Trại Hè Thanh Niên Champa 2006 tại Hoa Kỳ Print
Written by BBT Harak Champaka   
Saturday, 17 March 2012 22:58
trai he 1
Lưu Quang Sang và Chế Linh

Ngày 7-9 tháng 7 năm 2006, cộng đồng thanh niên Champa ở hải ngoại đã tổ chức Trại Hè Thanh Niên Champa kỳ II với chủ đề : Got Culture (Nhận diện văn hoá) tại Sacramento, Hoa Kỳ. Trại hè này do nhóm thanh niên Champa tại khu vực Sacramento và Modesto đăng cai tổ chức đặt dưới sự điều hành của Lưu Quang Sáng.

So với trại hè năm 2005, trại hè 2006 có nhiều phần phong phú, sôi động hơn và tập trung gần hầu hết các nhóm thanh niên Champa ở Hoa Kỳ, từ Seattle, Tacoma, Oregon, Sacramento, Modesto, San Jose, Santa Ana, v.v. Cũng trong trại hè này, người ta nhận thấy có sự hiện diện của nhiều nhân vật đàn anh ở hải ngoại đến tham dự, trong đó có Chế Linh (Gia Nã Ðại), Po Dharma (Pháp), Từ Công Thu, Lưu Quang Sang, Thành Phú Bá, Bá Trung Xin, Tài Ðại An, Kiều Ðại Thọ, Ðạt Lãnh, Musa Porome, Abraham Rohim, Thành Ngọc Có, v.v. chưa kể đến phu nhân và gia đình của họ.

Sự hiện diện của các bậc đàn anh trong ngày trại hè đã nói lên sự liên kết chặt chẽ giữa hai thế hệ trong sự sinh hoạt của cộng đồng và sự liên kết đó đã đánh dấu một sự chuyển biến trong mô hình sinh hoạt mới của xã hội Chăm tại hải ngoại hôm nay.

Ngoài các chương trình sinh hoạt phong phú của trại hè như thể thao, triển lãm nghệ thuật, các lớp học ca múa và âm nhạc dành cho giới trẻ, trại hè còn có đêm lửa trại với chương trình sinh hoạt văn nghệ dân gian Champa do ca sĩ Chế Linh hướng dẫn.

Cũng như 2005, trại hè 2006 thành công tốt đẹp. Và sự thành công này, phần lớn là do sự đóng góp công sức của thanh niên. Vì nghĩa vụ cao cả của họ đối với dân tộc, thanh niên tổ chức trại hè này đã có nhiều sự hy sinh từ công lao đến tài chánh. Chúng tôi gọi sự thành công này là sự thành công của toàn cộng đồng thanh niên Champa ở hải ngoại nói chung và của nhóm thanh niên khu vực Sacramento và Modesto (nhóm đăng cai) nói riêng.

Nhân dịp này, chúng tôi không quên nhắc đến các bà cụ và chị em phái nữ luôn luôn chung vai sát cánh với cộng đồng thanh niên trong phần tổ chức ẩm thực với món ăn cổ truyền, từ aia manut pabaiy đến tapei nung tapei dalik, v.v. Trong phần ẩm thực này, ông Phú Văn Lưu cùng phu nhân và đặc biệt là các bà cụ là những tác giả chính trong buổi tiệc chiêu đãi bà con đến tham dự.

Ngoài sự thành công chung về mặt tổ chức, chúng tôi không quên nhắc đến vài điểm thiếu sót trong Ban tổ chức nhưng không đáng kể cho lắm :

1). Có một số chương trình sinh hoạt văn hóa nhằm đưa thanh niên hướng về cội nguồn dân tộc đã lên khuôn nhưng không thực hiện được. Nhưng đây không phải là lỗi lầm của ban thanh niên đăng cai ở địa phương Sacramento và Modesto mà là lỗi lầm chung của ban tổ chức thanh niên trung ương thì đúng hơn. Hy vọng trại hè sắp tới, ban tổ chức thanh niên trung ương và ban thanh niên đăng cai ở địa phương sẽ làm việc chung vai sát cánh hơn.

2). Trong phần hỗ trợ tinh thần cho trại hè thanh niên 2006, người ta nhận thấy là không có sự hiện diện đông đảo của các bậc đàn anh lãnh đạo người Chăm Phan Rí. Hy vọng rằng trong tương lai, thanh niên Champa sẽ vận đoựầng thêm để họ trở về sinh hoạt chung trong tinh thần hữu nghị giữa hai thế hệ.

