Nguyên nhân của sự khủng hoảng xã hội Chăm hôm nay Print
Written by BBT Harak Champaka   
Tuesday, 20 March 2012 10:35

 Từ mấy năm qua, xã hội Chăm đang lâm vào tình trạng thoái hóa trong đó sự phân chia phe nhóm, địa phương và tôn giáo, kéo theo sự chống phá lẫn nhau đã trở thành một thông lệ. Chính vì thế, Ban Biên Tập Champaka đã nhận rất nhiều thư từ của bà con Chăm phàn nàn về thực trạng chia rẽ của dân tộc Chăm hôm nay.

Tiếc rằng, đoàn kết dân tộc là một chủ đề trọng đại gắn liền với nhiều yếu tố, cần thời gian để nghiên cứu và nhận diện đâu là nguồn gốc của nó.

Nói đến đoàn kết dân tộc Chăm thì chúng ta phải nói đến sự chia rẽ của dân tộc này, vì nó là kẻ thù hàng đầu của chủ nghĩa đoàn kết. Theo chúng tôi, muốn đưa vấn đề chia rẽ dân tộc ra bàn bạc và phân tích, thì dân tộc Chăm hôm nay phải phân biệt rõ ràng đâu là biên giới của sự chia rẽ dân tộc và thế nào là sự xung đột giữa cá nhân hay phe nhóm trong xã hội.

Tất cả mọi người đều công nhận rằng xã hội Chăm hôm nay đang trải qua một chuỗi biến cố mang màu sắc đối chọi lẫn nhau rất rõ ràng. Tuy nhiên, sự đối chọi này không phải là sự chia rẽ dân tộc mang tính cách cộng đồng, tức là sự xung đột có hệ thống giữa hai tập thể không bao giờ chấp nhận sống chung với nhau vì vấn đề tôn giáo, chính trị hay màu da chủng tộc. Theo chúng tôi, đây chỉ là những hiện tượng chống phá lẫn nhau mang tính cách lẻ loi nhằm bảo vệ tư thế, địa vị và ảnh hưởng của từng phe nhóm và nhất là bảo vệ quan điểm riêng tư, dù là sai lầm đi nữa, để cứu vớt danh dự của họ với bất cứ giá nào, vì người Chăm có câu tục ngữ: dak lahik kabaw yuw o dak lahik mbaok (thà mất đôi trâu còn hơn mất mặt).

Dựa vào định nghĩa này, chúng tôi đưa ra kết luận rằng xã hội Chăm hôm nay không lâm vào trạng thái chia rẽ trong nghĩa hiện đại của nó, mà là bị quay cuồng trong cuộc kháng cự giữa hai thế hệ người Chăm có 2 nhận thức đối chọi nhau chung quanh một số vấn đề liên quan đến ý thức hệ đoàn kết dân tộc, yếu tố văn hóa và lịch sử Champa, kéo theo những trận bút chiến vô bổ và sự ra đời của một thể loại văn chương rất là mới lạ nhằm phỉ báng, mạ nhục, xuyên tạc, tẩy chay và chống phá lẫn nhau trong cuộc đối thoại giữa người Chăm như những người thiếu học tranh cãi với nhau trên vỉa hè mà nội dung không liên hệ gì với trọng tâm của vấn đề trọng đại đã nêu ra. Chính đó mới là chân dung thật sự của xã hội Chăm hôm nay.

 

A). Ý thức hệ giữa thề hệ đàn anh và đàn em

Sự hình thành của tổ chức Champaka vào năm 1999 tại hải ngoại, một phong trào đấu tranh nhằm bảo vệ di sản văn hóa Champa, bảo vệ danh dự và quyền lợi chung của dân tộc và nhất là bảo vệ cho chân lý, công bằng và lẽ phải, đã đưa đẩy dân tộc Chăm vào một khúc quanh mới. Kể từ đó, xã hội Chăm hôm nay không còn giữ nguyên mô hình dưới thời Việt Nam Cộng Hòa nữa, mà là một xã hội có sự phản kháng giữa hai thế hệ có hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau vô cùng rõ rệt.

 

1). Thế hệ đàn anh trưởng thành

Thế hệ đàn anh bao gồm những người lớn tuổi có mặt trên bàn cờ chính trị dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi gọi chung là “thế hệ đàn anh trưởng thành”, một tập thể trí thức rất chân chính, đáng được tôn vinh. Tiếc rằng, bên cạnh thế hệ trưởng thành chân chính này, dân tộc Chăm còn gánh chịu trên vai một vài người đàn anh Chăm thụ hưởng quá nhiều tàn dư của chế độ quan lưu do triều đình Huế lưu lại, để tạo cho mình một luồng tư tưởng và phong cách riêng rẽ trong mọi sinh hoạt của cộng đồng mà chúng tôi gọi đó là “nhóm đàn anh phong kiến”.

Nói đến “thế hệ đàn anh trưởng thành”, thì thế hệ hôm nay bỏ quên tinh thần yêu dân tộc của họ. Nhân danh người đi trước, họ rất quan tâm đến sự thống khổ của người Chăm từ nạn nghèo đói, thiếu học cho đến chính sách bất công của chính quyền Việt Nam đối với dân tộc Chăm. Họ cố vương mình lên để đưa xã hội Chăm ra khỏi tình trạng chậm tiến, gây ra những phong trào văn nghệ và thể thao để phát triển ý thức hệ đoàn kết và nhất là nuôi dưỡng ước mơ đưa thế hệ trẻ vào vườn hoa của “Ðông Kinh Nghĩa Thục” đề chuẩn bị xây dựng một khối dân sự cho tương lai. Sự ra đời của trường Trung Học Po Klong dành cho con em người Chăm dưới thời Việt Nam Cộng Hòa là một thí dụ điển hình.

Bên cạnh những thành công đáng chú ý này, “thế hệ đàn anh trưởng thành” lại vấp phải một số chướng ngại không giúp họ đưa xã hội Chăm đi theo chiều hướng của mong ước. Chúng tôi cho đây là chướng ngại của “thời cuộc”, phát sinh từ một tập thể quá yêu dân tộc và quá thiết tha với quê hương đổ nát, nhưng tập thể đó chỉ là một cộng đồng không tổ chức, không nhà lãnh đạo tinh thần, chỉ biết liên kết với nhau trong không gian của người đồng tộc, nhưng không bị ràng buộc với nhau qua hệ thống tổ chức hội đoàn hay qui ước chính trị như những xã hôi khác trên thế giới. Kể từ đó, tất cả thành viên Chăm đều chấp nhận sống chung với nhau trong mái nhà của người đồng tộc, nhưng không bao giờ có nhận thức chung về vai trò, bổn phận và trách nhiệm đối với sự sống còn của họ. Tất cả người Chăm đều công nhận rằng họ xuất thân từ một nguồn gốc chung của lịch sử nhưng chưa chắc họ có một quan điểm chung về lịch sử này. Chính đó là nguyên đã làm trì hoãn mọi sự phát triển của cộng đồng mà chúng tôi muốn đưa ra phân tích ở đây.

 

a). Vai trò tiêu cực của thế hệ đàn anh

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, “thế hệ đàn anh trưởng thành” có đủ quyền lực, chức năng và địa vị để phát động những phong trao đấu tranh mà luật pháp Việt Nam cho phép, nhằm đưa dân tộc Chăm vào không gian tiến bộ qua những dự án thiết thực để phát triển môi trường kinh tế truyền thống; biến không gian liên đới của dân tộc Chăm thành một xã hội có tổ chức, có nhà lãnh đạo tinh thần thật sự; đấu tranh nhằm năng cao nền dân trí để xây dựng một đội ngũ dân sự; chuyển tải đến người Chăm những kho tàng văn hóa và lịch sử Champa nhằm giúp họ có một nhận thức cao về ý thức hệ dân tộc và đảm bảo sự sống còn của họ trong những thế kỷ sắp tới v.v. Tiếc rằng, đa số bậc đàn anh thuộc thế hệ trưởng thành này chỉ biết lợi dụng những thời an bình để sống an phận với gia đình, chờ đợi những ưu ái mà chế độ Sài Gòn sẽ ban cho dân tộc Chăm hơn là đưa ra những dự án thiết thực yêu cầu chính quyền Việt Nam phải quan tâm đến dân tộc của họ. Một số nhỏ nhoi còn lại là thành phần “đàn anh phong kiến” lợi dụng tình hình và cơ hội để gây chiến trường chống phá lẫn nhau, tranh giành địa vị và quyền lợi.

