Chính quyền Ninh Thuận quyết tâm tàn phá văn hóa Chăm Print
Written by Ja Karo (độc giả trong nước)   
Tuesday, 24 June 2014 05:41
ninh thuan 010

Gn đây, dư lun cng đng Chăm li ni sóng khi biết rng chính quyn Ninh Thun đã ch đo đưa mt “lá bùa đi lt đèn th trang trí mang hình ch Vn - biu trưng ca Pht giáo, trn ym trên đu tượng th Po Klaong Garai Phan Rang, nơi đang th v thần linh kit xut ca vương quc Champa.

 

Trong văn hóa và đời sống tâm linh tín ngưỡng người Chăm, Po Klaong Garai là đấng thiêng liêng biểu tượng qua Mukhalinga (tượng có khuôn mặt) của nền văn minh Ấn Giáo mà dân tộc Chăm đang tôn thờ trong Kalan (tháp chính). Vị trí đặt tượng thờ Po Klaong Garai cũng như trang phục và bài vị trong Kalan chính hiện nay đã thể hiện sự tôn kính thiêng liêng của người Chăm dành cho vị thần đặc biệt này.

 

Chính vì thế mà việc đặt “Bùa yểm chữ Vạn” theo văn hóa Phật giáo lên đầu tượng thờ Po Klaong Garai đã làm nổi lên sự giận dữ trong dân chúng và hoài nghi về chức năng của các bộ ngành quản lý văn hóa lẫn hội đồng tôn giáo hiện nay ở vùng này.

 

Chưa có lời giải thích công khai của chính quyền về lý do việc làm này, nhưng dư luận xôn xao về việc Chính quyền mê tín dị đoan cho đặt “bùa yểm” hay “vòng Kim cô” để trấn áp vị thần linh Champa này là có thật.

 

ninh thuan 01
Po Klaong Garai bị đặt Chữ Vạn “vòng Kim cô” trên đầu

 

 

Một số nhà nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Chăm thì phản ứng dữ dội hơn khi nhận ra đây là một sự hủy hoại văn hóa vô cùng nhẫn tâm và bất nghĩa luân lý đạo thường. Có tác giả đã thốt lên rằng: “Chính đó là hành động khủng bố trấn trợn đời sống tâm linh của người Chăm, một tập thể dân bản địa không còn quê hương và tổ quốc đã từng gánh chịu hơn 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn của cuộc Nam Tiến.”

 

Cũng cần nói thêm rằng, vào năm 2008, Chính quyền Hà Nội đã cho xây một mô hình “tháp nhái” của Po  Klaong Garai tại Hà Nội cũng đã dấy lên nhiều ý kiến về tính thiêng liêng của vị thần linh và tháp này. Do đó việc đặt “lá bùa yểm chữ Vạn” gây bức xúc và giận dữ trong lòng dân chúng là điều dễ hiểu.

 

Được biết gần đây, sự xúc phạm và hủy hoại văn hóa Chăm đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Song điều đau buồn hơn là tác nhân phá hoại văn hóa Chăm không phải là những người thiếu hiểu biết hay đối tượng vô văn hóa và giáo dục mà lại là từ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền. Một số ví dụ như: đưa tượng Phật vào nghĩa địa Chăm ở palei Baoh Dana (Chất Thường - Ninh Thuận); Công nhận di tích Đàn Tiên Nông (cúng tế Thần nông của người Việt trong làng người Chăm ở palei Aia Mamih - Bình Thuận); Xây chùa trên đất Tháp Champa, đổi tên tháp Champa, đưa quả “Hồ lô” văn hóa Trung Quốc lên đỉnh tháp Po Ina Nagar - Nha Trang, lấn chiếm xóa sổ các khu mộ địa Chăm,….

 

ninh thuan 02
Việt Nam đặt quả “Hồ lô” trên đỉnh tháp Champa

 

Lut pháp v bo tn các di sn văn hóa đã ban hành, nhưng rt tiếc chính quyn là nhng người qun lý và thc thi lut pháp li vi phm trng trn các điu lut này mà không ai b trng tr.

 

ninh thuan 03
Đưa tượng Bồ Tát vào khu nghĩa địa Chăm

 

 

Xem thêm trang liên quan:

VN đặt chữ vạn trên đầu Po Klaong Garai của người Chăm

Chính quyền Ninh Thuận đưa tượng Phật vào nghĩa trang người Chăm

Góp ý với Hội Luận Champa III: Thực trạng dân tộc bản địa ở Việt Nam