễ Kate của Chăm Balamon chứ không phải là ngày quốc lễ Champa dành cho anh hùng liệt sĩ như các nước trên thế giới thường làm.

 

Thật quá buồn cho người Chăm mình lắm đó. Chỉ chọn ngày quốc lễ Champa để kỷ niệm cho bậc tiền nhân, nhưng chọn cũng sai ngày và hình thức nghi lễ Tây không ra Tây và Tào cũng không ra Tào. Cũng vì nguyên nhân đó, các linh hồn của bậc tiền nhân và chiến sĩ Fulro phải quay đầu chạy trốn, vì rằng Kate là lễ tục của Chăm Balamon với mục đích cúng bái thần linh đã giúp bà con Chăm có mưa thuận gió hoà kia mà, chứ Kate đâu có mục đích cúng bái các bậc tiền nhân hay anh hùng liệt sĩ Champa chết vì đất nước bao giờ. Thế thì Hội Bảo Tồn nghe ai nói mà chế biến Kate của Chăm Balamon thành ngày quốc lễ Champa.? Người Chăm hôm nay than phiền là đúng quá: Hội Bảo Tồ Văn Hoá Champa đang làm nghĩa vụ của Hội Chế Biến Văn Hoá Champa, tức là biến Kate của Chăm Balamon thành ngày quốc lễ Champa.

 

Hình ảnh cấp lãnh đạo Fulro đã nằm xuống:http://www.champaka.info/i…/fulro%20cap%20lanh%20dao%201.pdf

 

Hình ảnh các chiến sĩ Fulro đã nằm xuống:
http://www.champaka.info/images/fulro%20chien%20si.pdf

 

Những người Fulro còn sống: http://www.champaka.info/…/fulro%20chien%20si%20con%20song.…

 

hinh 02

 

Tại sao Kate thành ngày quốc lễ Champa?

 

Nếu tôi không lầm, Hội Bảo Tồn có nhiều bậc đàn anh dẫn đầu đáng kính và rất yêu dân tộc, như Cei Kiết (người Phan Rí), Cei Xin (Văn Lâm, Phanrang) và Cei Thủ (Vụ Bổn, Phan Rang). Nếu Cei Kiết không biết nguồn gốc Kate là gi, thì đó là điều tự nhiên, vì Chăm Phan Rí không làm Kate trên tháp, lý do không có Po Adhia. Nếu Cei Xin không biết nguồn gốc Kate của Chăm Balamon cũng là điều không đáng trách, vì Cei Xin là Chăm Bani. Ngược lại, Cei Thủ là Chăm Balamon ở Vụ Bổn, thôn ở bên cạnh đền Po Rome kia mà, nhưng không biết nguồn gốc Kate của Chăm Balamon là vấn đề làm cho tôi khó hiểu đó.

 

Khi còn ở Việt Nam, ai cũng biết Cei Thủ là người rất yêu dân tộc. Nói tới Yuen là Cei Thủ phùng mặt lên, đòi làm cách mạng chống Yuen ngay. Có chăng vì quá hăng say với phong cách chào quốc kỳ quốc ca theo kiểu Yuen ở hải ngoại, rồi Cei Thủ hứng quá, lấy Kate của Chăm Balamon làm ngày quốc lễ Champa, rủ nhau hát cả bài quốc ca, rồi dâng vòng hoa cho anh hùng liệt sĩ, nhưng Cei Thủ lại quên đi một chuyện: Kate là ngày lễ của Chăm Balamon để cúng thần linh của người Chăm chứ không phải cúng bái các bậc tiền nhân và chiến sĩ Champa đâu nhé. Đừng trà trộn những thần linh của Chăm với các bậc vua chúa và chiến sĩ Champa đã chết vì dân tộc. Phải chỉnh sửa lại ngay. Vì Kate truyền thống tại quê nhà hôm nay, không có những màng biểu diễn hát quốc ca hay dâng hoa cho chiến sĩ Champa đâu nhé.

 

Dưới thời Cộng Hoà, tôi làm công chức. Dưới chế độ xã hội chũ nghĩa, tôi đi cày, sau này làm “gru urang” chuyền về nghề thầy cúng (ong ew yang), thành ra tôi biết Kate là gì. Trong ngày Kate, tôi chỉ đọc những bài cúng bái thần linh, trong đó có thần linh Ahier như Po Nagar, Po Klaong Garai, Po Rome… và có cả thần linh Awal nữa, như Nai Mah Ghang, Po Ali-Phuatimah, tôi chưa nói đến Dam Tiap Pabuei (thần đuổi heo), Dam Tiap Pabaiy (thần đuổi dê), v.v. Theo tôi, các chiến sĩ Fulro chạy trốn lễ Kate của Hội Bảo Tồn là đúng quá, vì họ là chiến sĩ Champa, không thể ngồi chung bàn tiệc với các thần linh Chăm, như Dam Tiap Pabuei (thần giữ heo), Dam Tiap Pabaiy (thần giữ con dê) được.

 

Nếu còn thương chiến sĩ Champa, thì Cei Thủ phải thay đổi ngày kỷ niệm bậc tiền nhân Champa vào ngày khác, chứ đừng làm trùng với ngày Kate của Chăm Balamon. Người Tây Nguyên lấy ngày 19-9 làm ngày kỷ niệm, các chiến sĩ Fulro đã chết, ai cũng đến tham dự kia mà. Tại sao Hội Bảo Tồn của Cei Thủ không làm chung với người Tây Nguyên, có ý nghĩa hơn.