Một xã hội chỉ tập trung hai nhóm người: an phận với gia đình và tranh giành quyền lợi, đã trở thành một xã hội bế tắc, vì không có động cơ để đưa đẩy dân tộc Chăm thoát ra khỏi trạng thái chậm tiến và tiếp thu tư tưởng mới để hướng về tương lai như những dân tộc khác.

 

b). Xã hội đàn anh không dự án tương lai

Ai cũng biết, xã hội Chăm dưới thời Việt Nam Cộng Hòa tập trung gần 100.000 người, nhưng xã hội này vẫn là một tập thể không tổ chức, không có dự án tương lai, không hội nghị, hội thảo hay hội đàm để bàn về vấn đề dân tộc một cách nghiêm túc, mặc dù cộng đồng Chăm thời đó hoàn toàn đặt dưới quyền quản trị của các nhà lãnh đạo người Chăm, từ ông quận trưởng, ty trưởng, xã trưởng và thôn trưởng, có đủ quyền lực và pháp lý trong tay. Hầu hết những diễn đàn đấu tranh của họ trong thời buổi đó chỉ xảy ra trong các ngày lễ tục và đình đám. Lợi dụng cơ hội buổi cơm của lễ hội, họ vừa ăn uống vừa bàn tán, tranh cãi và nêu ra câu hỏi, đưa ra giải pháp cho vấn đề đã đặt ra. Một khi cơm nước xong, phần ai nấy về, nhưng giải pháp đấu tranh cho xã hội sẽ đi về đâu, thì không còn là vấn đề thời sự nữa. Chính đó là nguyên nhân giải thích tại sao “thế hệ đàn anh trưởng thành” không để lại cho xã hội ngày nay một dấu ấn gì gọi là “nổi bật” mang mô hình đấu tranh cho mục tiêu chung của dân tộc Chăm, ngoại trừ những cuộc vận động mang tính cách quần chúng (văn nghệ và thể thao nhân dịp Kate, Ramawan) để xây dựng ý thức hệ đoàn kết và một trang sử đau buồn trong đó vấn đề tranh chấp địa vị, danh vọng và quyền lợi do “nhóm đàn anh phong kiến” gây ra, cấu thành một hiện tượng nổi cộm.

Những nhân vật nằm trong thế hệ đàn anh thời đó là những người xuất thân từ giới công chức, tư chức và sĩ quan của chế độ Sài Gòn, tiêu biểu nhất là những nhân vật còn hiện hữu hôm nay, như Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ, Dương Tấn Thi, Ngụy Văn Nhuận, Từ Công Thu, Thành Phú Bá, Ðăng Chánh Anh, Ðắc Văn Kiết, v.v.

Trong số trí thức này, Lưu Quang Sang và Nguyễn Văn Tỷ tự tách rời ra khỏi nhóm của “thế hệ đàn anh trưởng thành” để hình thành một nhóm riêng rẽ mà chúng tôi gọi là nhóm “đàn anh phong kiến” có chủ trương và phong cách hoàn toàn khác biệt. Chính vì thế, sự tranh chấp ghế dân biểu vào năm 1972 giữa ông Lưu Quang Sang và Dương Tấn Thi không còn là cuộc vận động dân chủ nữa mà là sự kháng cự của “thế hệ đàn anh trưởng thành” thông qua tiếng nói của Dương Tấn Thi chống lại nhóm “đàn anh phong kiến” của Lưu Quang Sang, đã gây ra bao sóng gió trong cộng đồng Chăm thời đó, kéo theo sự rạn nứt trong xã hội cổ truyền và khuếch đại thêm không khí hiềm thù tôn giáo giữa Chăm Ahier, Chăm Bani và Chăm Islam. Và cuộc chiến này vẫn còn tiếp diễn tại hải ngoại hôm nay.

Những gì mà chúng tôi vừa nêu ra là một dấu ấn lịch sử mà thế hệ trẻ hôm nay cần biết đến hầu ngăn chặn những bi kịch này không còn tái diễn trong tương lai nữa. Lập lại trang sử đã qua, dù là trang sử vinh quang hay thối nát, không phải là hành động nhảm nhí bàn đến chuyện cũ rích như một số người thường nêu ra, mà là nghĩa vụ đưa ra các biến cố đã xảy ra hầu giúp bà con Chăm có cơ hội để phán xét đâu là ung nhọt nằm trong xã hội này.

Sự thật thì mất lòng nhau. Nhưng theo tổ chức Champaka, sự thật không làm mất lòng ai cả, ngoại trừ làm phiền hà đến những người Chăm không lương thiện bị cơ quan ngôn luận Champaka đưa ra ánh sáng để phân tích và phê bình.

 

c). Đàn anh xuất cảng hành trang chống phá nhau sang hải ngoại

Sau ngày sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975, hầu hết bậc đàn anh của thế hệ phong kiến đều được phép sang Hoa Kỳ để đinh cư. Lợi dụng sự ra đi này, một số đàn anh không quên mang theo cả hành trang và vũ khí chia rẽ, chống phá lẫn nhau sang hải ngoại để tạo ra bè phái và phe nhóm riêng cho mình. Ðây chỉ là qui luật “tính nào tật nấy” trong một xã hội. Kể từ đó, vấn đề tranh chấp giữa người Chăm tại hải ngoại không còn nhắm vào mục tiêu danh vọng và quyền lợi cá nhân nữa (vì chính phủ Mỹ không có phần danh vọng và địa vị dành cho người Chăm), mà là đi tìm một tư thế trong xã hội để duy trì ảnh hưởng của họ trong một tập thể, dù tập thể này chỉ có vài gia đình đi nữa. Bên cạnh sự tranh giành ảnh hưởng, những bậc đàn anh phong kiến này từ chối liên kết sinh hoạt với bất cứ ai không tôn vinh họ là thành phần lãnh tụ; không bao giờ chấp nhận ngồi chung với bất cứ ai hay tổ chức nào không phải là phe nhóm của họ để bàn đến cuộc đại sự của dân tộc Chăm, nhưng họ luôn luôn kêu gọi người Chăm phải đoàn kết với nhau, trong khi đó chính bản thân họ không muốn đoàn kết với ai cả. Ðó cũng là một trường hợp bất qui tắc trong “qui luật đoàn kết” mà chỉ xã hội Chăm hôm nay mới có những hiện tượng mới lạ này. Kể từ đó, dân tộc Chăm rất ngao ngán khi nghe trí thức Chăm nói đến đoàn kết dân tộc, vì đây chỉ là một thể loại văn chương nói cho vui, không mang một ý nghĩa gì cả.

 

d). Đàn anh nuôi dưỡng giới đàn em tiêu cực

Bên cạnh giới đàn anh mang tàn dư phong kiến, dân tộc Chăm còn chứng kiến sự ra đời của của một nhóm đàn em trí thức tiêu cực, tự vương lên để đi tìm chân đứng trong xã hội và đã gây phiền hà không ít trong cộng đồng Chăm.

Tiêu cực ở đây không ám chỉ cho tệ nạn xã hội trong nghĩa rộng của nó, như ăn cắp, tham ô, lãng phí, v.v. mà là “tệ nạn trí tuệ” thường bộc lộ qua thái độ tự kiêu, tự đại và nhất là tự tôn, xem cộng đồng trí thức và cả giới khoa học Chăm trong và ngoài nước chỉ là những người khoa bảng thiếu kiến thức, để rồi từ đó họ muốn xuyên tạc, phỉ báng, chê bai bất cứ ai và lúc nào cũng được; tự tiện cải biến, chỉnh lý, chỉnh đốn cả di sản văn hóa, tín ngưỡng, ngôn ngữ chữ viết Chăm theo quan điểm riêng tư của họ; hiên ngang thành lập cả Chính Phủ Chăm Lưu Vong, nhưng chỉ có một cặp vợ chồng nằm trong nội các.

