Nên học chính sách dành cho dân tộc bản địa ở Mã Lai và Đài Loan Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 13 December 2016 05:15
malai 10a

Hội Đồng Bản Địa Việt Nam là một tổ chức tập trung 3 nhóm dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Kampuchia Krom có trụ sở ở Hoa Kỳ, với mục tiêu đấu tranh nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải công nhận chính thức dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Kampuchia Krom là thành phần dân tộc bản địa chứ không phải nhóm người thiểu số từ nước khác đến định cư trên lãnh thổ Việt Nam như người Hoa, Ấn, v.v. Theo dự án, Hội Đồng Bản Địa sẽ có chuyến công du tại Mã Lai và Đài Loan vào năm 2017 để viếng thăm và trao đổi với một số cơ quan đặc trách về vấn đề dân bản địa tại hai quốc gia này. Cuộc viếng thăm này là chính sách ưu tiên nằm trong chương trình vận động các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á để yểm trợ và hổ trợ cho Hội Đồng Bản Địa Việt Nam về quyền bản địa của người Chăm, Tây Nguyên và Kampuchia Krom.

 

Mã Lai và Đài Loan là hai quốc gia ưu tiên mà Hội Đồng Bản Địa Việt Nam cần phải nối kết mối giao lưu thân cận hơn hết, vì đây là hai quốc gia có chính sách rỏ ràng về quyền cơ bản của người dân bản xứ bằng cách ban cho dân tộc này “quyề tự quyết, tự quản và tự trị” trên lãnh thổ đất đai của họ, phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền của Dân Tộc Bản Địa ra đời vào 2007.

 

Mã Lai và chính sách bản địa

 

Mã Lai là quốc gia có khái niệm sớm nhất về quyền của dân tộc bản địa. Năm 1963, Mã Lai chấp nhận ban qui chế “tự quyết, tự quản và tự trị” cho 2 tiểu bang Sarawak và Sabah nằm trên hòn đảo Borneo, nợi tập trung đa số dân tộc bản địa.

 

malai 01 ban do
Bản đồ Liêng Bang Mã Lai

 

Hôm nay, Sarawak là tiểu bang có khoảng 2 triệu 4 trăm ngàn dân số trong khi đó Sabah có vào khoảng 3 triêu 1 trăm ngàn người. Sarawak và Sabah là khu vực nằm trong liêng bang Mã Lai nhưng hưởng qui chế tự trị, có biên giới riêng, quốc hội riêng, nội các chính phủ riêng, ngạoi trừ bộ ngoại giao và bộ quốc phòng, thuộc về quyền của trung ương liêng bang.

 

Mã Lai có diện tích 329 750 cây số vuông, tổng cộng hơn 30 triệu dân. Riêng lãnh thổ của Sabah và Sarawak có diện tích lớn bằng đất đai ở lục đia, tức là hơn 200 ngàn cây sô vuông, nhưng chỉ có 5 triện 540 ngàn người dân. Sabah và Sarawak là hai tiểu bang tự trị. Kể từ đó, đất đai của Sabah và Sarawak là sở hửu của dân bản địa. Chính quyền Sabah và Sarawak có trách nhiệm kiểm soát chặt chẻ biên giới của mình, ngân cấm những người có quốc tịch Mã Lai từ nơi khác sang định cư trong biên giời này. Chính vì nguyên nhân đó, những người dân Mã Lai ở lục địa, mặc dù có quốc tịch Mã Lai, khi đến tiểu bang Sarawak và Sabah phải mang theo hộ chiếu hay chứng minh nhân dân để làm giấy nhập cảnh. Họ có quyền lưu lại tại hai tiểu bang này trong thời gian ngắn hạn, nhưng không có quyền định cư hay tìm việc làm ở hai tiểu bang này. Đây là chính sách nhằm ngăn chận sự di dân có thể làm thay đổi môi trường an sinh xã hội của người dân bản địa ở hai tiểu bang này.

