Akhar Thrah và chữ Chăm cải biên BBSSCC Print
Written by Abd. Karim   
Sunday, 18 August 2013 06:25
karim 20
Abd. Karim

Thật ra, vấn đề ngôn ngữ viết Akhar Thrah Chăm truyền thống (ATCTT) là một vấn đề đã rõ ràng không có gì để bàn cải. ATCTT là ngôn ngữ viết đã ổn định hằng trăm năm qua. Đây là ngôn ngữ chính thức được người Chăm sử dụng trong tất cả các văn bản liên quan đến tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, văn học, văn kiện, đơn từ và v.v... Ngôn ngữ viết này, là di sản thiêng liêng, là linh hồn của dân tộc Chăm. Do vậy, người Chăm không cần có thêm một AT Chăm nào khác.

 

Cải biên ATCTT không chính đáng

 

BBSSCC[1] đã đưa ra nhiều lý do về việc cải biên ATCTT, nhưng tất cả lý do nêu ra này đều không chính đáng. Và vấn đề này cũng đã được HTKL[2] 2006 giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa hiểu, tiếp tục bám lấy cái sai lầm để gây trở ngại trong việc thống nhất ngôn ngữ Chăm.

 

Gần đây, Ts. Quảng Đại Cẩn (QĐC) lại đưa ra lý do, sở dĩ BBSSCC cải biên ATCTT, là vì “Với kinh nghiệm thất bại trong chương trình dạy tiếng Cham từ 1964-1975, những giáo viên này điều chỉnh nguyên nhân và quyết định chuẩn chính tả.” [3] và việc chuẩn chính tả của BBSSCC bắt đầu với “Việc san định lại âm vần được thực hiện trong 12 năm (1978-1990).” [4]

Còn theo Quảng Văn Chung thì “(…) để cho học sinh dễ học, người lớn dễ đọc và ngôn ngữ chữ viết dễ phát triển và dễ bảo tồn” [5]

 


Xin bám vào đây để đọc bài : «Về ATCTT và chữ cải biên BBSSCC»



[1] BBSSCC : Ban Biên Soạn sách chữ Chăm, Phan Rang, Ninh Thuận, Việt Nam.

[2] HTKL : Hội Thảo Ngôn Ngữ Chữ Viết Akhar Thrah Chăm, Kuala Lumpur, 2006

[3] QĐC, «Minh định thành quả chuẩn hóa chữ Chăm Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm tỉnh Thuận Hải.»

[4] QĐC, «Minh định thành quả (…) »

[5] Quảng Văn Chung, «Trao đổi với Ts. Po Dharma và Champaka xung quanh vấn đề chữ viết Chăm Akhar Thrah»