Lộ Minh Trại đang lường gạt người Chăm về Akhar Thrah Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 08 October 2013 07:24
10

Akhar Thrah là chữ viết Chăm ra đời vào thời Po Rome (1627-1651) có số lượng chính xác là 82 ký tự (nguyên âm, phụ âm, nhị trùng âm, v.v..) nằm trong bản chữ cái, bất di bất dịch, không thay đổi cho đến hôm nay. Năm 1978 đánh dấu ngày ra đời của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC). Để giải quyết một số bất qui tất trong chữ viết Chăm liên quan đến những từ viết như nhau

nhưng đọc khác nhau như gaok “cái nồi” và gaok “gặp”, luk “ngu xuẩn” và luk “lõm”, một số thành viên trong BBSSCC như Lâm Nài, Bạch Thanh Chạy, Nguyễn Văn Đảo, v.v. không chuyên về lịch sử văn tự Chăm, tự tiện chế biến 3 ký hiệu mới để đưa vào bản chữ cái Chăm, đó là:

 

 

• Ký tự « paoh gak »

• Ký tự « traoh aw không có dar tha »

• Ký tự « dar tha dar duahua baluw »

 

Sự ra đời của 3 ký tự chế biến này đã làm đảo lộn hệ thống Akhar Thrah Chăm. Chính đó là lý do mà các nhà khoa học và trí thức Chăm trong và ngoài nước đã yêu cầu nhà nước Việt Nam phải chỉnh lý lại 3 sai lầm này trong sách giáo trình của BBSSCC hầu thống nhất lại Akhar Thrah Chăm truyền thống.

 

Mặc dù Lộ Minh Trại và Nguyễn Văn Tỷ (lãnh đạo BBSSCC) đã ký vào biên bản của Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 công nhận rằng Akhar Thrah Chăm không có 3 ký tự này và hứa sẽ điều chỉnh lại trong sách giáo trình, nhưng cho đến hôm nay BBSSCC, Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại không thực hiện lời hứa mà còn gây ra chiến trường về chữ viết Chăm một cách vô bổ kéo dài gần một thập niên qua.

 

Ngày 4-9-2013, trong bài viết của Đạo Văn Chi đăng trên web Gilaipraung, Lộ Minh Trại cho rằng :

 

"(…) ông không phải là người trực tiếp chỉnh lí chữ Chăm mà là chỉ là người kế thừa các bậc bô lão trí thức Chăm. Cũng theo thầy Trại cho rằng: Akhar Thrah của BBSSCC là chữ Cham trong từ điển Aymonier Cabaton 1906, là di sản của tổ tiên. Từ điển AC đã thống kê tất cả các từ sử dụng trong hầu hết các văn bản chép tay và tư liệu hoàng gia Champa sử dụng trước đó tại Việt Nam, là chuẩn mực cho những ai muốn đọc hiểu văn bản chép tay, và giao tiếp tiếng Cham. Là di sản của tổ tiên.
Cái gọi là “chế biến” không bao giờ có, đó là craoh aw không dar sa, baluw để phân biệt ngắn dài”. Thực ra, chúng đã xuất hiện rất nhiều trong các bản viết tay có nguồn gốc từ cụ Bố Thuận và được lưu lại trong cộng đồng Chăm. Tất cả đều có trong từ điển AC 1906 nghĩa là có trong tư liệu hoàng gia Pangdurangga. Như vậy là akhar thrah Chăm cải biên BBSSCC các cháu đang học chính là akhar thrah Chăm trong từ điển AC 1906, là di sản của tổ tiên để lại »

 

Đọc qua đoạn này, chúng tôi cho rằng đây là thể loại văn chương lường gạt dân tộc Chăm thì đúng hơn, vì tư liệu của Bố Thuận, tự điển Aymonier 1906 và tài liệu hoàng gia Champa không bao giờ bàn bạc, tuyên bố hay khẩn định cho rằng chữ viết Chăm có « paoh gak » hay ký tự « traoh aw » không có « dar tha » như Lộ Minh Trại nêu ra.

 

Trong tài liệu của Bố Thuận hay tự điển Aymonier, giả sử cho rằng có một số chữ như nao « đi », danao « hồ nước » v.v., không có « dar tha » đi nữa, nhưng đây chỉ là những sai lầm chính tả chứ không phải là Bố Thuận hay Aymonier chế biến ký hiệu mới này. Bên cạnh đó, Lộ Minh Trại chưa bao giờ thấy tài liệu hoàng gia Champa lưu trử ở đâu, thế thì tại sao lại giám đưa tên tài liệu hoàng gia ra bàn bạc.

 

Lộ Minh Trại là nhà trí thức Chăm không nên bịa thêm cốt truyện bằng cách đưa tên Bố Thuận, Aymonier hay tài liệu hoàng gia Champa ra làm nhân chứng bể bào chữa cho chữ viết Chăm có « paoh gak » của BBSSCC, nhưng Lộ Minh Trại không nêu ra những bằng chứng cụ thể « trang nào, câu nào, cụm từ nào » để chứng minh cho lời nói của mình.

 

Akhar Thrah Chăm chỉ có 82 ký tự, bất di bất dịch và ổn định từ ngày ra đời. Đây là di sản văn tự của dân tộc Chăm. BBSSCC hay Lộ Minh Trại không có quyền chế tạo thêm 3 ký tự mới để đưa vào bản chữ cái của dân tộc Chăm, chỉ có thế thôi.

 

Những bài liên quan:

Quá trình cải biến ký tự chữ viết Chăm từ thế kỷ thứ IV đến năm 1978

Akhar Thrah và chữ Chăm cải biên BBSSCC

Ts. Po Dharma trả lời cho Nguyễn Văn Tỷ về chữ viết Chăm

Đổng Văn Dinh : Phải thống nhất chữ viết Chăm truyền thống

 

20
Lộ Minh Trại