Nhóm trí thức tiêu cực này chỉ tập trung vài người, có tư duy không bình thường về ý nghĩa của chân lý, giá trị của đạo đức, lòng tin vào bản sắc dân tộc và vai trò đối với di sản văn hóa Champa. Họ thường phát ngôn quanh co và lý luận không nghiêm túc, để bảo vệ cho quan điểm riêng tư của họ với bất cứ giá nào, dù quan điểm này là phi lý đi nữa.

Biểu tượng cho giới tiêu cực này là 4 nhà trí thức Chăm rất quen thuộc trong xã hội, đó là Phú Trạm, Thành Ðài, Chế Mỹ Lan và Quảng Ðại Cẩn.

Tóm lại, bốn trí thức tiêu cực này không cấu thành một tổ chức có hệ thống. Mỗi người hoạt động trên một địa bàn riêng rẽ, nhưng thường liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với bậc đàn anh thuộc thành phần của tàn dư phong kiến. Nếu Quảng Ðại Cẩn rất gần gũi với chủ trương của Lưu Quang Sang và Nguyễn Văn Tỷ; Chế Mỹ Lan rất gần gũi với với Thiếu Tá Ðặng Chánh Anh và Trung Úy Ðắc Văn Kiết, thì Thành Ðài cũng chọn Nguyễn Văn Tỷ để làm hậu thuẫn. Chính vì thế, chúng tôi không xếp 4 nhân vật trí thức tiêu cực này vào một trường phái đấu tranh riêng để phân tích hiện tượng của xã hội Chăm.

 

e). Đàng anh tạo nạn nhân cho biến cố

Sự phân chia phe nhóm do một số bậc đàn anh gây ra đã đưa đẩy tập thể người Chăm tại hải ngoại trở thành nạn nhân của biến cố. Kể từ đó, ý thức hệ đoàn kết dân tộc Chăm hoàn toàn bị tan rã, kéo theo sự sụp đổ cả hệ thống tổ chức xã hội cổ truyền của họ.

Cũng vì có sự nhúng tay trực tiếp của một số đàn anh phong kiến, cộng đồng Chăm Ahier chưa đầy 100 gia đình tại Hoa Kỳ phải bị chia cắt thành hai hội đoàn khác nhau: Hội Truyền Thống Văn Hóa Champa (gọi tắt là Hội Truyền Thống) tập trung những bà con Chăm Phan Rang, đặt dưới quyền cố vấn của cựu dân biểu Lưu Quang Sang và Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa (gọi tắt là Hội Bảo Tồn) tập trung Chăm Ahier Phan Rí, đặt dưới quyền cố vấn của Trung Úy Ðắc Văn Kiết, có sự hiện diện của Thiếu Tá Ðặng Chánh Anh, nhưng ông ta chỉ đóng vai trò phụ thuộc mà thôi.

Hai hội đoàn này có hai trụ sở không cách xa cho lắm. Vì không chấp nhận sống chung với nhau, họ phải tổ chức hai lễ Kate khác nhau, tại hai địa điểm khác nhau và mang hai nghĩa khác nhau. Hội Truyền Thống cho rằng Kate là lễ tục của Chăm Ahier. Hội Bảo Tồn thì nói ngược lại: Kate là quốc lễ nhằm kỷ niệm anh hùng liệt sử Champa.

Theo chúng tôi, sự phân chia người Chăm Ahier tại Hoa Kỳ thành 2 phe nhóm không phát xuất từ bản chất chia rẽ của bà con Chăm, vì họ là những người rất thật thà và chất phác, mà do chủ trương của những bậc đàn anh phong kiến mà thôi. Nếu cựu dân biểu Lưu Quang Sang và Trung Úy Ðắc Hữu Kiết chấp nhận hợp tác và liên kết với nhau để tuyên dương ý thức hệ đoàn kết dân tộc, thì hôm nay không bao giờ có hai hội đoàn người Chăm Ahier tại Hoa Kỳ và cũng không bao giờ có 2 ngày lễ hội Kate mang ý nghĩa khác nhau tại hải ngoại hôm nay. Ðiều này chứng tỏ rằng những bậc đàn anh phong kiến như Lưu Quang Sang và Ðắc Văn Kiết, v.v., vẫn còn nắm vai trò chủ động trong mọi sinh hoạt của xã hội Chăm Ahier tại hải ngoại hôm nay và họ vẫn còn đủ quyền lực trong tay để biến cộng đồng này thành một tập thể bị thống trị, phải tuân hành chỉ thị của họ.

So với cộng đồng Chăm Ahier, xã hội Chăm Awal tại Hoa Kỳ có một tổ chức nề nếp hơn. Cách cấu trúc gắn bó chặt chẽ này phát sinh từ giới lãnh đạo của tập thể hoàn toàn nằm trong tay của nhóm thanh niên tiến bộ, có lập trường vững chắc và tư tưởng độc lập đối với gia đình và bậc đàn anh, so với giới thanh niên Chăm Ahier.

Ðưa ra sự so sánh giữa hai cộng đồng tôn giáo Chăm chỉ là thí điểm để giải thích cho thực trạng phân chia xã hội người Chăm Ahier tại hải ngoại hôm nay mà thôi. Cựu dân biểu Lưu Quang Sang và Trung Úy Ðắc Văn Kiết không thể chối cãi trước lịch sử là họ không liên hệ gì đến sự chia cách bà con Chăm Ahier tại Hoa Kỳ. Nhưng theo chúng tôi, vấn đề chia rẽ bà con Chăm Ahier chỉ là sự sai lầm mang tính chất thời sự. Ðấu tranh cho xã hội thì phải vấp phải những sai lầm. Một khi gặp phải sai lầm, thì những nhà đấu tranh thường chỉnh lý lại sai lầm đó. Chính vì thế, chỉ cần một tiếng nói “đoàn kết” không tốn tiền của Lưu Quang Sang và Ðắc Hữu Kiết, bà con Chăm Ahier Phan Rang và Phan Rí không còn gánh chịu nạn chia cách giữa người đồng tộc nữa và Kate tại hải ngoại không còn mang 2 ý nghĩa khác nhau nữa. Thêm vào đó, sự đoàn kết giữa bà con Chăm Ahier và thống nhất lễ hội Kate sẽ tạo ra một làn sóng đưa cộng đồng Chăm Awal trở lại chung sống với bà con Chăm Ahier trong một mái nhà Champa để cùng nhau phát triển xã hội cổ truyền của họ.

Một cộng đồng người Chăm Việt Nam chưa đầy vài trăm gia đình sinh sống tại hải ngoại không đủ điều kiện để giải quyết những sự khác biệt mang tính cách cá nhân giữa bậc đàn anh phong kiến, thế thì làm sao họ có đủ lực lượng và sức mạnh để phát triển xã hội của họ theo đà tiến trong môi trường toàn cầu hóa hôm nay.

Trước thực trạng xã hội này, có rất nhiều bà con Chăm thường than phiền rằng, các bậc đàn anh phong kiến không nên lập đi lập lại chủ thuyết “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết” mà là áp dụng chủ thuyết này cho bản thân mình trước tiên. Cũng vì kêu gọi bà con Chăm đoàn kết trong khi đó bản thân ông ta không muốn đoàn kết với ai cả, Nguyễn Văn Tỷ đã gặp phải một làn sóng phản ứng mãnh liệt trên diễn dàn Champaka 40 (11-3-2010).

Trong biến cố này, nếu chúng tôi không đưa IOC-Champa ra bàn luận, là vì tổ chức này hoàn toàn nằm trong tay của thế hệ trẻ tiến bộ, sẵn sàng hợp tác với bất cứ hội đoàn nào và bất cứ lúc nào nhằm bảo vệ cho mục tiêu chung của dân tộc, không đưa ra điều kiện tiên quyết và cũng không tranh giành ảnh hưởng hay chức quyền. Sự có mặt của IOC-Champa trong ngày Ðại Hội Champa 2007 là một thí dụ điển hình.

Những gì mà chúng tôi vừa phân tích là một hiện tượng xã hội đáng đau buồn mà dân tộc Chăm đang gánh chịu. Nhưng dân tộc Chăm Ahier tại hải ngoại phải chờ trong bao lâu nữa để Lưu Quang Sang và Ðắc Văn Kiết tuyên bố chấm dứt mọi tranh chấp để xây dựng lại công thức “đoàn kết” thật sự cho người Chăm. Chỉ có giới trí thức và thanh niên Chăm mới có thể trả lời cho câu hỏi này, vì Champaka là cơ quan ngôn luận chỉ có vài trò phân tích tình hình của xã hội chứ không có vai trò để giải quyết vấn đề xã hội.

