Hà Nội dùng bóng hình Chế Linh để chống phá đại hội Champa 2017 Print
Written by BBT Champaka.info   
Wednesday, 01 March 2017 14:50
but chien hn 10
Chế Linh

Ngày 1-3-2017, đội ngũ bút chiến Hà Nội có tên là Thông Anh Dũng tung ra một bức thư nặc danh có nội dung nhầm tẩy chay Ts. Po Dharma, một thành viên Fulro hiện đang sống lưu vong ở hải ngoại gần 49 năm qua và nhất là tìm cách chống phá đại hội 2017 nhằm kỷ niệm 185 năm Champa mất nước. Thông Anh Dũng tự xưng là người Chăm tốt nghiệp từ trường quốc gia hành chánh dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Đây là phong cách lý luận láo khoét của tập đoàn công an cộng sản, vì không có người Chăm nào xuất thân từ trường quốc gia hành chánh có tên là Thông Anh Dũng. Chính vì nguyên nhân đó, chúng tôi xin đăng nguyên văn bài viết của Thông Anh Dũng để độc giả đánh giá thế nào là chiến lược của công an cộng sản tìm cách tẩy chay Ts. Po Dharma, ngân chận ngày ra đời Đại Hội Champa 2017 và tìm mọi cách để tiêu diệt mọi sinh hoạt của dân tộc Chăm ở hải ngoại nhằm bảo vệ danh dự, quyền lợi và di sản văn hoá của họ.

 

“ĐẠI HỘI CHAMPA 2017 - BÌNH MỚI, RƯỢU CŨ”

 

 

Xin chào bà con mình!

 

Như chúng ta đã biết, cộng đồng Chăm là một tập thể luôn luôn thật thà chất phát với dân số khoảng 1 triệu người trên toàn thế giới, không quen sinh hoạt theo mô hình Hội đoàn thiện nguyện như các dân tộc Tây phương. Mặc dù tuy ít, nhưng lại tổ chức được một Đại hội mang tầm vóc quốc tế để bàn về sinh hoạt và cuộc sống của đồng bào Chăm trong và ngoài nước là một điều rất đáng khích lệ. Ai cũng mong muốn một Đại hội sẽ đem lại những ích lợi thiết thực cho dân tộc Chăm, với dự án Đại hội Champa 2017 do Po Dharma đề xuất, mà Champaka.info làm bích trương quảng cáo cho cộng đồng Chăm vừa qua.

 

Dùng bóng hình Chế Linh để bôi bát đại hội Champa 2007

 

Là một người Chăm xuất thân từ Trường Quốc gia Hành chánh, đã từng trải nghiệm cả hai chế độ VNCH và CSVN, hiện nay tôi luôn trăn trở cũng theo dõi Đại hội này với nhiều điều lo âu là liệu Đại hội có hàn gắn được sự chia rẽ bấy lâu nay đang tiềm tàng trong xã hội Chăm hay không, hay lại khóet sâu thêm sự chia rẽ ấy làm cho xã hội Chăm càng thêm bệ rạc và sầu thảm! Đó là lí do mà chúng ta cần phải biết và nhìn nhận một cách khách quan về Đại hội 2017 do Po Dharma làm chủ dự án. Thực tế cho ta thấy qua kì Đại hội Champa 2007, người Chăm ta được hưởng lợi những gì? Trong chuyến công diễn tại Việt nam vừa qua, Chế Linh có tiết lộ với bà con Chăm về dư án Đại hội Champa 2007: Đúng ra là ông không muốn nhắc đến danh từ “Đại hội Champa 2007” vì nó đã để lại cho người đồng tộc một hậu quả quá bi đát. Đại Hội 2007, là do ông và Po Dharma đã hoạch định trước đó gần hai năm và nhất định phải tổ chức cho bằng được Đại Hội. Ông cũng cho rằng: lý do vì sao Ông đã nhận lãnh chức Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội 2007, rồi lại từ chức... điều này chắc chắn Po Dharma là người hiểu rõ nhất về nội tình. Ông đã gọi điện thoại cho Po Dharma ở tận Mã Lai cho biết, là ông rất buồn và vô cùng bất mãn bởi một số ý kiến của Dharma và IOC không đúng theo tinh thần Đại Hội mà hầu hết anh em đã giao phó cho ông. Hơn nữa ông xét thấy không thể nào làm việc chung được với cách làm trồng tréo như này, vì thế Ông phải rút lui để trả lại cho IOC và Po Dharma tự quyết định cho thân phận Đại hội. Từ sự rút lui này của ông rồi đến lượt ông Lưu Quang Sang khiến cho Po Dharma bực nhọc sanh ra nghi ngờ chính ông Sang là người dựt dây. Cách suy nghĩ nông nỗi và lòng đa nghi của Po Dharma đã làm tan nát tình cảm trong nội bộ anh em và sự yên vui của cộng đồng Chăm trong và ngoài nước. Cũng theo vị Ca sĩ này cho biết thêm: Ông và Po Dharma là hai người bạn thâm giao rất thân tình chí cốt với nhau. Theo ông nghĩ, không có một người nào tranh dành vị trí của Dharma được và cũng không ai phủ nhận cái giá trị của Po Dharma trong xã hội Chăm, ngược lại họ còn lấy làm hãnh diện với người Ts Chăm đầu tiên và cũng không ai có thể làm lu mờ cái học vị này của Dharma mà chính Po Dharma đã tự đánh mất nó thật oan uổng! Đó là cái dấu chấm hết …… báo hiệu cho Dharma biết rằng, sự nghiệp chính trị viễn vong của vị Tiến sĩ này kết thúc tại đây!