3). Trong trại hè này không có sự hiện diện của thanh niên Champa Camphuchia và thanh niên Champa Tây Nguyên. Hy vọng trong tương lai, họ sẽ trở về với tổ chức, vì đây là trại hè dành cho tất cả thanh niên Champa chứ không phải là dành cho thanh niên Chăm Việt Nam.

Ngoài phần nội dung tổ chức, trại hè thanh niên Champa 2006 còn là một biến cố lịch sử đã đưa cộng đồng Champa ở hải ngoại đi vào một khúc quanh mới với ý nghĩa tích cực mà chúng tôi muốn đưa ra vài điểm sau đây.

 

trai he 2
Hình ảnh trại hè

 

1. Thanh niên trở thành trụ cột của xã hội

Trước năm 2005, thanh niên Champa chỉ là một lực lượng thừa hành trong xã hội. Mọi sự quyết định liên quan đến sinh hoạt xã hội đều nằm trong tay của bậc lãnh đạoồđàn anh. Họ chỉ là những người thừa hành công việc được giao và luôn luôn ở thế bị động, chứ họ không phải là lực lượng chủ đông.

Sau trại hè thanh niên năm 2005, người ta nhận thấy rằng vai trò, vị trí của thanh niên Chăm đã thay đổi hẳn trong tổ chức xã hội Chăm. Họ thực sự trở thành một thế hệ trưởng thành, tích cực và trách nhiệm hơn. Từ một lực lượng luôn bị động trong xã hội Chăm mấy năm qua, hôm nay họ đã tiến tới nắm vai trò lãnh đạo, tổ chức và điều hành phong trào một cách trực tiếp mà không cần có sự nhúng tay của bậc cha mẹ và đàn anh của họ nữa, ngoại trừ sự yểm trợ tinh thần. Trại hè năm 2006 là một công trình đồ sộ do thanh niên thực hiện và thành công đã đưa chúng tôi đến kết luận rằng thanh niên Chăm hôm nay đã thật sự có sự biến đổi về ý thức và đủ năng lực để bắt tay vào công cuộc để xây dựng và điều hành xã hội Chăm hôm nay tại hải ngoại.

 

2. Trở về cội nguồn: Champa là trên hết

Trại hè 2006 đã thể hiện được một làn sóng thanh niên trong phong trào đấu tranh để xây dựng xã hội Chăm tại hải ngoại hôm nay. Làng sóng này có thể phát xuất từ nhiều nguyên nhân. Theo chúng tôi, nguyên nhân gần nhất vẫn là nguyên nhân của sự khủng hoảng xã hội của người Chăm ở hải ngoại gần 10 năm qua mà lược lượng thanh niên không muốn sự khủng hoảng đó kéo dài vào trong tương lai của thể hệ trẻ. Ước muốn của thanh niên là sự khủng hoảng ấy phải nhanh chóng chấm dứt để không liên lụy đến họ.

Ai cũng biết, xã hội Chăm ở hải ngoại chưa đầy vài ba trăm gia đình nhưng chia thành nhiều hội đoàn khác nhau. Mỗi hội đoàn đều có các bậc đàn anh lãnh đạo và họ luôn luôn kêu gọi nhau ồđoàn kết nhằm phục vụ cho một lý tưởng chung của xã hội. Tiếc rằng lời kêu gọi đoàn kết này đã kéo dài hơn 10 năm nay, nhưng thanh niên không thấy ở đâu là đoàn kết mà là chỉ thấy xã hội càng ngày càng khủng hoảng đi vào hố thẩm. Một thí dụ điển hình đó là Chăm Phan Rang chưa chấp nhận hoạt động chung với Chăm Phan Rí. Cùng một tín ngưỡng Ahiér, hai cộng đồng này tổ chức hai ngày Katé khác nhau và ồđịnh nghĩa Katé hai kiểu khác nhau. Ðiển hình thứ hai là Chăm ở Hoa Kỳ có nhiều hội đoàn. Tiếc rằng các hội đoàn này không bao chấp nhận ngồi chung một bàn để thảo luận những vấn đề trọng đại của xã hội Chăm, chưa nói đến là làm việc chung với nhau.