 

f). Đàn anh tìm cách thống trị thần linh Champa

Hết làm phiền hà xã hội, các bậc đàn anh phong kiến không ngần ngại lôi kéo cả vị thần linh và bậc tiền nhân Champa vào chiến cuộc bằng cách phân chia cộng đồng của những bậc vô hình đang sống trong thế giới bên kia thành hai phe nhóm khác nhau để xuống trần gian tham gia 2 lễ hội Kate riêng biệt. Vì không muốn gây ra phiền hà đến ai, các ngài phải chịu làm theo sự yêu cầu của hai nhóm người trần tục.

Trong một xã hội của dân tộc có chủ quyền, không ai có quyền đá động đến bậc thần linh và anh hùng liệt sĩ của một quốc gia, vì luật pháp không cho phép. Xã hội Chăm là tập thể của những đứa con Champa không quốc gia, không có chủ quyền và không có luật pháp, thành ra ai muốn thống trị và lèo lái các vị thần linh và bậc tiền nhân Champa như thế nào cũng không thành vấn đề. Po Klong Garai là vị thần Champa đã từng làm thuê không lương cho nhà nước Việt Nam để phát triển ngành du lịch. Và hôm nay, Po Klong Garai phải chịu làm “tôi” cho người trần tục, chấp nhận bỏ hai ngày công để xuống trần gian tham gia 2 lễ hội Kate khác nhau do bà con Chăm tổ chức. Ðây cũng là một bi kịch xã hội của các vị thần linh và bậc tiền nhân Champa mà dân tộc Chăm hôm nay đang chứng kiến.

 

g). Đàn anh không nhận thức rỏ về danh xưng Champa

Champa là danh xưng thân thương mà dân tộc Chăm không bao giờ bỏ quên trong các cuộc đàm thoại và trao đổi.

Nói đến lịch sử Champa, thì một số trí thức đàn anh phong kiến không thể cầm cự được nước mắt, vì tủi buồn cho thân phận mất nước. Nhưng nói đến cuộc đấu tranh để bảo vệ cho danh xưng Champa, dù cuộc đấu tranh này không đòi hỏi mồ hôi nước mắt hay xương máu đi nữa, thì những vị trí thức này lại tìm cách thối lui và chạy trốn. Ðây cũng là một nhận thức lu mờ của một số trí thức Chăm đối với danh xưng Champa: họ sẵn sàng than khóc cho Champa đổ nát nhưng họ không bao giờ hành động để cứu vớt Champa thoát ra khỏi sự đổ nát này. Kể từ đó, dân tộc Chăm bắt đầu nghi ngờ một số trí thức Chăm đang lạm dụng danh xưng Champa để làm bích chương quảng cáo thì đúng hơn.

Bên cạnh sự nhận thức lu mờ này, Champa còn là chủ đề tranh cãi để mua vui trong các cuộc đối thoại hàng ngày hơn là một danh xưng thiêng liêng và thân thương trong nghĩa rộng của nó. Chỉ nhìn sơ qua sự sinh hoạt của động đồng Chăm, người ta đã thấy thế nào là danh xưng Champa đã trở thành nạn nhân của biến cố.

Tại hải ngoại hôm nay, có hai hội đoàn người Chăm do các bậc đàn anh phong kiến sáng lập đều mang danh xưng “Champa”, đó là Hội Truyền Thống Văn Hóa “Champa” và Hội Bảo Tồn Văn Hóa “Champa”. Hai hội này có chung một mục tiêu nhằm bảo vệ giá trị di sản văn hóa “Champa”, không ngần ngại làm một phút mặc niệm cho anh hùng liệt sĩ “Champa” và dâng vòng hoa cho đài chiến sĩ “Champa”, không quên tôn vinh vua chúa “Champa” trong những bài diễn văn của họ, v.v. Tiếc rằng, chính hai hội văn hóa “Champa” này lại từ chối tham gia Ðại Hội Văn Hóa và Xã Hội “Champa” để kỷ niệm 175 năm “Champa” bị xóa bỏ trên bản đồ do cộng đồng Champa thế giới tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 2007.

Sự từ chối tham Ðại Hội Champaka 2007 đã nói lên những mâu thuẫn trong mục tiêu văn hóa và những nghịch lý trong ý thức hệ đoàn kết dân tộc của Hội Truyền Thống và Hội Bảo Tồn đối với di sản lịch sử Champa. Sự từ chối này cũng để lại một dấu ấn rõ rệt trong ký ức của dân tộc Chăm hôm nay, đó là Hội Truyền Thống và Hội Bảo Tồn vẫn còn chủ trương ganh tị và hiềm thù những ai không đồng quan điểm với mình và không bao giờ chấp nhận hợp tác hay đoàn kết với ai không cùng phe nhóm của mình. Kể từ đó, dân tộc Chăm có cảm giác rằng sự ra đời của hai hội này chỉ có mục tiêu làm văn nghệ nhân dịp Kate mà thôi. Nếu là một tổ chức đấu tranh văn hóa Champa thật sự trong nghĩa hiện đại của nó, Hội Truyền Thống và Hội Bảo Tồn không có quyền bỏ rơi Ðại Hội Champa 2007 mặc dù họ không thích cho lắm những người Chăm nằm trong ban tổ chức, như Từ Công Thu, Po Dharma, Tài Ðại An, Thành Phú Bá, Châu Thủ, Bá Trung Xin, Thành Công Thỏa, Từ Công Nhường, v.v. Ðây cũng là một hiện tượng đau buồn về ý thức hệ đoàn kết dân tộc đã xảy ra trong xã hội người Chăm tại hải ngoại mà dân tộc Chăm hôm nay cần biết đến.

 

2). Thế hệ đàn em tiến bộ

Thế hệ đàn em tiến bộ tập trung hầu hết những trí thức Chăm xuất thân từ các trường lớp trong và ngoài nước sau ngày sụp đổ của chế độ Sài Gòn vào năm 1975. Tiến bộ ở đây chỉ ám chỉ cho khuynh hướng và tư duy độc lập, không lệ thuộc vào gia đình, phe nhóm và hội đoàn. Tiêu biểu cho thế hệ tiến bộ này là Ts. Po Dharma, Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Trương Văn Món và các trí thức Chăm như Musa Porome (Thành Công Thỏa), Abdul. Karim (Lộ Trung Cân), Dominique Nguyễn, Từ Công Nhường, A. Rohim (Thành Ngọc Ách), Vĩnh Thành, Andy Kieu, Qasim Từ, v.v., cấu thành một tập thể ly khai hoàn toàn với tàn dư của thế hệ đàn anh phong kiến để xây dựng cho mình một tập thể dân chủ và độc lập.

 

a). Tinh thần độc lập của thế hệ đàn em

Giới trí thức Chăm tiến bộ lúc nào cũng tôn trọng bậc đàn anh trong tình nghĩa của người đồng tộc, nhưng họ cũng không bao giờ chạy theo bậc đàn anh phong kiến một cách mù quáng, sẵn sàng kháng cự lại với quan điểm tiêu cực của họ nếu cần, để tôn vinh chủ thuyết “danh dự và quyền lợi dân tộc là trên hết”. Họ không chủ trương loại bỏ bậc đàn anh ra khỏi sự sinh hoạt của cộng đồng, nhưng chỉ mong bậc đàn anh nên xa lánh với những bản chất thù hằn, chia rẽ, chống phá lẫn nhau để đảm trách vai trò thật sự của tầng lớp thế hệ trưởng thành trong không gian của xã hội, tức là đóng vai trò cố vấn gương mẫu trong cuộc vận động xây dựng ý thức hệ đoàn kết, dựa vào tinh thần hòa giải và hòa đồng dân tộc. Ðối với thế hệ đàn em, họ chỉ mong bậc đàn anh nên tạo dựng cho mình một nhân vật trung thực, một nhà trí thức chân chính, dám nói dám làm không sợ sệt bất cứ ai, và cố gắng từ bỏ thế giới “ba phải” vì sợ làm mất lòng nhau để không bị rơi vào thế giới “a dua và nịnh bợ” không mang lợi ích gì cho dân tộc này.