 

but chien hn 20-2

 

 

Tôn vinh ca sĩ Chế Linh có lập trường chống lại đại hội Champa 2017

 

Nhận tiện đây, nhiều người Chăm hỏi ý kiến Chế Linh về dự án Đại hội Champa 2017 và kỉ niệm 185 ngày Vương quốc Champa xóa khỏi bản đồ thế giới (1832 -2017) tại Cambodia, ông bộc bạch cho rằng: Ông chỉ biết lắc đầu và nói là không đặt niềm kì vọng gì từ Đại hội 2017. Nếu Đại hội 2017 do Po Dharma chỉ đạo, sẽ là một vết xe lịch sử diễn tuồng giống như Đai hội 2007, có khi hậu quả của nó gây ra thảm họa cho dân tộc Chăm gấp bội lần, không ai tiên đoán được. Cuối cùng, ông cũng có lời khuyên cho dân tộc Chăm: Đại hội Champa 2017 diễn ra tại Cambodia là một hoạt động trá hình, làm bình phong cho Dharma ra mắt các dự án mà ông đã cam kết với (EFEO) thu lợi hàng ngàn USA từ chánh phủ Pháp và khuyên bà con Chăm là đừng nghe những gì Dharma nói, mà hãy nhìn và theo dõi kĩ những việc gì mà Dharma làm. Lời nói và việc làm của Dharma luôn luôn là một tỉ lệ nghịch. Đó là ý kiến và lời khuyên rất chân tình của Chế Linh .

 

but chien hn 20-1

 

 

Chiến lược tẩy chay Ts. Po Dharma

 

