Sự xảo ngôn của bút chiến Hà Nội chống Ts. Po Dharma Print
Written by Ciim Ngik (độc giả trong nước)   
Thursday, 23 February 2017 07:16
ciim ngik 10

Quan sát xã hội Chăm qua làn sóng công nghệ thông tin, mỗi khi dân tộc Chăm sắp tổ chức một sự kiện ở hải ngoại thì nhóm bút chiến Hà Nội liền tung ra những chiêu bài tẩy chay. Không chỉ riêng dân tộc Chăm nhóm mạt bút này còn đấu tố những thành viên trong phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, nhằm hạ bệ danh dự của những nhà đấu tranh dân tộc hòng khuấy động những mâu thuẫn, chia rẽ gây mất niềm tin lẫn nhau.

 

 

Po Dharma là nhân vật tâm điểm khiến những tay bút chiến Hà Nội và những kẻ vịn bám chính quyền cộng sản dùng mọi cách để tẩy chay ông.

 

Po Dharma là ai?

 

Po Dharma tên thật là Quảng Văn Đủ, sinh ra tại palei Baoh Dana (Chất Thường) - Ninh Thuân. Người đã rời khỏi Việt Nam vào năm 1968 để tham gia phong trào FULRO đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc Chăm. Sau khi bị thương trên chiến trường vào năm 1970, ông được tổ chức Fulro gửi đi du học tại Pháp kể từ năm 1972.

 

Po Dharma là người có tính cương trực, tinh thần đấu tranh vững chắc và bền bỉ. Khi phong trào FULRO tan rã vào năm 1975, ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân tộc, vì không chấp nhận để tinh thần Champa chết đi một cách lãng phí. Với những kiến thức và tinh thần trách nhiệm cao đối với dân tộc, ông đã dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu để đưa hình ảnh Champa ra thế giới, đánh thức giấc ngủ của thế hệ trẻ Chăm qua những trang sử.

 

Nhiều lần chính quyền Hà Nội đưa ra những thỏa thuận vô lý với ông rằng, “ông không nên viết lịch sử Champa để khơi gợi thù hằn…”. Theo ông, viết lịch sử không phải để gây ra sự hận thù. Nếu viết lịch sự, học sử để gây ra hận thù thì chính quyền Việt Nam dạy lịch sử trong trường lớp để làm gì? Phải chăng chính quyền Việt Nam đang dạy sự hận thù?

 

Là một nhà khoa học, lương tâm không cho phép những phủ dụ bất chính khi viết ra sự thật lịch sử. Bởi tinh thần không tham danh vọng, không dễ thỏa thuận để làm hài lòng chế độ cộng sản nên ông luôn là tâm điểm để cộng sản trù dập, tẩy chay.

 

Sự xảo ngôn của bút chiến Hà Nội

 

Theo tin từ Champaka.info, ngày 13 tháng 2 năm 2017 nhóm bút chiến gửi mail cho ba con Chăm có 4 luận điểm sau:

  1. 1.Dự án thành lập văn phòng quốc tế Champa
  2. 2.Dự án ngôn ngữ chữ viết Chăm 2006
  3. 3.Dự án Đại hội Champa 2007
  4. 4.Hành trình đấu tranh dân tộc bản địa

Chung quy bốn luận điểm trên, đều nhằm hạ bệ nhân vật tâm điểm Po Dharam. Theo nhóm bút chiến Hà Nội, Po Dharma là người đã tạo ra “sự hỗn loạn và mắt đoàn kết xã hội Chăm, gây phiền hà làm phức tạp tiêu cực/ xáo trộn cộng đồng Chăm trong nước”. Đây là luận điệu cũ rích mà những tay bút chiến cộng sản luôn nhai đi nhai lại, không có gì mới mẻ. Nó có thể lừa phỉnh những người đọc thiếu tư duy phân tích và những kẻ tham tham danh vọng, đem lợi ích dân tộc đi bán để vinh thân.

 

ciim ngik 20-1

 

1). Dự án thành lập IOC (Văn phòng quốc tế Champa)

 

Cũng giống như Việt Nam trước những năm 1930, khi đảng cộng sản chưa thành lập các nhà yêu nước, đấu tranh cho vận mệnh dân tộc, họ thành lập những hội đoàn, đảng phái hợp pháp và bất hợp pháp là điều tất yếu. Mỗi đảng phái đều có quan điểm đường lối đấu tranh riêng. Bất kỳ đảng phái nào đều có những mâu thuẫn nhất định trong nội bộ. Nó kết hợp nhiều yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến sự phân rã của các đảng phái.

 

Riêng đối với trường hợp Chăm ở hải ngoại, sau năm 1975 cộng đồng Chăm từ bỏ quê hương chia thành ba nhóm:

-       Nhóm thứ nhất là nhóm tỵ nạn cộng sản (Vượt biên trước và sau 1975)

-       Nhóm thứ 2 là nhóm theo chế độ bảo lãnh (Diện ODP, HO và đoàn tụ gia đình)

-       Nhóm thứ 3 theo diện du học và kết hôn.