Ai cũng biết, Ts. Po Dharma là người tiên phong trong phong trào xây dựng thế hệ trí thức tiến bộ này. Nhưng ông ta không phải là nhân vật nắm giữ toàn quyền chủ động hay bày mưu cho mọi dự án cộng đồng. Mỗi thành viên trong giới trí thức tiến bộ này có đủ lý trí để phán đoán và có đủ lập trường để đối thoại với bất cứ ai. Chính vì thế, chiến lược của những đàn anh không lương thiện biến Po Dharma thành nhân vật “đầu đàn” hầu ghép giới trí thức Chăm tiến bộ chỉ biết làm “nghề đánh giặc mướn” cho Po Dharma chỉ là một sự tính toán sai lầm. Một thí dụ điển hình sau đây đã nói lên thế nào là lập trường của giới trí thức tiến bộ đối với thế hệ đàn anh phong kiến.

Trong ngày hội thảo quốc tế về ngôn ngữ chữ viết Chăm tại Kuala Lumpur 2007, có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang và Thành Phú Bá, biểu tượng cho thế hệ đàn anh. Nhân dịp này, Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Pts. Trương Văn Món, Domique Nguyễn, Abd. Karim, v.v. là thành phần trí thức tiến bộ không ngần ngại phê bình ông Nguyễn Văn Tỷ trong hội trường, phản đối ông ta là nhân vật không tôn trọng di sản Akhar Thrah Chăm truyền thống, chống lại ông ta về hành động tự tiện cải biến chữ Chăm theo quan điểm riêng tư của ông ta.

Trước sự chỉ trích này, Nguyễn Văn Tỷ tỏ vẻ thái độ không hài lòng đối với bậc đàn em. Ts. Thành Phần đứng lên điều chỉnh thái độ của Nguyễn Văn Tỷ bằng cách tuyên bố rằng mỗi đại biểu có quyền phát biểu quan điểm của mình. Nguyễn Văn Tỷ không có quyền dựa vào danh nghĩa đàn anh để đối thoại với đại biểu của ngày hội thảo như những kẻ đàn em hay học trò của ông ta.

Những phản ứng của giới trí thức Chăm tiến bộ chống lại quan điểm của ông Nguyễn Văn Tỷ cấu thành một yếu tố cụ thể giúp chúng tôi đi đến kết luận rằng thế hệ đàn anh phong kiến hôm nay không còn nắm mọi quyền hành trong tay để đối xử với thế hệ đàn em như dưới thời Việt Nam Cộng Hòa nữa.

 

b). Đàn em có chủ thuyết đoàn kết riêng biệt

Ðối với thế hệ đàn em, đoàn kết không phải là bích chương quảng cáo mà các bậc đàn anh thường hát lên để cho mọi người cùng nghe, mà là thái độ chấp nhận mọi sự khác biệt tư tưởng, quan niệm, chủ trương của người khác để cùng nhau xây dựng một cuộc liên kết hầu bảo vệ mục tiêu chung của dân tộc. Cũng vì trung thành với định nghĩa này, thế hệ đàn em không bao giờ chấp nhận bất cứ ai trong xã hội chủ trương kêu gọi nhau đoàn kết, nhưng chính bản thân họ không muốn đoàn kết với bất cứ ai không cùng phe phái của họ. Ðây là thái độ lường gạt dân tộc Chăm.

Là một tập thể không nằm trong không gian của xã hội phong kiến, thế hệ đàn em hôm nay đã tạo dựng cho mình một cộng đồng độc lập cùng mang chung một hoài bão đó là góp phần vào cuộc đấu tranh nhằm đưa xã hội Chăm trở về đúng với vị trị của nó trong thế kỷ thứ 21, dựa vào ý thức hệ dân tộc vô cùng rõ rệt:

1). Chấp nhận xã hội Chăm như một không gian liên đới giữa những thành viên tự nhận mình là người Chăm xuất thân cùng chung một nguồn gốc lịch sử Champa, tức là công nhận lịch sử của vương quốc này như là một yếu tố thiêng liêng của họ.

2). Chấp nhận xã hội người Chăm là một xã hội đa tín ngưỡng, đa hội đoàn, đa tổ chức và đa quan điểm. Mỗi thành viên trong xã hội phải công nhận sự khác biệt này như một yếu tố cần thiết trong mọi công trình xây dựng xã hội của dân tộc Chăm.

3). Chấp nhận xã hội Chăm chỉ là một thành phần nằm trong đại gia đình của xã hội Champa đa tín ngưỡng, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Dân tộc Chăm có quyền bảo vệ và phát triển xã hội của họ nhưng lúc nào cũng tương thân tương trợ với những dân tộc anh em như Raglai, Churu, Kaho, Jarai, Radhe, v.v. cấu thành thần dân của vương quốc Champa xưa kia.

4). Chấp nhận yếu tố lịch sử, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Chăm như là di sản tinh thần thiêng liêng của dân tộc này, không ai có quyền sữa đổi, méo mó, thêm bớt hay chỉnh lý theo quan điểm riêng tư của họ mà không đưa ra những dữ kiện thuyết phục.

5). Chấp nhận dân tộc Chăm là một tập thể vong quốc. Chính vì thế, mỗi thành viên nằm trong cộng đồng này phải có nghĩa vụ đấu tranh với bất cứ giá nào, trong khuôn khổ của luật pháp cho phép, để bảo tồn cho sự sống còn của họ.

6). Chấp nhận danh dự và quyền lợi chung của dân tộc là trên hết, tức là chấp nhận kết chặt ý thức hệ đoàn kết để kháng cự lại với bất cứ ai hay tổ chức nào chủ trương chà đạp lên danh dự và quyền lợi chung của dân tộc này.

7). Chấp nhận trao đổi và đối thoại trong tinh thần xây dựng và nghiêm túc, như là yếu tố cần thiết để giải quyết mọi sự khác biệt trong xã hội đa tín ngưỡng, đa tổ chức và đa hội đoàn này.

 

B). Sự khủng hoảng giữa hai thế hệ đàn anh vả đàn em

Một số người Chăm cho rằng xã hội Chăm hôm nay đang lâm vào con đường tranh chấp trầm trọng. Nhưng theo chúng tôi, xã hội Chăm không nằm trong thời điểm chia rẽ trong nghĩa hiện đại của nó, mà là đang chứng kiến một hiện tượng mới lạ phát sinh từ sự xung đột quan điểm về ý thức hệ dân tộc giữa nhóm đàn anh phong kiến (chứ không phải là thế hệ đàn anh trưởng thành) và giới trí thức đàn em tiến bộ chung quanh một số chủ đề rất là rõ rệt. Và sự xung đột này chỉ bắt nguồn sau ngày ra đời của Champaka vào năm 1999, một tổ chức nghiên cứu chuyên về văn hóa và lịch sử Champa và cũng là trung tâm chuyển tải đến mọi người những sự thật của biến cố đã xảy ra trong không gian của xã hội. Kể từ đó, Champaka, bên cạnh ý nghĩa của một cơ quan nghiên cứu và ngôn luận, đã trở thành một phong trào đấu tranh văn hóa biểu tượng cho giới trí thức tiến bộ hôm nay.

Ðiều cần nhấn mạnh ở đây, Champaka không phải là trung tâm hòa giải và hòa đồng dân tộc hay kêu gọi bà con Chăm đoàn kết, mà là một cơ quan đấu tranh văn hóa, tập trung những thành phần trí thức tiến bộ trong và ngoài nước có lập trường vững chắc và tinh thần độc lập đối với gia đình, bè phái, hội đoàn, để cùng nhau phát triển những ý thức hệ mới về dân tộc Chăm hầu đảm bảo cho sự sống còn của dân tộc này trong thế kỷ thứ 21.

