Inrasara và Đồng Chuông Tử nói gì với đài Á Châu Tự Do Print
Written by Ja Warpalei (độc giả trong nước)   
Tuesday, 11 August 2015 00:06
ja war palei 10 copy

Ngày 7-8-2015, tôi có đọc bài phỏng vấn của hai nhà thơ Chăm Inrasara và Đồng Chuông Tử về đề tài “Bảo tồn văn hoá Chăm và những thách thức” đăng trên web đài Á Châu Tự Do. Tôi là người Chăm xuất thân từ trường Po Klaong, đã từng sống trong hai chế độ. Dù học hành không đến nơi đến chốn như thiên hạ, nhưng tôi rất tự hào về nguồn gốc lịch sử của Champa và di dản văn hoá do tổ tiên Chăm để lại. Tiếc rằng niềm tự hào này đã biến mất đi trong lòng của tôi hôm hay. Sau 1975, một số người Chăm thường vỗ ngực cho ta đây là người thương yêu dân tộc Chăm, mến chuộng văn chương Chăm, tôn thờ ngôn ngữ chữ viết Chăm do cha ông để lại, hay nói cho cùng những người Chăm này hớ miệng ra thì họ nói rằng: chúng ta phải bảo vệ danh dự và di sản văn hoá của chúng ta. Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác hẳn. Hảy nhìn lại hành động và lập trường của hai nhà thơ Chăm Inrasara và Đồng Chuông Tử, thì người Chăm sẽ hình dung được thế nào là mặt trái của xã hội Chăm hôm nay.

 

  

Về  nhà thơ Inrasara

 

Trong bài phỏng vấn mang tựa đề "Bảo tồn văn hoá Chăm và những thách thức” đăng trong đài Á Châu Tự Do ngày 7-8-2015, Inrasara nói:

 

 “Trong suốt 17 thế kỷ tồn tại, người Chăm đã sở hữu một truyền thống văn hóa biển mà dấu ấn của nó in sâu trong tâm thức của dân tộc này. Cộng đồng người Chăm còn sở hữu các làn điệu dân ca, các điều múa hết sức sinh động…”

 

“Truyền thống văn hóa Chăm đã bị mai một và bị bào mòn đi rất nhiều. Chẳng hạn chỉ nửa thế kỷ trước thôi, hiện tượng ăn xin hay đĩ điến thì trong xã hội Chăm hoàn toàn không có, càng hiếm thấy có đàn ông người Chăm bị mù chữ mẹ đẻ, nhưng hiện nay tỷ lệ mù chữ mẹ đẻ là khá phổ biến. Riêng các tệ nạn xã hội khác nữa thì ai biết sẽ thế nào vào ngày mai!?”

 

Đọc qua câu trả lời của Inrasara, tôi lấy làm đau lòng cho thân phận của người Chăm hôm nay.

 

• Tôi đau lòng,  là vì Inrasara, người Chăm,  nhưng  dùng ngòi bút để chê bai dân tộc Chăm là những loại người mang rợ có 10 khuyết tật vô cùng xấu xa và bỉ ổi. Inrasara là ai, làm nghề gì mà có quyền hành để chê bai dân tộc Chăm như thế. Đây là thái độ vô trách nhiệm mà dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận,

 

• Tôi đau lòng,  là vi Inrasara, người có máu huyết Chăm chứ đâu phải là đứa con lai Mỹ lai Tây đâu, thế mà tại sao lại dùng ngòi bút lên án vua Chế Mân chỉ là kẻ làm nghề chơi gái để bán đứng đấi đai Champa cho người Việt. Đây là thái độ phỉ báng bậc tiền nhân Champa để quảng cáo cho triết lý “hậu hiện đại” của mình mà lịch sử Chăm không bao giờ tha thứ.

 

•Tôi đau lòng, là vi Inrasara dù sao cũng là người Chăm sinh ra ở làng Caklaing (Mỹ Nghiệp) kia mà, thế nhưng tại sao giám đứng ra bôi nhọ và phỉ nhụ phụ nữ Chăm là những người đàn bà quá dâm dục, thích làm sex với ai thì cứ làm, ở bất cứ nơi nào, trên đóng cây hay sau bụi rơm đi nữa. Phụ nữ Chăm cũng có người dâm dục, chứ đâu phải tất cả bà Chăm là người dâm dục, thích làm sex làm tình đâu. Tại sao Inrasara không nêu tên ai là phụ nữ Chăm dâm dục, đưa họ ra mắng quở, chứ không nên vơ đủa cả cộng đồng phụ nữ Chăm. Đây là thái độ vô văn hoá của một nhà thơ mà phụ nữ Chăm phải vùng dậy phản đối. Về dâm dục, có chăng Inrasara thấy bụng ta lại suy bụng người?

 

•Tôi đau lòng, là vi Inrasara, gốc người Chăm biết rỏ phong tục tập quán Chăm kia mà, thế thì tại sao lại gây ra tội loạn luân với người dòng tộc gây ra bao hoang mang cho gia đình của người con gái và để lại đứa con rơi phải mang bao đọa đày và thương xót với người đời. Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền thường đưa người loạn luân ra, cột vào cây cột và phơi nắng cho đến chết kia mà.