 

malai 02 co sarawak
malai 03 dan sarawak

 

Sarawak và Sabah là nơi tập trung rất nhiều thành phần dân tộc bản địa. Mỗi dân tộc có nền văn hoá, ngôn ngữ và hệ thống tổ chức gia đình và xã hội riêng. Tại Sarawak, dân tộc Iban và Bidayuh được xem như là thành phần tiêu biểu nhất về mặt văn hoá mà ai cũng biết đến, trong khi đó ở Sabah có dân tộc Kadazan-Dusun và Bajau

Mỗi thành phần dân tộc bản địa có quyền thành lập đảng phái chính trị riêng dựa vào nguồn gốc văn hoá và ngôn ngữ của mình. Một số nhóm người bản địa thường kết hợp lại với nhau để hình thành các đảng phái chính trị như đảng Parti Pesaka Bumiputra Bersatu (P.P.B.B), United Sabah National Organization (U.S.N.O), Sarawak United People's Party (S.U.P.P); Parti Bansa Dayak Sarawak (P.B.D.S) và Sarawak National Party (S.N.P), v.v. Những đảng phái chính trị này trở thành tổ chức đại diện cho dân và tham gia trực tiếp vào chính quyền địa phương.  

 

malai 04 co sabah
malai 05 dan sabah

 

Đài loan và chính sách bản địa

 

Đài Loan là quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng chế độ Bắc Kinh tìm mọi cách để ngăn chặn nền độc lập của hòn đảo này. Chính vì nguyên nhân đó, Liên Hiệp Quốc không giám công nhận Đài Loàn là một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.

 

Đài Loan là quốc gia đa chủng tộc, có vào khoảng 23 triêu dân, trong đó có 14 nhóm dân tộc bản địa, tổng cộng khoảng 500 ngàn người nói nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng thuộc gia đình ngôn ngữ Mã Lai Đa Đảo như tiếng Chăm, Raglai, Churu...

 

malai 07 dan ban dia 1

 

Hoà Lan là quốc gia có mặt rất sớm trên đảo Đài Loan vào năm 1624. Năm 1650, các thương thuyền Hoà Lan cho biết có khoảng 60 ngàn người dân bản địa trên đảo này trong khi đó người Hoa chỉ có khoảng 120 ngàn người. Năm 1661, nhà Minh bắt đầu đưa dân vào Đai Loan để chống lại sự hiện diên của Hoà Lan. Năm 1785, người Hoa bắt đầu áp dụng chính sách đồng hoá người bản địa bằng cách buộc họ phải mặc đồng phục Hoa và lấy tên họ theo người Hoa. Năm 1860, người ta ước tính có khoang 3 triệu người Hoa trên hòn đảo này. Sự tăng trưởng dân số Hoa quá nhanh đã làm đảo lộn không gia xã hội của người bản địa và đưa đẩy họ vào những cuộc vùng dậy chống lại chính sách đối đãi quá tồi tệ của người Hoa đa số.

Năm 1894 đảo Đài Loan rơi vào tay của Nhật Bản, một quốc gia không bao giờ chấp nhận người dân bản địa trên lãnh thổ của mình, luôn luôn xem người bản xứ ở Đài Loan là nhóm người man rợ và bạo động, cần phải thanh trừng và đồng hoá với bất cứ giá nào.

Ngày 2-9-1945, Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng và đệ nhị thế chiến chấm dứt. Ngày 25-10-1945, quân đội Koumintang đặt dưới sự chỉ huy của tướng Tchang Kai-chek bắt đầu làm chủ trên đảo Đài Loan. Năm 1947, chính quyền Tchang Kai-chek có buổi gặp mặt chính thức với người dân bản địa tại hòn đảo này. Bị thất bại trước sức mạnh hùng hậu của lực lượng Mao Trạch Đông, tướng Tchang Kai-chek ra lệnh rút quân về ẩn náu ở Đài Loan vào tháng 12 năm 1949 và thành lập tại đây một quốc gia có chủ quyền mang tên là Cộng Hoà Trung Quốc, mặc dù Liên Hiệp Quốc không công nhận.