Vì không chấp nhận chung sống trong một xã hội trong đó tranh chấp cá nhân, tranh chấp tư tưởng, tranh chấp địa phương và sự xa cách giữa nhóm người không cùng chung tôn giáo (chúng tôi không nói là chia rẽ tôn giáo, vì hiện tượng này chưa xảy ra trong cộng đồng Chăm) đã trở thành một thông lệ hàng ngày. Thanh niên chỉ còn giải pháp duy nhất là tự vươn mình lên để thoát ra khỏi sự kìm kẹp của sự chia rẽ này hầu xây dựng cho thế hệ mình một mô hình xã hội mới dựa trên một chủ thuyết mới, đó là : Thanh niên Champa là một. Họ chung sống với nhau hoàn toàn trên tinh thần dân tộc Champa, vì dân tộc Champa và chỉ phục vụ cho dân tộc Champa mà thôi. Chung qui, khẩu hiệu của thanh niên rất là đơn giản nhưng chứa đựng một chủ thuyết rất là quý giá : ịChampa là trên hếtỂ. Ðây không phải là lý thuyết nhưng là một thực tế. Vì rằng, sau hơn 10 năm gián đoạn xa cách nhau và một phần do điều kiện sinh sống xa nhau trên vùng đất quê người, giữa anh em thanh niên Chăm không có dịp ngồi chung sinh hoạt để chia sẻ với nhau về cuộc sống, về gia đình cũng như xã hội. Từ đó, thời gian càng đẩy họ xa cách nhau hơn, nhưng xa mặt thì cách lòng, dẫn đến sự ít hiểu biết lẫn nhau và tự đối lập nhau về cách sống và quan điểm xã hội. Ðể khắc phục vấn đề đó, Trại hè thanh niên Champa hôm nay đã đưa hàng trăm gia đình thanh niên Champa khắp nơi như thanh niên Chăm Hồi Giáo, Chăm Ahiér, Chăm Awal, Chăm Phan Rang, Chăm Phan Rí, Chăm Châu Ðốc trở lại về nguồn Champa trong một trại hè đầy ý nghĩa. Chính đó mới là sự thành công lớn lao nhất của trại hè 2006 mà chúng tôi gọi đó là trại hè trở về nguồn: "Champa là trên hết".

 

3. Trại hè hàn gắn vết thương dân tộc

Ngoài ý thức hệ "Champa là trên hết", trại hè 2006 còn mang một ý nghĩa khác đó là hàn gắn vết thương dân tộc.

Ai cũng biết, xã hội Chăm ở hải ngoại đã trải qua một cơn sóng gió hơn 10 năm qua không phải vì hiềm thù nhau như một số người hiểu lầm ố vì đại đa số dân tộc Chăm không có bản chất hiềm thù nhau ố nhưng vì hiểu lầm nhau trên một số chi tiết mang tính chất cá nhân không đáng kể hơn là tranh chấp chính trị hay tôn giáo.

Lúc đầu chỉ có một hội duy nhất là IOC-Champa. Nhưng sau này IOC không còn độc quyền nữa vì có sự hình thành những hội đoàn khác như Hội Bảo tồn Văn hóa Champa, Hội Bảo tồn Văn hóa Champa Truyền thống, Hội Văn hóa và Nghệ thuật Champa, v.v. Bắt đầu từ đó, xã hội Chăm không còn là xã hội đơn thuần nữa mà là một xã hội đa tổ chức, nhưng chỉ công nhận nhau là dân tộc Champa trên danh nghĩa hội đoàn hay phe phái của mình. Những ai không chấp nhận sống chung trong hội đoàn hay phe phái của mình là nhóm đối lập. Hiện tượng này có một tác hại đau đớn cho dân tộc, đó là xã hội Chăm ở hải ngoại chia thành từng nhóm nhỏ, càng ngày càng xa cách nhau vì hiểu lầm nhau để rồi từ đó phát sinh ra sự gián đoạn trong việc sinh hoạt chung với nhau, nhất là giữa bậc lãnh đạo đàn anh trong hơn 10 năm qua. Hậu quả của sự khủng hoảng xã hội này, vì sự liên hệ gia đình và bạn bè, thanh niên Champa cũng bị lôi kéo vào không khí bế tắt và thanh niên đã trở thành một nạn nhân vô tội.