 

hinh 04

 

Lễ kỷ niệm có hình thức không nghiêm túc cho lắm

 

Đã sai lầm về nguyên tắc pháp lý, vì lấy ngày Kate của Chăm Balamon để làm ngày quốc lễ Champa, Hội Bảo Tồn còn vấp phải một số chi tiết khác không nghiêm túc cho lắm, vì lý do sau đây:

 

• Thông thường, đài chiến sĩ thì người ta phải xây cố định trong công viên có kiến trúc đàng hoàng, trong khi đó đài chiến sĩ Champa của Hội Bảo Tồn lại làm bằng giấy, khiêng đi khiêng lại, thấy quá kỳ cục, không giống ai cả. Nếu không làm đài chiến sĩ thì thôi, vì bậc tổ tiên Champa không đòi hỏi bao giờ. Nhưng nếu làm thì phải làm nghiêm túc, đúng với qui luật của nó. Chăm Hoa Kỳ dù sao cũng giàu có, tại sao không góp tiền mua đất và xin phép xây đài chiến sĩ Champa như Việt kiều thường làm? Vì trên thế giới này, không có dân tộc nào làm đài chiến sĩ bằng giấy bao giờ?

 

• Trên đài chiến sĩ, Hội Bảo Tồn viết chữ Chăm cũng không đúng qui luật chính tả luôn. Bengsa hader karun (dân tộc biết ơn) viết tách rời ra thành Beng Sa Ha Der Ka Run. Tại sao trên đài chiến sĩ Champa mà viết chữ Chăm kỳ quá vậy.

 

• Ngay cả khẩu hiệu Kate trong ngày quốc lễ Champa, Hội Bảo Tồn viết chữ Chăm cũng sai nữa. Phụ âm Ra trong chữ Raok không phải là Ra matai và phụ âm Ta trong Kate cũng không phải là Ta matai đó. Viết chữ Chăm trong ngày quốc lễ Champa mà sai luôn, thế thì làm sao linh hồn của các bậc tiền nhân và chiến sĩ Champa bỏ tiền mua vé máy bay để sang Hoa Kỳ tham dự?

 

• Trong ngày quốc lễ Champa, tại sao chỉ thấy lay quay mấy thành viên của Hội Bảo Tồn, còn những Chăm khác nhất là Chăm Hồi Giáo hay Chăm Balamon Ninh Thuận không bao giờ thấy mặt. Đôi khi có thấy Gru Bah và Gru Sang mà web Nguoicham.com thường đăng tải. Nhưng sự hiện diện của họ chỉ mang tính cách qua chơi xã giao mà thôi, vì Gru Bah, Gru Sang và Chăm Balamon Ninh Thuận cũng làm Kate trong ngày khác rồi và lễ nghi cũng khác luôn với Kate của Hội Bảo Tồn đó. Chăm có mấy người ở hải ngoại, nhưng lại làm Kate có hai kiểu khác nhau và hai ngày khác nhau, thật là chuyện khôi hài đó.

 

• Một số email Chăm kết tội thầy Po là người quay lưng với tổ quốc, vì không bao giờ tham gia ngày quốc lễ Champa do Hội Bảo Tồn tổ chức. Nhưng tin đồn ở Việt Nam thì khác. Nếu thầy Po không tham dự, là vì ngày quốc lễ Champa phải là ngày mang tính cách quốc sử, chứ không thể trùng vào ngày lễ Kate của Chăm Balamon được. Và ông cũng không bao giớ chấp nhận cúi đầu trước đài chiến sĩ Champa mà người ta làm bằng giấy mang tính giả tạo, khiêng lên khiêng xuống rồi để trong hội trường, sau đó kéo nhau bái lạy như vậy được.

 

hinh 05

 

Kết luận

 

Hội Bảo Tồn là cơ quan duy nhất của người Chăm ở hải ngoại, năm nào cũng tổ chức ngày kỷ niệm anh hùng liệt sĩ Champa. Đây là việc là mà người Chăm ai cũng hoan nghênh. Và cá nhân tôi, tôi cũng thán phục công trình này hầu giúp người Chăm nhớ lại đến quá khứ, đến vua chúa, bậc tiền nhân và các chiến sĩ Champa có công với đất nước. Nhưng ngày kỷ niệm này phải diễn ra vào ngày khác, mang ý nghĩa lịch sử hơn mà web Champaka đã nêu ra, như ngày thất thủ Đồ Ban (1471), ngày mất nước (1832) hày ngày Fulro 19-9-1964 mà dân tộc Tây Nguyên đang làm, chứ đừng làm trùng với Kate của Chăm Balamon. Có như thế, linh hồn của các bậc tiền nhân và chiến sĩ Champa đã chết có thể bỏ thì giờ đến tham dự thoãi mái mà không lo lắng trong lòng.

 

Người Chăm có 3 lịch sử vừa nêu ra. Hội Bảo Tồn có quyền chọn lựa một trong những ngày quốc sử này để làm ngày quốc lễ Champa, chứ còn sợ sệt cái gì mà không giám làm, rồi bám vào Kate của Chăm Balamon, càng gây thêm rắc rối cho di sản văn hoá của dân tộc và làm cho người đời trách móc nữa.

(Những hình đăng trong bài này là hình của web nguoicham.com và Champaka.info)

 

hinh 08
hinh 09
hinh 10
hinh 11
hinh12