Điều đó cũng đã minh chứng là, qua Đại hội 2007 Po Dharma đã cho phổ biến rộng rãi Quyết Nghị Đại hội trên các phương tiện truyền thông, đặc biệc trang web Champaka.info và gởi đến các cơ quan LHQ, Chánh phủ các nước sở tại có cộng đồng Chăm sinh sống, hầu nhằm mục đích để họ quan tâm và có chính sách nhất quán đối với người Chăm. Tuy nhiên, tấc cả đều bị bác bỏ, vì đã phát hiện Quyết Nghị Đại hội Champa 2007 không thực tế, không đúng nguyện vọng chung của cộng đồng Chăm đang hiện hữu ở quốc gia của họ và Quyết nghị đã bộc lộ nhiều điểm mang tính chất dân tộc cực đoan. Đối người Chăm xem Đại hội 2007 là một thảm trạng đau buồn, nhưng Po Dharma thì ngượt lại, ông xem đây là một thành công rực rở của bản thân ông. Vì ông đã đạt được ước nguyện là biến Đại hội Champa 2007 thành một Hội thảo quốc tế. Cũng nhân cơ hội, ông đã mời các nhà khoa học thế giới tham dự Đại hội, nhằm mục đích ra mắt công trình khoa học của ông như: Tập san Champaka, CD Chế Linh, Lịch sử fulro,... Đây là bước đi ngoạn mục mà Po Dharma đã qua mắt tất cả, không có người Chăm nào phát hiện ý đồ nham hiểm này, khi người Chăm phát hiện ý đồ của Po Dharma thì sư việc đã rồi. Năm 2016 đánh dấu gần 10 năm kỉ niệm Đại hội 2007, cũng vì không đủ tự tin để thuyết phục cộng đồng Chăm yểm trợ Đại hội 2017. Nên tháng 3/2016 vừa qua Po Dharma có chuyến viếng thăm Cambodia để cho gặp cho bằng được cựu dân biểu Chăm Amad Yahya, hầu để bàn cách thức tổ chức Đại hội Champa 2017 và kỉ niệm 185 Vương quốc Champa xóa khỏi bản đồ thế giới (1832-2017). AMad Yayah là người Chăm Islam, là bạn của PoDharma, từng tham gia phong trào Fulro tại Cambodia, đã từng sống lưu vong tại Hoa Kỳ sau 1975. Năm 1981, Ahmad Yayah tham gia Đảng FUNCINPEC giải phóng Cambodia ra khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Sau ngày giải phóng, Ahmad Yayah là dân biểu nằm trong quốc hội Cambodia và kiêm chức Thứ trưởng Bộ Lao Động vào những năm 1998-2006. Sau ngày sụp đổ của tổ chức FUNCINPEC, Amad Yayah gia nhập Đảng Nhân Dân Cambodia (PPC). Nhiệm kì 2013-2018 Amad Yayah có ra tranh cử dân biểu Quốc hội nhưng không trúng cử dân biểu và hiện đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xã Hội, Cựu Chiến Binh và Thanh Niên Cambodia. Qua tiểu sử sơ lược của Amad Yayah, cho ta thấy ông chỉ là con người cơ hội, tham vong vọng chính trị cực đoan. Nên Po Dharma đã đi đúng tim đen AMad Yayah và ông ta cũng không quên ca tụng vị cựu dân biểu này một cách quá mức trên phương tiện truyền thông Champaka. Theo Champaka.info, sau khi thảo luận giữa ông Po Dharma và Amad Yayah, Amad Yayah đã chấp nhận trên nguyên tắc là sẽ hợp tác với Po Dharma để tổ chức Đại hội Champa 2017 tại Cambodia, nơi có cộng đồng Chăm đông dân nhất thế thế giới.

 

but chien hn 20-3

 

Theo Tiến sĩ Thành Thanh Dãi, Chủ tịch Bangsa Champa Quốc tế cho biết: Ông có thời gian thâm niên công tác tại Cambodia, nên đã nắm và hiểu rất nhiều các chính khách Chăm nằm trong chánh phủ Hoàng gia Cambodia. Cũng theo TS Dãi, sai lầm vĩ đại của Po Dharma là chọn AMad Yayah để hợp tác, bởi vì ông Amad Yayah đã có thời gian dài mất uy tín chính từ cộng đồng Chăm Islam Cambodia, cũng vì tham vọng chính trị, tham nhũng, chạy chức chạy quyền, tư lợi cá nhân. Ông đã không trúng cử dân biểu nhiệm kì trong Quốc hội Hoàng gia Cambodia nhiệm kì 2013-2018 cũng minh chứng cho điều này.