 

1). Thế hệ đàn em kháng cự với nhóm đàn anh phong kiến

Ðối diện trực tiếp với giới trí thức Chăm tiến bộ là nhóm đàn anh phong kiến vẫn còn đeo đuổi cách xưng hô bậc thầy và duy trì phong cách của nhà lãnh tụ để xử lý trong mọi sinh hoạt của cộng đồng. Tiếc rằng, những quan điểm và phong cách của một vài vị đàn anh phong kiến này đã gặp phải một sự kháng cự mãnh liệt của giới trí thức Chăm tiến bộ thông qua cơ quan ngôn luận Champaka, một diễn đàn đối thoại của người Chăm liên quan đến mọi chủ đề, từ lịch sử quá khứ cho đến lịch sử hiện đại của dân tộc này.

Một khi gặp phải sự kháng cự từ giới trí thức tiến bộ này, những vị đàn anh phong kiến phải tìm mọi cách để xây dựng phe nhóm của mình, lôi kéo 4 trí thức Chăm tiêu cực vào chiến cuộc, dùng mọi thủ đoạn, ngay cả vũ khí email nặc danh, để bôi nhọ, phỉ báng, tẩy chay và chống phá đối phương, tức là chống phá cơ quan ngôn luận Champaka và tẩy chay Po Dharma là người đầu đàn, nhằm bào chữa cho quan điểm của họ với bất cứ giá nào, dù là quan điểm sai lẫm đi nữa.

 

2). Thế hệ đàn anh chọn lựa sai lầm đối tượng

Trong cuộc xung đột này, Ts. Po Dharma, nhân vật đã hiến thân hơn 40 năm đấu tranh cho mục tiêu chung của dân tộc và chưa lần nào viết một bài phê bình trí thức Chăm, đã trở thành đối tượng thù địch hàng đầu về tội sáng lập tổ chức Champaka và tiên phong trong phong trào đấu tranh văn hóa Champa tại hải ngoại mà một số đàn anh phong kiến tìm cách loại trừ và tẩy chay với bất cứ giá nào, bằng cách thu lượm tất cả những cụm từ thô thiển nhất nằm trong tự điển tiếng Việt để mô tả chân dung của ông Tiến Sĩ này. Ðây là thể loại văn chương dơ bẩn nhất đang lan tràn trong kho tàng văn học chăm hiện đại hôm nay.

Ðối với chúng tôi, đây chỉ là một qui luật chính trị trong cuộc đấu tranh: “muốn diệt đối phương thì phải tiêu diệt trước tiên nhân vật đầu đàn của nó”. Tiếc rằng phong cách sử dụng văn chương dơ bẩn để hạ bệ Ts. Po Dharma là một chiến lược sai lầm, vì cuộc vận động đấu tranh văn hóa Champa không phải là vấn đề riêng tư của Po Dharma hay của tổ chức Champaka mà là nghĩa vụ chung của một thế hệ trí thức Chăm tiến bộ.

 

3). Những chủ đề đấu tranh của thế hệ đàn em

Từ mấy năm qua, dân tộc Chăm đang chứng kiến một loạt phản ứng của giới trí thức Chăm tiến bộ qua diễn đàn của Champaka nhằm phản đối hành động của một số đàn anh phong kiến và vài trí thức trẻ người Chăm thiếu nghiêm túc không tôn trọng ý thức hệ dân tộc, giá trị di sản văn hóa Champa và nhất là làm tổn thương đến danh dự và quyền lợi chung của dân tộc này. Ðây là 6 vấn đề nổi cộm nhất mà nhóm trí thức Chăm tiến bộ đưa ra phân tích và phê bình:

 

a). Vấn đề danh dự dân tộc và thanh danh vua chúa

Nhằm bảo tồn danh dự dân tộc và thanh danh của vua chúa Champa, nhóm trí thức Chăm tiến bộ không ngần ngại đứng ra phản đối hành động của Nguyễn Văn Tỷ và Phú Trạm đã kết tội dân tộc Chăm có những khuyết tật vô cùng thô thiển. Ðối với giới trí thức Chăm tiến bộ hôm nay, lời tuyên bố của Nguyễn Văn Tỷ và Phú Trạm không biểu lộ cho một thể loại văn chương trung thực và nghiêm túc nhằm phân tích hiện tượng của xã hội Chăm, mà là một thái độ chà đạp lên danh dự dân tộc Chăm và mạ nhục thanh danh vua chúa Champa thì dúng hơn.

Ai cũng biết, Nguyễn Văn Tỷ là một nhà giáo người Chăm. Nhưng ông ta không có quyền dựa vào tư thế của nhà giáo để dùng những lời lẽ vô trách nhiệm hầu kết tội dân tộc Chăm chỉ là tập thể có 7 bản chất tồi tệ: “bản chất tị hiềm nhau, bản chất dốc phách, bản chất thiếu khiêm tốn, bản chất háo danh, bản chất thiếu tính nhân ái, bảng chất thiếu tính sòng phẳng, bản chất không giám nói trước mặt nhau”.

Ai cũng biết, Phú Trạm là nhà thơ. Nhưng ông ta không có quyền nhân danh người làm thơ để kết tội dân tộc Chăm có 10 khuyết tật quá dơ bẩn: “tinh thần cục bộ, tính khí tiêu cực, thiếu khoa học, lánh đời, trốn xã hội, sĩ hảo, không biết giúp nhau làm ăn, nhát gan, không trung dung, có tính đổ thừa, không bền chí”. Ông còn dùng ngòi bút để chê bai cả vua chúa Champa là những kẻ “chơi gái” để chuyển nhượng đất đai cho Việt Nam, lên án phụ nữ Chăm là tập thể đàn bà dâm dục, làm tình với bất cứ ai, nếu cần.

Một khi phân tích lại quá khứ của Nguyễn Văn Tỷ và Phú Trạm, chúng tôi có đủ minh chứng để kết luận rằng cá nhân của hai nhân vật này đã có hơn phân nữa trong số những khuyết tật dơ bẩn này. Chính vì thế, giới trí thức Chăm tiến bộ đã yêu cầu ông Nguyễn Văn Tỷ và Phú Trạm phải đính chính lời tuyên bố của họ hầu phục hồi lại danh dự của dân tộc Chăm và thanh danh của vua chúa Champa, nhưng hai nhân vật này chỉ làm ngơ, xem dân tộc Chăm và bậc tiền nhân Champa chỉ là những kẻ man rợ không đáng để đính chính lời nói của họ. Ðây là thái độ trịch thượng mà dân tộc Chăm không bao giờ tha thứ.

 

b). Vấn đề di sản ngôn ngữ chữ viết

Ngôn ngữ chữ viết Chăm là di sản tinh thần thiêng liêng của dân tộc Chăm, chứ không phải là sản phẩm vật chất dùng để đổi chác và bán nhượng. Chính vì thế, không ai có quyền chỉnh lý hay cải biến di sản này một cách tùy tiện dựa vào sự lý luận hay phỏng đoán riêng tư của từng người.

Nhằm bảo tồn Akhar Thrah Chăm truyền thống đang lâm vào con đường thoái hóa, giới trí thức Chăm tiến bộ đã cực lực phản đối Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại, tức là nhà lãnh đạo của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) đã cải biến Akhar Thrah Chăm thành một loại chữ Chăm lai căng, kéo theo một hậu quả vô cùng tai hại, đó là dân tộc Chăm hôm nay chỉ có một tiếng nói nhưng có hai chữ viết khác nhau.

Giới trí thức Chăm tiến bộ cũng không bao giờ chấp nhận thái độ của Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại đã ký vào biên bản của hội thảo Kuala Lumpur 2006, nhưng lại từ chối thống nhất lại Akhar Thrah Chăm truyền thống. Một nhân vật dám phản bội chữ ký của mình để bảo vệ quyền lợi và địa vị cá nhân riêng tư đã trở thành một nhà trí thức thiếu lương thiện rồi, không đáng tin cậy nữa.

Chỉ cần một văn thư không tốn tiền của Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại gởi cho chính quyền tỉnh Ninh Thuận yêu cầu chỉnh lý sách giáo trình của BBSSCC, Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại đã cứu vớt ngôn ngữ chữ viết Chăm ra khỏi con đường thoái hóa. Tại sao Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại không chấp nhận thống nhất lại Akhar Thrah Chăm truyền thống, một di sản tinh thần của dân tộc Chăm đã lưu truyền từ thời Po Rome Chính đó là trọng tâm vấn đề mà giới trí thức Chăm tiến bộ phải tiếp tục đấu tranh cho tới khi nào hai nhân vật này trả lại cho dân tộc Chăm, chữ viết truyền thống của họ. Vì đây không còn là sự tranh chấp cá nhân giữa Po Dharma và Nguyễn Văn Tỷ như cựu dân biểu Lưu Quang Sang thường hô hào, mà là một cuộc đấu tranh của một thế hệ trí thức người Chăm nhằm phản đối những ai không tôn trọng di sản tinh thần của dân tộc Champa.