Một khi đã nhận định rõ rệt về hậu quả đã xảy ra trong xã hội Chăm tại hải ngoại từ 10 năm qua, thanh niên đã biến trại hè 2006 trở thành một trại hè của ịniềm hy vọngỂ nhằm hàn gắn lại vết thương quá khứ giữa anh em thanh niên. Vì trại hè này đã tập trung hầu hết các anh em thanh niên đã từng xa cách nhau hơn 10 năm qua như thanh niên IOC, thanh niên Hội Bảo tồn Văn hóa Champa ở San Jose, thanh niên Hội Bảo tồn Văn hóa Champa Truyền thống ở Sacralento, thanh niên Hồi Giáo ở Santa Ana, v.v. Họ gặp gỡ nhau không phải trên danh nghĩa hội đoàn mà là trên danh nghĩa là đứa con Champa, không phân biệt tôn giáo, địa phương hay chủng tộc. Ðó là điều đáng khích lệ. Họ chấp nhận tha thứ cho nhau những lỗi lầm nhỏ nhoi đã xảy ra trong dĩ vãng để làm lại một thế hệ mới lành mạnh hơn, độc lập hơn và có trách nhiệm hơn. Chính đó mới là cái cao quý của trại hè 2006.

Ngoài việc hàn gắn vết thương giữa thanh niên, trại hè này còn tạo ra một cuộc gặp gỡ trong bầu không khí hữu nghị và cởi mỡ giữa những bậc lãnh đạo đàn anh cũng lâm vào hoàn cảnh như họ, đã từng xa cách nhau hơn 10 năm qua. Sự gặp gỡ và sinh hoạt chung trong trại hè giữa ông Từ Công Thu của hội IOC-Champa; Lưu Quang Sang của Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa Truyền Thống, Bá Trung Xin của Hội Bảo tồn Văn hóa Champa; Chế Linh của Hội Văn hóa Nghệ Thuật Champa và Po Dharma của Tập San Champaka đã nói lên ý nghĩ cao cả của trại hè 2006 này. Ðó là tạo ra cơ hội để hàn gắn lại vết thương giữa bậc đàn anh lãnh đạo Chăm ở hải ngoại. Hy vọng trong những trại hè sắp tới, các bậc đàn anh lãnh đạo khác còn lại sẽ bỏ sự buồn phiền, ray rứt trong quá khứ hầu đến tham dự trại hè để sinh hoạt chung và yểm trợ tinh thần cho thanh niên.

 

4. Trại hè chia sẻ sự khác biệt của tôn giáo

Ngoài những thành công vừa nêu ra, trại hè 2006 còn có một đặc trưng khác mà chúng tôi không quên nêu ra ở đây đó là phát triển tinh thần tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng trong một xã hội Champa đa tôn giáo : Cham Ahiér, Cham Awal, Cham Islam, v.v.

Một khi là một xã hội đa tôn giáo, thì thường xảy ra nhiều sự xung đột không thể tránh khỏi. Muốn cho xã hội đa tôn giáo này cùng chung vai sát cánh với nhau thì phải chấp nhận một qui luật chung đó là luôn nâng cao tinh thần tôn trọng lẫn nhau và chấp nhận sự khác biệt giữa tôn giáo như một qui luật tự nhiên và qui luật này vẫn còn hiện hành ở quê hương người Chăm trong nước. Ðiển hình nhất, đến mùa Katé, người Cham Ahiér tổ chức Katé Palei, Katé Muk Kei trong gia đình có sự tham dự rất là tự nhiên của anh em Cham AwalCham Islam. Vì Cham Islam không thể ăn đồ đã dùng trên mâm cúng, Cham Ahiér luôn luôn dọn cho họ những món đồ khác. Ðó cũng là tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Ðến mùa Ramawan (Ramadan) của Cham Awal, anh em Cham Ahiér cũng đến tham dự một cách tự nhiên như anh em ruột thịt. Cũng nhờ sự tôn trọng lẫn nhau và chấp nhận sự khác biệt của mỗi tôn giáo, cộng đồng Chăm ở quê hương tìm lại môi trường xã hội lành mạnh và yên vui hơn. Ðó là bài học đoàn kết tôn giáo cho người Chăm ở hải ngoại phải noi theo. Và đây cũng là bài học đã được kiểm chứng và trả giá rất đắt trong lịch sử đấu tranh tôn giáo Champa. Người Chăm ở hải ngoại muốn đoàn kết với nhau, không có con đường nào khác là phải đoàn kết tôn giáo, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của nhau để cùng chung sống hài hòa.

Trại hè 2006 cũng là trại hè chủ trương trở về nguồn đó là chấp nhận Cham Ahiér, Cham Awal, Cham Islam cùng một dân tộc nhưng khác tôn giáo. Ðể ba tôn giáo này cùng sinh hoạt chung với nhau, thanh niên chủ trương là mỗi cộng đồng tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau và chấp nhận sự khác biệt giữa ba tín ngưỡng này như là môt qui luật tự nhiên trong xã hội.

