VN nên học bài Nhật để bồi thường chiến tranh cho dân tộc Champa Print
Written by BBT Champaka.info   
Thursday, 02 January 2014 09:13
yasukuni 10
Thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ. Tại Nhật Bản có đền Yasukuni (Tĩnh Quốc Thần Xã) là nơi thờ phụng những người lính Nhật tử trận. Đây là một địa điểm linh thiêng, đề cao bản sắc dân tộc và là nền tảng tinh thần cho Nhật Bản. Vào năm 2004, đã có 2.466.532 người lính Nhật Bản tử trận trong chiến tranh được tôn vinh trong đền Yasukuni.

 

Hiện nay, đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản và cả ở một số quốc gia đã từng bị Nhật Bản xâm lược, vì trong danh sách người lính Nhật tử trận, có cả 14 ti phm chiến tranh đã gây ra trong đệ nhị thứ chiến.

 

Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc là 3 quốc gia không chấp nhận việc thờ phụng những tội phạm chiến tranh của Nhật Bản trong đền này. Mỗi lần thủ tướng Nhật Bản, dù với tư cách cá nhân hay nhà nước, đến thăm đền Yasukuni thường gây ra bao căng thẳng về ngoại giao giữa Nhật Bản với các quốc gia trên.

 

Ngày 26-12-2013, Trung Quốc và Nam Hàn đã lên án việc thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni để tưởng nhớ đến chiến sĩ Nhật tử trận vì chiến tranh. Vì hành động viếng thăm đền này là biu tượng cho lch s xâm lược ca Nhật Bản. Đây cũng là ln đầu tiên mt th tướng Nht đương nhim đến thăm đền Yasukuni k t năm 2006.

 

yasukuni 20
Đền Yasukuni, Nhật Bản

 

Là một vị thủ lảnh của một quốc gia có chủ quyền, thủ tướng Nhật Bản không giám đến thăm đền kỷ niệm anh hùng liệt sĩ của quốc gia mình vì trong đó có những nhân vật bị xếp vào tội phạm chiến tranh vào đệ nhị thế chiến. Theo Gs. Jeff Kingston của đại học Temple University tại Tokyo, việc chính khách Nhật viếng thăm đền Yasukuni là hành động vi phạm hiến pháp của Nhật Bản.

 

Xin bấm vào đây để xem: Lời phát biểu của Gs. Jeff Kingston

 

Việt Nam cũng là một quốc gia bị Nhật chiếm đóng vào đệ nhị thế chiến. Ngày 31-12-2013, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đưa ra phản ứng khá chung chung trước việc Thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni vào tuần trước. Theo ông Đỗ Thông Minh, người sng và làm vic ti Nht Bn hơn 30 năm qua, mô t điu ông gi là Vit Nam không có vn đề gì v đền Yasukuni khi chính khách Nht ti thăm viếng, vì rằng “Nht Bn và Vit Nam đã thanh toán vi nhau tt c nhng chuyn ca quá kh và Nht Bản đã bi thường chiến tranh rất di dào cho Vit Nam”

 

Xin bấm vào đây để xem: Lời phát biểu của Đỗ Thông Minh

 

Trên trang Facebook ca BBC, mt độc gi lên tiếng rằng Nht Bản tuy có xâm chiếm Vit Nam, nhưng sau chiến tranh h đã bồi thường chiến tranh và phát trin toàn din v mi mt cho quốc gia này. Mt người khác viết rằng “Nht bi thường cho Vit Nam bng nhng khon đầu tư, giao lưu văn hóa. Mình thy thếđược ri”.

 

Việt Nam nên đọc lại trang sử chiến tranh chống Champa

 

Việt Nam là quốc gia bị Nhật Bản chiếm đóng, nhưng dù sao dân tộc Kinh vẫn còn tồn tại hơn 80 triệu người. Champa là vương quốc cũng bị Việt Nam chiếm đóng, nhưng người Chăm hôm nay chỉ còn sống sót chưa đầy 100 ngàn người. Đây là cuộc chiến diệt chủng ghê tởm nhất trong lịch sử Đông Nam Á mà dân tộc Champa đã gánh chịu.

 

Sau tám thế kỷ chiến tranh tương tàng, vương quốc Champa bị Việt Nam xóa bỏ trên bản đồ, dân tộc Champa bị Việt Nam tiêu diệt để rồi hôm này không còn có bóng hình người Chăm nào từ Quảng Bình cho đến vịnh Cam Ranh, ngoại trừ những di tích lịch sử hoang phế nằm ngổn ngang ở miền trung Việt Nam.

 

yasu mison 20
Cảnh hoang phế sau 8 thế kỷ chiến tranh giữa Việt Nam và Champa

 

Nói đến tội phạm chiến tranh hay bồi thường chiến tranh, Việt Nam cũng nên đọc lại trang sử của cuộc Nam Tiến đối với dân tộc Champa và cũng nên học bài Nhật Bản để bồi thường chiến tranh một cách xứng đáng và công bằng cho dân tộc Chăm hôm nay. Nếu không bồi thường, ít ra nhà nước Việt Nam đứng ra xin lỗi dân tộc Chăm về hành động chiến tranh đã tiêu diệt hoàn toàn dân tộc này trên giải đất ở miền trung hôm nay. Đây cũng là chính sách hòa giải dân tộc mà dân tộc Champa đang mong đợi kể từ ngày vua Minh Mệnh quyết định tiêu diệt dân tộc Champa về tội theo Lê Văn Duyệt và xóa bỏ danh xưng Champa trên bản đồ vào năm 1832.