Không có chữ Phạn trên bia ký Champa Print
Written by Sohaniim (độc giả trong nước)   
Wednesday, 20 April 2016 04:06
so 10
Sohaniim

Một số nhà nghiên cứu cho rằng các bia ký Champa từ thế kỷ 2 (Bia Vỏ Cạnh) khắc trên đển tháp Champa đều là chữ Phạn. Chính vì đó, nhiều trang báo điện tử, cũng như các tạp chí trong nước hôm này đều lập lại rằng chữ viết trên bia đá Champa là chữ Phạn. Đó là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Để minh chứng cho sự nhầm lẫn trên tôi xin trình bày cách nhìn nhận sau.

 

 

A. Nguồn gốc của chữ viết Chăm

 

Trong tiến trình lịch sử, Champa là một quốc gia chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ giáo.  Kể cả chữ viết của vương quốc này cũng có nguồn gốc từ Phạn ngữ (Sanskrit).

 

Theo Pgs. Ts. Po Dharma, một nhà nghiên cứu về Champa tại Viện Viễn Đông Pháp (Paris), người ta chia chữ Chăm thành ba loại:

 

• Chữ Chăm cổ điển

• Chữ Phổ Thông (Akhar thrah)

• Chữ Chăm Cải biên sau 1975

 

Chữ Chăm cổ điển

 

Đây là loại ký tự phát xuất từ chữ cái Phạn ngữ ở Miền nam Ấn Độ. Một khi du nhập vào Champa, nó được sửa nét và thêm 3 ký tự mới (nja, nda, mba) cho phù hợp với ngôn ngữ quốc gia họ.

Theo các nhà sử học, loại chữ viết Chăm cổ điển phát xuất từ bộ chữ Devanagari của miền nam Ấn Độ (xem hình dưới đây).

 

so devanagari
 (Nguồn: Wikipedia)

 

Xét về nét chữ, chữ viết Champa cổ điển hầu như giống với chữ Phạn về mặt hình thể, chẳng hạn như: Số 1 (sa), 2 (dua), 3 (klau), 4 (pak). Nếu không phải nhà nghiên cứu về văn bản cổ thì rất khó phân biệt giữa chữ Chăm cổ và chữ Phạn. Theo tiến trình lịch sử, chữ viết Chăm cổ điển có sự thay đổi nét qua các thời kỳ khác nhau.

 

so bien hoa

 

Akhar thrah Chăm

Là loại chữ có đường nét phát xuất từ chữ Chăm cổ, xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Po Rome (1627-1651). Từ thế kỷ 17 trở về sau, Akhar Thrah được sử dụng trong mọi lĩnh vực ở vương quốc Champa, có hệ thống và quy luật chặt chẽ.

 

Về mặt hình thể, có sự khác biệt rỏ ràng giữa Akhar thrah và chữ Phạn hơn so với Chữ Chăm cổ điển và chữ Phạn.

 

B. Bia ký Champa sử dụng chữ Chăm cổ điển

  

Theo Pgs. Ts. Po Dharma, bia ký Champa được phát hiện hôm nay đều sử dụng chữ viết Chăm cổ để viết tiếng Phạn hay tiếng Chăm. Minh chứng là, bia Vỏ Cạnh viết bằng chữ Chăm cổ chứ không phải chữ Phạn, nhưng nội dung là tiếng Phạn. Chính vì nguyên nhân đó, người Ấn biết tiếng Phạn ở quốc gia mình, không thể đọc được chữ viết trên bia ký Võ Cạnh ở Champa, nhưng khi các nhà nghiên cứu văn bản cổ Champa đọc lên thì họ có thể hiểu nội dung nói gì.

 

so phan ngu

 

Cũng theo Pgs. Ts. Po Dharma, tất cả bia ký Champa từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 15 đều viết bằng chữ Chăm cổ điển, nhưng nôi dung chia làm hai phần:

 

• Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 4, nội dung của bia đá hoàn toàn bằng tiếng Phạn.

• Từ thế kỷ thứ 4 đền thế kỷ 15, bia ký Champa thường xen lẫn tiếng Phạn và tiếng Chăm.

 

Thí dụ nội dung tiếng Chăm trong  bia Đồng Yên Châu:

 

so dong yen chau
so tieng cham

 

 

 

Kết luận

 

Chung quy, chữ viết Chăm bắt nguồn từ chữ Phạn. Cũng vì chữ viết trên bia ký Champa từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 15 có hình thể khá giống với chữ Phạn, chính vì lẽ đó các nhà nghiên cứu về văn bia Champa cổ ở  Việt Nam đã có những nhận định nhầm lẫn.

 

Ở đây tôi muốn minh định rằng, “không có chữ Phạn trên bia ký Champa” để các nhà khoa học có những thuật ngữ chính xác hơn về tên gọi chữ viết trên bia ký Champa hầu  tránh sự nhầm lẫn giữa chữ viết Chăm cổ điển và chữ Phạn.