 

Như vậy xã hội Chăm ở hải ngoại hiện giờ không đơn thuần là nhóm đấu tranh cho dân tộc và chống chế độ cộng sản nữa. Xã hội Chăm tại hải ngoại hôm nay có nhiều thành phần và thế hệ. Sống ở các quốc gia tự do họ có quyền thành lập hội đoàn riêng của mình, luồng phân ly tư tưởng cũng là hiện tượng tất yếu.

 

Bút chiến Hà Nội cho rằng “ Nếu PoDhram là người sáng suốt , biết làm chính trị , sẽ lĩnh hội ý kiến đóng góp để cho IOC tồn tại dù nó có trái quan điểm của ông chẳng nữa  nhưng PoDharma đã bỏ lở cơ hội hiếm hoi này gạt tấc cả ý kiến từ các bậc trí thức cao niên Chăm , đương phương duy trì mục tiêu  tên gọi IOC tức là tổ chức nhân danh toàn bộ người Chăm thế giới , trong khi đó đa số người Chăm đã rút khỏi IOC . Đến nay IOC chỉ tồn tại một cái  bóng không hình , chỉ còn lại vài người Chăm Islam là thành viên .Đây là  thất bại bước đầu cho dư án chính trị của PoDharma , điều đó cũng nhắc nhở ông nhắc nhở rằng ; Làm chánh trị phải biết người biết ta , không nên tư cao , tự đại , đặc lợi ít cộng đồng trên lợi ít ý đồ cá nhân.”

 

Với ý nghĩa cho rằng IOC chỉ tồn tại với bóng hình. Nguyên nhân chính từ một phía là do Po Dharma. Đó là sự nhìn nhận phiến diện. Vì rằng Po Dharma không phải là nhân vật lãnh đạo của IOC (chủ tịch IOC là Từ Công Thu) và cũng không phải là thành viên nằm trong ban chấp hành của IOC. Ông chỉ là người cố vấn cho IOC về mặt khoa học và nghiên cứu, chỉ có thế thôi.

 

Nếu như trước kia dân tộc Chăm chỉ có IOC, một khi IOC tan rã thì chỉ duy nhất một tổ chức khác được thành lập hoặc không có tổ chức cộng đồng Chăm nào hình thành đó mới là điều đáng nói. Nay dân tộc Chăm tại hải ngoại có rất nhiều tổ chức cộng đồng như:

• IOC-Champa

• Hội Đồng Phát Triển Champa

• Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa

• Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa

 

Câu hỏi ở đây là, liệu bốn hội đoàn này có phải một tay Po Dharma chỉ đạo không? Sao họ không thể thống nhất thành hội đoàn duy nhất như Việt Nam đã từng có duy nhất một đảng cộng sản?

 

2). Dự án chữ viết Chăm 2007

 

Bút chiến Hà Nội cho rằng, đó chỉ là tham vọng của Po Dharma. Vậy tham vọng của Po Dharma ở đây là gì?

 

Đúng. Po Dharma có tham vọng là, sau khi tìm hiểu nghiên cứu ngôn ngữ chữ viết Chăm, thấy những điều bất cập cần phải chỉnh sửa. Đó là một tham vọng chính đáng và có tâm huyết đối với di sản dân tộc của một người làm khoa học. Nhưng tiếc rằng, chính quyền cộng sản với đặc tính nghi ngờ luôn luôn cho rằng đây là âm mưu, vì họ bị ám ảnh bởi đường lối mị dân.

 

Sau khi hội thảo ngôn ngữ Chăm 2007 kết thúc, làn sóng bút chiến Akhar thrah cuộn giăng. Chính quyền Hà Nội phỏng đít đi dò tìm, thăm hỏi ý kiến trong cộng đồng Chăm. Ý đồ cộng sản thăm dò không nằm trong nguyên nhân của sự tổn hại chữ viết Chăm, mà thăm dò để biết bao nhiêu người quan tâm đến cộng đồng Chăm sau đó tìm mọi cách để khống chế, mua chuộc.

 

Một khi những kẻ phủi chữ ký của mình tại đại hội 2007 bị chính quyền cộng sản dùng chiêu bài mị dân và hứa hẹn để gây chia rẽ trong cộng đồng Chăm. Từ đó những tên an ninh ráo riết đi vào làng Chăm vào mỗi dịp Kate, Ramawan, Tết,.. lê lết nhậu với thành phần trí thức Chăm, hay đến nhà các vị chức sắc Chăm tìm mọi cách lôi kéo nhằm chống lại Champaka, nhấy là chống Po Dharma và Karim.

 

Tại sao chính quyền cộng sản luôn quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ Chăm?

 

Thật ra ngôn ngữ Chăm còn hay mất chính quyền cộng sản chẳng bao giờ quan tâm. Bằng chứng chính quyền cộng sản hình thành giáo dục tiếng Chăm ở bậc tiểu học chỉ là mô hình che mắt thế giới rằng, họ đã quan tâm bảo tồn gìn giữ di sản dân tộc thiểu số.