 

Thế thì cơ hội cho Po Dharma kì vọng cho Đại hội 2017 cũng đã bế tắc. Cũng vì bản chất con người Po Dharma, là không chịu thua ai, đã lỡ tuyên bố là làm cho bằng được. Nên ông dùng hạ sách thuyết phục cựu dân biểu Lưu Quang Sang nên đến dự buổi họp mặt ngày 4.9.2016 để bàn về hành trình đấu tranh cho dân tộc bản địa VN. Nhân cơ hội, nếu người Chăm dự buổi họp mặt đông đủ, sẽ tiến tới họp bàn ngày tổ chức Đại hội Champa 2017. Nhưng bất ngờ là ông Sang không đến dự, vì ông ta chê mô hình tổ chức Buổi cơm thân mật ngày 4.9.2016 do CSDC chủ trì là quá non kém không xứng đáng để ông đến dự và ông Sang có chỉ thị cho Bá Văn Đổng là em rể ông đi dự là đủ. Để lấy lòng Po Dharma, ông có gởi tiền ủng hộ 100 USD cho Ban tổ chức buổi họp mặt.

 

Theo Champaka, Po Dharma là người rất hiểu bản tánh của cựu dân biểu này, là rất màu mè, thích được ca tụng, thích được tôn vinh. Đó điểm yếu của ông Lưu Quang Sang đã bị Po Dharma bắt đúng mạch. Nên buổi họp mặt ngày 18.12.2016, Po Dharma đã soạn sẳn mô hình, rồi giao cho cựu dân biểu này làm Chủ tọa đoàn, tha hồ múa may, nào là than vãn về thảm trạng mất đoàn kết trong cộng đồng Chăm là do người Chăm hiểu nhầm lẫn nhau. Mặc dù cựu dân biểu này dư biết là thảm trạng trên là Dharma gây ra, nhưng ông không dám nhắc đến tên của Dharma. Đối với Po Dharma, thì ông không cần quan tâm ông Sang nói gì? Vì nó chẳng liên quan đến mục tiêu mà ông nhắm tới. Vấn đề Po Dharma có mặt ở đây là để thăm dò xem cộng đồng Chăm có đi dự đông đủ hay không, có thể Po Dharma thuyết trình dự án Đại hội 2017 cho bà con Chăm nghe nếu thuận tiện. Nhưng mọi ý đồ giữa ông Sang và Dharma bàn thảo sắp sẵn đã bị bại lộ. Kết quả buổi họp mặt, cả IOC và người Chăm Phan rí không ai đến dự.

 

Theo nguồn tin từ Hoa kì, mặc dù ông Từ Công Thu có mặt tại San Jose nhưng cũng phải từ chối tham dự buổi họp mặt, Ông cựu Trung úy Đắc Văn Kiết có đến dự, khi mở Hội trường nhìn thấy Po Dharma, ông cũng đành phải bỏ về. Buổi họp mặt chỉ đa số là thành viên của Hội bảo tồn văn hóa truyền thống Champa, tham gia nhiều nhất là gia đình cựu dân biểu Lưu Quang Sang. Qua hai cuộc họp mặt ngày 4.9.2016 và 18.12.2016, đã làm Po Dharma thất vọng, vì chẳng ai đá động đến dự án Đại hội 2017 của ông cả.

 

Theo nhận định của đại đa số người Chăm dự báo rằng: Có thể nguy cơ dự án Đại hội Champa 2017 của Po Dharma sẽ bị phá sản. Cũng có thể Đại hội Champa sẽ diễn ra trong năm 2017, nhưng không phải là dự án của Po Dharma mà do người Chăm nào đó có tinh thần cấp tiến hơn, muốn Chăm đoàn kết, lo làm ăn kinh tế giúp đồng bào Chăm trong nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Còn đối với Po Dharma, vì ông luôn có bản tính đa nghi, chắc chắn ông sẽ tiên đoán được hậu quả sẽ đến với ông. Nên qua hai buổi họp mặt, nếu bà con Chăm tinh ý theo dõi cử chỉ Po Dharma tham dự hai buổi họp mặt này, khi được BTC mời phát biểu: Ông không đá động gì đến Đại hội 2017 mà chỉ kể điệp khúc về cuộc đời của ông là chủ yếu, nôm na đại ý là: Ông đã bỏ quê hương 40 năm, từng tham phong trào Furo vì tên gọi Champa, rồi đi du học lấy bằng Tiến sĩ, xuất bản 18 tác phẩm về Champa, ở hải ngoại ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự sống còn cho dân tộc Chăm, bị Chánh quyền CSVN cấm không cho về thăm VN, mặc dù cả thân phụ và thân mẫu qua đời, ông cũng không được Việt nam cấp VISA về thăm .