 

•Tôi đau lòng, là vi Inrasara, người trí thức biết đọc và viết tiếng Chăm, ra cả 10 cuốn sách về Chăm, nhưng tại sao ông lại hùa theo Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, để cải biến chữ Chăm có paoh gak, ký tự craoh aw không có dar tha. Trời đất thần địa ơi, Akhar Thrah Chăm đã có sẳn qui luật rồi, tại sao lại chạy theo qui luật của tiếng Yuen để chỉnh sửa đi chữ viết Chăm để làm gì? Và gần đây (2014), Inrasara ra tự điển 4650 từ Việt Chăm, nhưng cũng nhằm quảng cáo cho chữ Chăm có paoh gak của BBS. Đối với tôi đây là tội phản bội di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm mà lịch sử Chăm không bo giờ tha thứ

 

• Tôi đau lòng, là vi Inrasara thường truyên dương: “Không ai hát thay chúng ta”. Nghe qua tôi vô cùng thích thú, nhưng khi suy nghĩ lại, tôi thấy Inrasara muốn làm bài ca bịt mắt người Chăm thì đúng hơn. Cho đến hôm nay, tôi chưa thấy Inrasara hát một bài ca gì cho dân tộc Chăm cả, mặc dù Inrasara là nhà thơ độc lập, không ăn tiền của chế độ. Bà thánh mẫu Po Nagar bị người Yuen buộc phải mặc áo Yuen; Po Klaong Giray bị người Yuen đặt lên đầu biểu tượng của Phật giáo, nghĩa trang Chăm Bani ở Phan Rí bị người Yuen chiếm đóng để làm đường xá, v.v. nhưng Inrasara chỉ biết làm ngơ, không lên tiêng, v.v. Ngược lại nghĩa trang Bani của Nguyễn Văn Tỷ có vấn đề, Inrasara hao hức đứng ra bảo vệ, vì ông Tỷ là người trong nhóm của Inrasara, tại sao?

 

Những gì mà tôi vừa nói ra, Inrasara phải suy nghĩ lại. Muốn bảo vệ văn hoá dân tộc, thì Inrasara phải làm gương trước, chứ không nên dùng ngòi bút viết tới viết lui cho có lệ, trong khi đó Inrasara buộc người khác “hát thế cho chúng ta”.

 

Với Đống Chuông Tử

 

Đồng Chuông Tử nói:

 

“Bây giờ ngôn ngữ của người Chăm ngày càng bị mai một đi, nhất là đối với thế hệ trẻ, họ đang nói pha trộn giữa tiếng Chăm và tiếng Kinh rất là nhiều. Theo tôi nên đưa tiếng Chăm và dạy từ cấp I, cấp II và có thể cả ở cấp III, bởi vì một khi để cho ngôn ngữ bị mai một như thế thì sẽ ảnh hưởng đến nền văn hóa.”

 

Đọc đoạn này càng làm cho tôi đau xót xa thêm.

 

• Đau xót, là vì Đồng Chuông Tử, nhà thi sĩ Chăm nhưng viết thơ hoàn toàn bằng tiếng Việt, thế thì tại sao lại đứng ra kêu gọi người Chăm học tiếng Chăm để làm gì? Đồng Chuông Tử phải làm gương trước tiên cho con cháu được nhờ, chứ không nên kêu gọi người khác làm. Đồng Chuông Tử nên bỏ đi nghề viết thơ bằng tiếng Việt mà làm thơ bằng tiếng Chăm, như những bài thơ khác như Ariya Glang Anak, Ariya Chăm-Bani, v.v. Chính đó mới là người làm gương sáng. Có chăng Đồng Chuông Tử không biết viết tiếng Chăm?

 

• Đau xót là vì Đồng Chuông Tử, nói cho có lệ vì không hiểu thế nào là thực trạng của xã hội Chăm hôm nay. Nhà nước cho tiền cho của cả hàng tỷ đồng mỗi năm để trả lương cho hàng trăm giáo viên dạy tiếng Chăm, nhưng 90 phần trăm giáo viên này đọc tiếng Chăm trong sách giáo trình của BBS không rành, tôi chưa nói đọc chữ Chăm trên văn bản, thế thí làm sao mà dạy con em Chăm thành người. Con em người Yuen học hết tiểu học, biết đọc tiếng Việt ro ro, trong khi đó con em Chăm học chữ Chăm hết lớp tiểu học, đọc chữ Chăm trong sách giáo trình của BBS không nỗi, tại sao? Con gái của tôi làm nghề giáo viên dạy chữ Chăm của BBSS, mỗi lần gặp tôi là mắc cở, vì làm thầy giáo dạy chữ Chăm nhưng đọc không rành chữ Chăm trong sách giáo trình. Tôi có 3 người cháu học tiếng Chăm BBSS. Hôm nay không có ai biết đọc tiếng Chăm trong sách giáo trìnhcủa BBS, tại sao. Thế thì BBS dạy chữ Chăm cho ai và để là gì? Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại, lãnh đạo BBS làm sách giáo trình dạy tiếng Chăm, nhưng cũng không biết đọc tiếng Chăm luôn, tại sao? Chính đó là vấn đề phải giải quyết trước tiên chứ đừng bày bản kêu gọi nhà nước cho phép dạy tiếng Chăm ở cấp II hay cấp III, vì đó là chuyện còn quá xa vời.

 

Nói chuyện vớ Inrasara và Đồng Chuông tử không phải là phong cách ganh tị với người Chăm khác như ông Nghiem Chahya trong Facebook khuyên bảo tôi. Mình là người Chăm phải học làm nghề nói sự thật chứ không nên làm nghệ nịnh bợ gia đình và phe nhóm, càng gây thêm bao tang thương cho di sản văn hoá Chăm.

 

Ja Warpalei – Facebook