Từ ngày hình thành quốc gia Đài Loan có chủ quyền vào năm 1949, vấn đề dân tộc bản địa không phải là chủ đề quan trong đối với chính quyền của Tchang Kai-chek, một nội các cai trị dân với chính sách độc tài và độc đảng, mọi quyền hành đều nằm trong tay quân đội. Phải chờ chính sách mở cửa kể từ năm 1980 và sự ra đời của một đảng đối lập mang tên là Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (DPP), vấn đề dân tộc bản địa trở thành đề tài quan trọng mà chính quyền bắt đầu chú ý đến.

malai 08 dan ban dia 2

Năm 1983, nhóm sinh viên của dân bản địa cương quyết xuất bản tờ báo Gaoshan Qing, mặc dù chính quyền không cho phép, để bảo vệ quyền lợi cho dân bản xứ tại hòn đảo này. Năm 1994, nhóm người bản địa theo đạo Thiên Chúa, dưới sự bảo trợ của nhà Thờ, hình thành tổ chức mang tên là Liên Minh Các Dân Tộc Bản Đia Đài Loan (ATA), đứng ra đấu tranh đòi quyền của dân tộc bản địa trên hòn đảo này nhất là quyền sở hữu trên đất đai của họ. Trước cuộc vùng dậy đấu tranh này, chính quyền Đài Loan chấp nhận hình thành vào năm 1994 một Uỷ Ban Dân Tộc Bản Địa có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp liên quan đến người dân bản địa.

Ngày 16-1-2016, bà Tsai Ing Wen đắc cử Tỗng Thống Đài Loan và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20-5-2016. Ba tháng sau, tức là ngày 1-8-2016, hàng loạt báo chí và truyền hình ở Âu Châu đã loan tin rầm rộ về bà Tsai Ing Wen, Tổng Thống Đài Loan, một vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, đã đứng ra trình bày lời xin lỗi chính thức đối với dân tộc bản địa của Đài Loan về những thống khổ cua họ đã diễn ra trong nhiều thế kỷ tại hòn đảo này.

malai 06 tong thong

Trong bài diễn văn đọc trước hội đồng bản địa, Tổng Thống Tsai Ing Wen hứa rằng Bà sẽ đứng ra điều hành một uỷ ban để điều tra những bất công trong quá khứ mà dân tộc bản địa đã gánh chịu. Đây là phần của nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm mang lại cho cộng đồng bản địa những quyền cơ bản của con người.

Kết luận

Đấu tranh đòi quyền dân tộc bản địa là công trình đòi hỏi nhiều nghị lực, sức lực và thời gian. Và đấu tranh đòi quyền dân tộc Chăm bản địa càng đòi hỏi nhiều thử thách hơn, nhất là ý chí cương quyết của toàn thể cộng đồng Chăm, từ giai cấp bô lão, nhân sĩ, trí thức cho đến lực lượng thanh niên Chăm trong và ngoài nước. Đây không phải là cuộc đấu tranh phi pháp nhằm chống phá nhà nước Việt Nam mà là cuộc vận đông hoàn hợp hợp pháp phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc ra đời vào năm 2007 mà Việt Nam là quốc gia thành viên đã ký vào hiến chương này.

 

Gần mấy năm qua, Hội Đồng Bản Địa Việt Nam chỉ chọn diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York và Geneva để làm bàn đạp cho cuộc vận động đấu tranh bảo vệ quyền bản địa của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Kampuchia Krom. Kể từ năm 2017 cuộc đấu tranh của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới bằng cách tìm mọi cách để chinh phục các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, nhất là quốc gia nằm trong tổ chức Asean gây áp lực với nhà nước Việt Nam phải tôn trọng chữ ký của mình trên Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền của Dân Tộc Bản Địa. Kể từ đó, vận động các quốc gia Asean ủng hộ cho mục tiêu đấu tranh của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam trở thành chiến lược hang đầu đáng được thực hiện.