Tóm lại, những cuộc tranh cãi về ngôn ngữ chữ viết Chăm từ mấy năm qua không phải là vấn đế thời sự mang nội dung chia rẽ hay hiềm thù dân tộc, mà là cuộc vùng dậy của thế hệ trí thức Chăm tiến bộ chống lại thái độ của Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại, tự tiện đứng ra cải biến cả một di sản ngôn ngữ chữ viết của dân tộc Chăm. Chính đó là hiện tượng đã xảy ra trong bối cảnh xã hội mà dân tộc Chăm cần phải biết đến sự thật của nó.

 

c). Vấn đề di sản tín ngưỡng

Tín ngưỡng là lòng tin thiêng liêng của một tập thể, không ai có quyền cải biến hay định nghĩa theo quan điểm riêng tư của từng cá nhân.

Dựa vào định nghĩa này, giới trí thức Chăm tiến bộ đã đứng ra phản đối kịch liệt quan điểm của Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa tại Hoa Kỳ qua tiếng nói của cô Chế Mỹ Lan với sự phụ họa của Pts. Quảng Ðại Cẩn cho rằng Kate không phải là lễ tục Chăm Ahier nữa mà là quốc lễ nhằm kỷ niệm anh hùng liệt sĩ Champa để rồi từ đó những ai không tham gia Kate là thành phần bội ơn bậc tiền nhân Champa. Ðây là lời tuyên bố mang chủ nghĩa quốc gia cực đoan có thể gây ra những biến cố mà không ai có thể đo lường được hậu quả của nó.

Theo truyền thống, dân tộc Chăm Bani và Chăm Islam không làm lễ Kate trong thôn xóm và gia đình của họ. Thế thì tại sao họ lại trở thành tội phạm đối với bậc tiền nhân Champa. Kate là một lễ tục mang tính cách thiêng liêng. Chính vì thế, Chế Mỹ Lan hay Hội Bảo tồn không có quyền chỉnh lý ý nghĩa của nó, vì đây hành động vi phạm đến lòng tin của một tập thể Chăm Ahier.

Dân tộc Chăm hôm nay dư biết, ngày kỷ niệm anh hùng liệt sĩ Champa là vấn đề trọng đại mang tính chất pháp lý cộng đồng. Một cá nhân của cô Chế Mỹ Lan hay Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa không có quyền quyết định nghi lễ này rồi buộc dân tộc Chăm phải theo một cách mù quáng.

Ðối với giới trí thức Chăm tiến bộ, Kate là lễ tục của dân tộc Chăm Ahier, cũng như Ramawan là lễ tục của Chăm Awal, nhưng cấu thành di sản văn hóa Champa mà dân tộc Chăm dù là giáo phái Ahier, Awal hay Islam đi nữa phải có nghĩa vụ bảo tồn và phát triển. Chính vì thế, giới trí thức tiến bộ không phản đối lễ tục và lễ hội Kate như một số người thường xuyên tạc, mà là phản đối sự cải biến ý nghĩa lễ tục Kate của Chăm Ahier thành ngày quốc lễ Champa, hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống của lễ tục này.

Bên cạnh yếu tố tín ngưỡng này, đền tháp Champa cũng trở thành chủ đề tranh cãi không ngừng. Vì không nắm vững lịch sử và nền văn minh của vương quốc này, một số trí thức Chăm cực đoan tự sáng chế ra chủ thuyết cho rằng đền tháp là trung tâm tinh thần, biểu tượng cho linh hồn quốc gia Champa, như một đài chiến sĩ trong nghĩa rộng của nó. Kể từ đó, họ đưa ra kết luận rằng, tất cả những ai, nhất là Chăm Awal, không tôn sùng đền tháp đều bị xếp vào thành phần phản bội công lao bậc tiền nhân. Ðây chỉ là thể loại văn chương tiêu cực, thiếu cơ sở khoa học, nhằm thống trị tôn giáo thì đúng hơn. Vì đền tháp chỉ biểu tượng cho nền kiến trúc, cấu thành di sản vật chất nằm trong nền văn minh Champa mà thôi. Chính vì thế, dân tộc Chăm không thờ đền tháp mà là thờ thần linh ngự trị trong đền tháp này.

 

d). Vấn đề ý thức hệ chính trị

Giới trí thức Chăm tiến bộ cũng không ngần ngại phản đối Ts. Thành Ðài chuyên viết email để quảng cáo những dự án “ma” đều mang tên là tổ chức đấu tranh cho Champa, nhất là phản đối dự án thành lập Chính Phủ Chăm Lưu Vong có thể bị hiểu lầm như là một tổ chức đấu tranh của dân tộc Chăm nhằm đòi chủ quyền Champa độc lập, nhưng trên thực tế, tổ chức này chỉ có hai người: Ts. Thành Ðài và phu nhân của ông ta mà thôi.

Nhân danh quyền tự do và dân chủ, ông Thành Ðài có quyền thành lập 3 hay 4 chính phủ Chăm lưu vong tại hải ngoại. Nhưng ông ta phải cho biết ai là thành phần người Chăm nằm trong nội các của chính phủ này hầu né tránh mọi sự liên lụy đến người Chăm khác trong nước không liên hệ gì với chính phủ lưu vong của ông Thành Ðài.

Ts. Thành Ðài cũng có quyền thành lập một hội đồng nội các chỉ có một cặp vợ chồng: Thành Ðài và phu nhân. Nhưng đây là một hiện tượng chính trị khôi hài chưa từng xảy ra trên thế giới, có thể đưa đẩy cộng động người Việt đánh giá giới trí thức Chăm hôm này chỉ là một tập thể không có một khái niệm sơ đẳng về chính trị.

Một chính phủ lưu vong của Ts. Thành Ðài chỉ có một cặp vợ chồng là thí dụ điển hình để chứng minh cho hiện tượng chính trị khôi hài đã xảy ra trong xã hội Chăm hôm nay.

 

e) Vấn đề ý thức hệ dân tộc

Nói đến ý thức hệ dân tộc Chăm thì người ta phải nói đến bản chất đoàn kết để bảo vệ cho mục tiêu chung của dân tộc, cấu thành yếu tố cần thiết trong mọi sinh hoạt và tổ chức của cộng đồng.

Vì không có một nhận thức rõ rệt về ý thức hệ dân tộc, cựu dân biểu lưu Quang Sang và ca sĩ Chế Linh (chỉ là nhân vật phụ, vì ông ta là một người nghệ sĩ) mặc dù đã tuyên thệ trong một phút mặc niệm trước bậc tiền nhân Champa, cố tình quay lưng chống phá Ðại Hội Chăm 2007 nhằm kỷ niệm 175 vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ, để được phép trở về Việt Nam.

Ðể trả lời cho thái độ này, giới trí thức Chăm tiến bộ đứng lên phản đối kịch liệt cựu dân biểu Lưu Quang Sang, một nhà lãnh đạo dân tộc Chăm, chưa ly khai hẳn với tàn dư phong kiến, cố tình phản bội lời thề để rồi chà đạp lên danh dự và quyền lợi chung của dân tộc Chăm.

Thay vì đứng ra giải thích cho bà con Chăm nghe tại sao ông ta lại quên đi lời thề, Lưu Quang Sang lại đứng ra chống phá Ðại Hội Champa 2007. Ðó cũng là biến cố mà dân tộc Chăm cần biết đâu là sự thật của biến cố này.

