Ts. T. Phần : Phải thay đổi sách giáo trình chữ Chăm của Ban Biên Soạn Print
Written by Abd. Karim   
Sunday, 12 May 2013 09:57
thanh phan 2
Thành Phần

« Tình hình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm. Nghiên cứu trường hợp văn tự Akhar Thrah » là bài khảo luận của Pgs. Ts. Thành Phần đăng trong tác phẩm Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành vào năm 2011, trang 71-82. Nội dung của bài viết nhằm trình bày tình hình bảo tồn và phát huy Akhar Thrah Chăm truyền thống.

Sau phần giới thiệu Akhar Thrah Chăm qua các thời đại, tác giả nêu ra thực trạng bảo tồn chữ Chăm trong giới tu sĩ, chức sắc và nông dân Chăm hôm nay. Phần cuối cùng, tác giả bàn về việc phát triển chữ viết Chăm trong các trường lớp của con em người Chăm tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

 

Theo Pgs. Ts. Thành Phần, tình hình bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm hôm nay đang gặp phải hai vấn đề nổi cộm :

 

• Văn bản Akhar Thrah Chăm đang trong thời kỳ xuống cấp nghiêm trọng vì sự thờ ơ hay sự vô tâm của các thế hệ trẻ ngày nay đã trở thành nguyên nhân đưa đẩy những văn bản hay văn tự Akhar Thrah của người Chăm đến sự hủy hoại, hư hao, mất mát ngày càng trầm trọng hơn.

 

• Trước năm 1975, văn tự Akhar Thrah chủ yếu được truyền dạy cho thế hệ trẻ bởi giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão, theo qui luật của ngôn ngữ viết truyền thống.  Nhưng kể từ 1978, sau khi Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) được thành lập để soạn sách giảng dạy cho các con em người Chăm ở bậc tiểu học từ lớp 1 cho đến lớp 5 ở các nơi có đồng bào Chăm sinh sống, thì kết quả chương trình giảng dạy chữ Chăm là những con em này chỉ biết tiếp cận với Akhar Thrah cải biên của BBSSCC hơn là Akhar Thrah truyền thống mà các gia đình người Chăm hiện nay đang lưu giữ. Vì vậy, sau 5 năm theo học chữ Chăm ở bậc tiểu học, các con em người Chăm đã không đọc được Akhar Thrah do cha ông để lại. Có nghĩa là, các con em học chữ Chăm cải biên của BBSSCC không góp phần gì trong việc bảo tồn và phát huy chữ Chăm truyền thống của họ.

 

Bởi vì những lý do sau đây :

 

• Mục tiêu biên soạn giáo trình của BBSSCC không nhằm mục đích giảng dạy chữ Chăm truyền thống do tổ tiên của người Chăm để lại.

 

• BBSSCC tự tiện biến đổi hệ thống cấu trúc văn tự Akhar Thrah Chăm theo quan điểm riêng tư của mình, đã làm đảo lộn di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm.

 

• Việc cải biến chữ Chăm của BBSSCC là việc làm mang tính cách chủ quan, không có cơ sở khoa học.

 

• Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của BBSSCC không am hiểu sâu về nguồn gốc của Akhar Thrah Chăm nên đã dẫn đến thực trạng bi quan của Akhar Thrah Chăm truyền thống.

 

Sau cùng Ts. Thành Phần đưa ra kết luận rằng, BBSSCC đã vô tình đào tạo một thế hệ trẻ Chăm đoạn tuyệt với sự tiếp nối của thế hệ đi trước trong việc phát huy và bảo tồn di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm do cha ông để lại.

 

Trong phần kết luận, Pgs. Ts. Thành Phần đề nghị :

 

Thứ nhất

Bộ Giáo Dục Việt Nam nên thay đổi giáo trình giảng dạy chữ Chăm của BBSSCC để giúp con em người Chăm đọc và viết đúng tiếng Chăm truyền thống đã lưu hành từ thời vua Po Rome (1627-1651). Đây là chính sách đúng với chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam.

 

Thứ hai

Phải chấm dứt việc cải biến chữ Chăm theo cách làm việc của BBSSCC và làm thế nào để con em người Chăm được cơ hội học chữ Chăm truyền thống do tổ tiên Chăm để lại chứ không phải chữ Chăm cải biến của BBSSCC.

 

Bấm vào để xem : Phải thay đổi sách giáo trình chữ Chăm của Ban Biên Soạn

 

bia copy