 

Ngư ông đắc lợi, chiến trường Akhar Thrah do chính cộng sản hình thành và sắp đặc theo chủ đích của chúng. Thấu rõ tâm lý của Chàm “Dak lihik kubaw yau dak maluw mbaok” cộng sản nắm được Ban biên soạn để làm bia phản kháng cho âm mưu phá bỏ di sản Chăm. Dùng người Chàm đấu tố người Chàm. Cuối cùng BBSCC bị xếp một xó.

 

Ngoài ra, qua vụ Akhar Thrah cộng sản mới có cớ bàn tán trên bàn nhậu, để khai thác thông tin. Liệu thế kỷ 21 này có ai quan tâm đến vận mệnh Chăm hay không sau đó tìm mọi âm mưu để ru ngủ Chăm.

 

ciim ngik 20-2

 

3). Hành trình đấu tranh dân tộc bản địa

 

Điểm thứ tư này mới là nguyên nhân chính yếu mà cộng sản Việt Nam đang quan tâm. Đó là một vấn đề nổi cộm mà chính quyền cộng sản muốn xóa mờ. Bao giờ họ cũng đặt câu hỏi giả định “Nếu chính quyền cộng sản cho dân tộc Chàm quyền tự trị, thì Chàm sẽ làm gì? Đây là một câu hỏi thăm dò mà những tay bút chiến cộng sản thường đặt ra.

 

Từ vấn đề đấu tranh đòi quyền bản địa đến quyền tự trị là một con đường giang nan. Nó nói lên sự đấu tranh với sức mạnh phi thường và tính đoàn kết vững chắc để có, chứ không phải qua việc cho hay nhận.

 

Trong thi phẩm nổi tiếng ông Gleng Anak đã đúc kết “Kiem basei khin ka raong, tacuec tabiak jieng darah/ăn gém sắt cho kỳ nát, nhã ra thành máu”, ở đây có ý nghĩa rằng, một khi dân tộc Champa muốn lấy lại những gì đã mất trong lịch sử thì vô cùng khó khăn, phải có một ý chí và nghị lực phi thường mới làm được điều đó.

 

Một người đã từng tham gia chiến trường, bao nhiêu năm đấu tranh chính trị cho dân tộc Chăm, với câu hỏi “cho và nhận” của chính quyền cộng sản là mơ hồ. Tay bút chiến Hà Nội nên hiểu giữa “cho/nhận” và “đấu tranh/ để có” nó là hai khái niệm khác nhau. Hàm ý của câu trả lời của Po Dharma đến nay cả những tên bút chiến cộng sản cũng như một số người Chăm hôm nay chưa thấu hiểu. Po Dharma đang cười giễu bởi câu hỏi ngu ngốc của cộng sản, điều đó thấy rằng Po Dharma đã khá am hiểu cộng sản và hiểu hơn về hoàn cảnh xã hội Chăm hôm nay.

 

Quyền tự trị là một quyền thiêng liêng vốn có của một dân tộc mất nước trong lịch sử. Đến một thời điểm nào đó không ai có thể chối cải được.

 

Tay bút chiến viết rằng “Tôi đã có cuộc thăm dò hầu hết các tầng lớp tri thức cao niên Chăm về nhu cầu tiếp thu về quyền dân tộc bản địa cụ thể như sau :

 1 .Tầng lớp các vị chức sắc tôn giáo Chăm : Đa số họ không có nhu cầu và không biết gì quyền dân tộc bản địa

 2.Tầng lớp trí thức cán bộ công chức : 90% họ không có nhu cầu về quy chế dân tộc bản địa

 3.Tầng  lớp thanh niên , sinh viên : 20% họ muốn có quy chế dân tộc bản địa

 4.Tầng lớp nông dân : Họ không có nhu cầu quy chế dân tộc bản địa.

 

Đây là một thăm dò lừa bịp mị dân, cho hỏi ý kiến thăm dò này được thực hiện vào năm nào, ở đâu? Phải chăng cộng sản mua chuộc các vị chức săc Chăm tham danh vọng bằng cách dẫn họ đến Hà Nội thỉnh kinh rồi về bịa đặt.

 

Cộng sản hôm nay luôn che giấu xóa mờ quy chế bản địa, dù ông có thăm dò suốt đời Chăm cũng chẳng bao giờ trả lời thật lòng, vì họ vẫn nghi ngờ âm mưu của cộng sản.

 

Tóm lại

 

Xã hội Chăm hôm nay như thế nào người Chăm đều thấu, nhưng vì sống dưới chế độ công sản khắc nghiệt này họ cố nuốt sự tủi hận.

 

Phân tích bài viết của tay bút chiến Hà Nội ta thấy rằng, họ không chỉ nhằm hạ bệ Po Dharma mà còn đánh một đòn tâm lý uy hiếp tinh thần dân tộc Chăm ở ngoại nói riêng và Chăm nói chung. Ngoài ra họ còn cho rằng Chăm thế kỷ 21 này chỉ toàn là kẻ ngu dốt vẫn còn tin cộng sản.