 

Để kết thúc bài viết về dự án Đại hội Champa 2017 của Po Dharma. Nhằm để có cơ sở đánh giá số phận của Po Dharma trong năm 2017. Tôi căn cứ kinh nghiệm dân gian truyền thống Chăm. Theo chuyên gia về Tử vi Chăm cho rằng: Po Dharma sinh năm 1945, năm nay 72 tuổi (Dương lịch), nếu tính theo năm Âm lịch, Po Dharma 73 tuổi, là tuổi Dậu (Ất Dậu). Năm 2017 là năm Đinh Dậu , nghĩa là năm nay là năm trùng tuổi của Po Dharma. Theo truyền thống của người Chăm, nếu ai có độ tuổi mà trùng tuổi trong năm hiện tại, sẽ xảy ra hai trường hợp :

  1. 1.Sẽ có vận mệnh thăng tiến trong tương lai
  2. 2.Sẽ gặp hỏa hoạn cho bản thân

Vì vậy người Chăm thông thường theo truyền thống là sẽ mời thầy cúng để giải hạn cầu mong Po Yang phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Po Dharma là công dân của Cộng hòa Pháp. Hơn nữa, Pháp là quốc gia duy nhất chỉ có 3 người Chăm Phan rang, Phan rí định cư, đó là ông: Dương Tấn Thi, Nguyễn Đố, Bá Trung Thắng, ba ông này không ai chuyên gia thầy cúng. Còn lại, đa số là Chăm Islam, vì họ chỉ tôn thờ Đấng Ala không tin về đều này. Thế thì rất kẹt cho thân phận cho Po Dharma xảy ra trong hoàn cảnh thật bi đát ở nơi đất khách quê người. Là người rất hâm mộ Po Dharma, nên tôi cố thuyết phục chuyên gia về Tử vi Chăm. Nên chăng ông cố gắng tìm giải pháp hữu hiệu nào để giúp Po Dharma thoát qua cơn hoạn nạn trong lúc này là một điều rất quí, Po Dharma sẽ hàm ơn ông suốt đời. Ông quả quyết phán rằng: cơ may cho Po Dharma có vận mệnh thăng tiến trong tương lai là chiếm tỉ lệ rất ít, hơn dưới khoảng 10%. Nhưng Po Dharma đến nay đã 72 tuổi (Âm lịch), theo pháp lý của Cộng Hòa Pháp, 62 tuổi là độ tuổi phải về hưu để nhường lại chức vụ cho thế hệ trẻ. Đến nay Po Dharma đã 72 tuổi, nghĩa Po Dharma đã vượt 10 tuổi so với qui định. Đó là một ân huệ của Chánh phủ Pháp dành cho Po Dharma. Căn cứ theo truyền thống Chăm, Po Dharma rơi vào trường hợp số 2, nghĩa là Po Dharma không có cơ hội vinh dự để Thầy cúng giải hạn để tai qua nạn khỏi và cộng, trừ theo tỉ lệ 10% may mắn thì ra đáp số cuối cùng là 90% trong năm 2017 Po Dharma sẽ gặp hỏa hoạn cho bản thân. Cuối cùng chuyên gia về tử vi Chăm có lời khuyên với Po Dharma trong năm 2017 là: Po Dharma nên gác hết tham vọng cá nhân, nên trở về vị trí cũ là một nhà khoa học chuyên về lịch sử Champa, hầu giúp ích cho cộng đồng Chăm trong thời gian còn lại của cuộc đời với tư cách là Phó giáo sư, Tiến sĩ và là nhà khoa học chân chính. Nếu Po Dharma bất chấp qui luật, không tuân thủ theo truyền thống Chăm như chuyên gia về Tử vi Chăm khuyên bảo, chắc chắn ông sẽ gặp hỏa hoạn với hậu quả khó lường, không chỉ riêng ông mà có thể kéo thêm cộng đồng Chăm cùng chung số phận như ông. Nếu như ông tiếp tục định hướng theo đuổi tham vọng chính trị viển vong cho dân tộc Chăm trong năm 2017.

 

Salam

Thông Anh Dũng