Ðể bày tỏ quan điểm của mình, nhóm thanh niên đăng cai trại hè ở khu vực Sacramento và Modesto hầu hết là thanh niên Cham Ahiér, tổ chức buổi tiệc chiêu đãi bà con đến tham dự một món ăn cổ truyền: Aia manut pabaiy (canh dê). Chính ông Ðạt Lãnh là Cham Islam đã làm lễ giết con dê theo phong tục Islam. Chính vì thế, buổi tiệc chiêu đãi của thanh niên đã trở thành buổi liên hoan lịch sử, vì tất cả mọi người đều vui lòng thưởng thức. Ðây chỉ là một chi tiết đơn sơ nhưng chứa chấp một ý nghĩa cao cả, đó là tôn trọng lẫn nhau trong một xã hội đa tôn giáo. Hy vọng rằng chủ trương tôn trọng lẫn nhau giữa người Chăm không cùng một tín ngưỡng mà trại hè thanh niên 2006 đã ồchủ trương sẽ trở thành một thông lệ của xã hội Chăm ở hải ngoại. Từ qui luật đó, chắc chắn anh em Cham Awal sẽ không ngần ngại nữa đến tham gia ngày lễ Katé Muk Kei truyền thống do cộng đồng Cham Ahiér tổ chức và Cham Ahiér cũng hăng say đến tham dự mùa Ramawan của Cham Awal.

Trại hè 2006 là mốc lịch sử khởi đầu cho phong trào hoà đồng dân tộc và hòa đồng tôn giáo ở hải ngoại quan bao nhiêu năm thăng trầm và khủng hoảng trầm trọng. Chính đó là cũng là điểm cao quí đáng trân trọng của trại hè này mà chúng ta sẽ giữ mãi truyền thống này trong suốt chặng đường của thế kỉ 21.

 

5. Chuẩn bịồÐại Hội Champa 2007

Nhân dịp này, cộng đồng Chăm tham gia trại hè có tổ chức một phiên hợp để chuẩn bị cho ngày Ðại Hội Champa 2007 với chủ ồđề : Vấn đề văn hóa xã hội Champa sau 175 năm mất nước.

Ðây không phải là ngày kỷ niệm Champa mất nước mà là một ngày hội thảo khoa học nhằm đặt lại vấn đề : sau ngày vong quốc vào năm 1832 cho đến hôm nay, có những gì đã xảy ra trong tiến trình lịch sử của xã hội Champa và định hướng lại tương lai của dân tộc này với câu hỏi rằng có chăng dân tộc Champa sẽ không còn tồn tại nữa trong thế kỷ thứ 21 này.

Ngoài phần hội thảo khoa học, còn có phần triển lãm về nghệ thuật Champa và đêm văn nghệ Champa truyền thống.

 

trai he 3
Hình ảnh trại hè

 

Ðể chuẩn bị chương trình, phiên hợp đã bầu một ban tổ chức lâm thời của Ðại Hội Champa 2007 trong đó: Chủ Tịch là Chế Linh và hai thư ký là Lưu Quang Sáng và Từ Công Nhường.

Nhiệm vụ của ban tổ chức lâm thời là tổ chức phiên hợp vào năm 2006 để bầu ban chấp hành chính thức và phác họa chương trình của Ðại Hội Champa 2007.

Trong tinh thần của phiên họp trù bị vừa qua, tất cả các thành viên đều nhất trí, Ðại Hội Champa 2007 sẽ do cộng đồng Champa ở hải ngoại tổ chức với sự hỗ trợ của các hội đoàn Champa mà lực lượng thanh niên của trại hè vừa qua là nòng cốt.

 

* *

Trại hè Thanh niên Champa ở hải ngoại năm 2007 tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã để lại nhiều kỉ niệm đẹp. Không khí trại hè vui tươi, sôi nổi, đoàn kết tôn giáo, dân tộc với một lực lượng thanh niên Champa trẻ, khỏe và có tri thức để gánh vác nhiệm vụ cho dân tộc.

Trại hè Thanh niên năm 2006 đã thổi vào xã hội Champa ở hải ngoại một luồng sinh lực mới và đem đến cho tương lai Champa một chân trời mới đầy hứa hẹn .

 

trai he 06
Hình ảnh trại hè

 

(Nguồn tư liệu: Harak Champaka 14: 22-8-2006)