Lịch sử 33 năm cuối cùng : Minh Mệnh tiêu diệt dân tộc Chăm Print
Written by Pgs. Ts. Po Dharma   
Sunday, 27 October 2013 03:07
10-1
Pgs. Ts. Po Dharma

Vào cuối năm 1831, một nhóm quan lại trong triều đình Champa đứng ra phản đối thái độ của quốc vương Champa là Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa) về việc ly khai với triều đình Huế để tuân thủ mọi chỉ thị của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành. Vua Minh Mệnh là một chính trị gia rất nhạy bén. Lợi dụng tình hình rối ren ở Champa và sức khỏe suy yếu của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành,  Minh Mệnh ra lệnh bắt quốc vương Po Phaok The và phó vương Cei Dhar Kaok vào tháng 3 năm Thìn lịch Chăm (1832)  và qui tội cho quốc vương này là người chống triều đình Huế vì có sự che chở của tổng trấn Gia Định Thành. Khoảng một tháng sau, tức là vào tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyệt băng hà ở Gia Định Thành. Lợi dụng tình thế chính trị này, vua Minh Mệnh ra lệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ và sáp nhập đất đai của vương quốc này vào lãnh thổ Việt Nam, ra tay trừng phạt dân tộc Champa vô cùng dã man về tội theo Lê Văn Duyệt, đốt phá toàn diện kho tàng văn hóa Champa, buộc người Chăm phải từ bỏ mọi cúng bái và nghi lễ truyền thống của họ để trở thành một người Kinh thật sự từ phong cách ăn mặc, món ăn cho đến việc thờ cúng tổ tiên.

 

Đây là gia đoạn đen tối nhất của dân tộc Chăm trong quá trình hình thành lịch sử Champa kể từ thế kỷ thứ 2.

 

Xin bấm vào đây để xem :

Minh Mệnh trừng phạt dân tộc Champa (1832-1833)

 

(Trích từ tác phẩm « Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng 1802-1835 » do IOC-Champa ấn hành vào năm 2013 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, trang 123-133) 

 

bia dau 14 bia sau 14