 

f) Vấn đề truyền thống của xã hội

Dân tộc Chăm là một tập thể rất hiền hòa, có tinh thần tôn trọng lẫn nhau và luôn luôn chấp nhận sự khác biệt tín ngưỡng như một yếu tố lịch sử trong vương quốc Champa đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa. Kể từ đó, cộng đồng Chăm Ahier và Chăm Awal được định nghĩa như hai giáo phái tín ngưỡng khác nhau chứ không phải là hai thành phần dân tộc thuộc hai vương quốc khác nhau. Dù là Chăm Ahier hay Chăm Awal, họ đều là đứa con Champa xuất thân từ một nguồn gốc chung của lịch sử, có nghĩa vụ và vai trò như nhau trong tiến trình xây dựng và phát triển quốc gia Champa.

Xã hội Chăm có một truyền thống riêng biệt trong đó mối liên hệ giữa Chăm Ahier và Awal rất là chặt chẽ, đã truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiếc rằng sự tranh chấp ghế dân biểu giữa ông Lưu Quang Sang và Dương Tấn Thi vào năm 1972 đã làm tan rã mối liên hệ mật thiết giữa hai công đồng tín ngưỡng này, kéo theo phong trào chia rẽ tôn giáo và bài trừ Chăm Islam, một hiện tượng vẫn còn tái diễn tại hải ngoại, sau khi Lưu Quang Sang có mặt tại Hoa Kỳ.

Cũng vì mang thói quen bài trừ Chăm Islam từ quê nhà, cựu dân biểu Lưu Quang Sang cố tình xây dựng một biến cố vào năm 1996 mà người Chăm gọi là “con heo quay trên bàn tiệc của IOC-Champa”, đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng người Chăm Hồi Giáo. Ðối với họ, cử chỉ của Lưu Quang Sang đã mang biểu tượng của sự thách đố và chống đối Hồi Giáo. Chính đó là nguyên nhân giải thích tại sao Lưu Quang Sang phải ly khai ra khỏi IOC để thành lập một hội đoàn riêng mà ông ta là cố vấn và tham mưu kể từ năm 1996.

Trước biến cố này, tại sao Lưu Quang Sang không đứng ra giải thích hay xin lỗi bà con Chăm Islam, vì đây chỉ là sai lầm mang tính cách vô tình hay cố tình gì đó, để hàn gắn lại vết thương của dân tộc Chăm

Mặc dù đã ly khai ra khỏi IOC-Champa, nhưng Lưu Quang Sang không trả lại cho IOC-Champa tất cả những tài sản (như dụng cụ âm nhạc cổ truyền, y phục văn nghệ, v.v., chúng tôi chưa nói đến tiền quỹ của hội IOC) thuộc về quyền sở hữu của tổ chức này, với lý do là chờ lệnh của bà Phú Thị Mận. Thái độ này có thể bị hiểu lầm là cựu dân biểu Lưu Quang Sang chủ trương chiếm đoạt trắng trợn tài sản của IOC-Champa mà dân tộc Chăm phải biết đến sự thật của biến cố này.

Cũng vì không chấp nhận giá trị của truyền thống xã hội Chăm, cựu dân biểu Lưu Quang Sang lại nhúng tay vào vụ tố cáo cụ Dương Tấn Sở trước tòa án Hoa Kỳ về tội vớ vẩn mà chúng tôi không muốn nêu ra ở đây để bảo vệ linh hồn của người quá cố. Dù sao cụ Dương Tấn Sở cũng là bậc lãnh đạo tinh thần của dân tộc Chăm. Nếu cụ Dương Tấn Sở có vấp phải sai lầm gì đi nữa, tại sao ông Lưu Quang Sang không đến gặp cụ Sở trực tiếp theo truyền thống của xã hội Chăm để đặt vấn đề hầu tìm ra nguyên nhân của biến cố.

Ai cũng biết, cụ Dương Tấn Sở là đối tượng thù địch của Lưu Quang Sang từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng không vì thế mà Lưu Quang Sang lại tìm cách hạ bệ ông ta một lần nữa trên đất khách quê người. Chính đó là nguyên nhân buộc giới trí thức Chăm tiến bộ phải lên tiếng trên diễn đàn Champaka thể thông tri cho dân tộc biết thế nào là sư thật của của vấn đề liên quan đến cựu dân biểu Lưu Qang Sang.

 

*

Tóm lại, 6 biến cố mà chúng tôi vừa nêu ra không biểu tượng cho sự chia rẽ hay hiềm thù dân tộc trong nghĩa hiện đại của nó, mà là sự kháng cự của thế hệ trí thức Chăm tiến bộ chống lại hành động của 6 nhân vật người Chăm đã làm phiền hà xã hội từ mấy năm qua, đó là Nguyễn Văn Tỷ, Phú Trạm, Lưu Quang Sang, Thành Ðài, Chế Mỹ Lan và Quảng Ðại Cẩn. Và sự kháng cự này không mang nội dung chia rẽ dân tộc như một số người thường hiểu lầm, mà là phong trào đấu tranh của giới trí thức Chăm tiến bộ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để cho 6 trí thức Chăm này tiếp tục thống trị dân tộc Chăm, tàn phá di sản tinh thần Champa và chà đạp lên danh dự và quyền lợi chung của một tập thể. Chỉ có thế thôi.

 

C). Nguyên nhân phát sinh những biến cố

Bất cứ xã hội nào cũng phải trải qua bao sự thăng trầm. Nhưng mỗi sự thăng trầm đều có những nguyên nhân riêng của nó. Xã hội Chăm cũng không thể thoát ra khỏi qui luật này.

 

1). Tinh thần thiếu trách nhiệm của đàn anh

Ðọc qua những bài viết đăng trong Harak Champaka, nội dung email của bà con Chăm gởi đến tòa soạn và sau khi phân tích những biến cố đã xảy ra, chúng tôi tạm đưa ra lời kết luận rằng hầu hết biến cố đã xảy ra, từ vấn đề ngôn ngữ chữ viết, lễ tục Kate, Ðại Hội Champa 2007, Chính phủ Chăm lưu vong, hành động chê bai dân tộc và vua chúa, phong trào mạ nhục và phỉ báng nhau, v., v., đều phát sinh từ thái độ của nhóm trí thức Chăm quá chủ quan, không nghiêm túc, chỉ biết xử lý vấn đề xã hội theo ngẫu hứng và quan điểm của bè phái, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra.

Ðứng trước một đề tài của xã hội dù là trọng đại đến đâu đi nữa, một số trí thức Chăm hôm nay không bao giờ đứng ra mổ xẻ những chủ đề này một cách nghiêm túc, đắn đo từng chi tiết trước khi đưa ra kết luận. Họ không bao giờ đặt ra bao câu hỏi: sự quyết định của họ có phù hợp với truyền thống xã hội Chăm hay không có thể đi ngược lại với di sản tinh thần Champa hay không có mang đủ những yếu tố khoa học để biện minh cho sự quyết định của họ hay không có làm tai hại đến yếu tố đoàn kết dân tộc hay không có thể làm tổn thương đến danh dự và quyền lợi của dân tộc hay không, v.v. Chỉ cần một vài phiên hợp hay qua sự trao đổi cho có lệ chung quanh những thành viên cùng chung một phe nhóm, những giới trí thức Chăm này thường đưa ra ngay một biểu quyết chung cho vấn đề đại sự.

Sự cải biến Akhar Thrah Chăm hay sự thay đổi ý nghĩa lễ tục Kate là hai thí dụ điển hình để biện minh cho lý thuyết của chúng tôi

 

2) Duy trì tàn dư phong kiến

Những biến cố này còn phát xuất từ bản chất của một số đàn anh quen sống trong những thời buổi vàng son phong kiến dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, cố tình xây dựng lại vị trí và ảnh hưởng của họ (vì không có địa vị và danh vọng ở Hoa Kỳ) với bất cứ giá nào trên tập thể người Chăm tại hải ngoại hôm nay, bất chấp mọi hậu quả có thể xảy ra cho xã hội quá nhỏ bé này. Vì mục tiêu của giới đàn anh phong kiến này là tạo cho mình một thế đứng “ăn trên ngồi trước” bằng cách dựa vào bích chương đấu tranh bảo tồn văn hóa Champa để xây dựng cho mình một bè phái riêng chung quanh người thân và những ai cùng phe nhóm. Nhưng trên thực tế, chiến dịch này chỉ nhằm bảo vệ cho vị trí và ành hưởng của họ trong một tập thể dù chỉ tập trung vài gia đình người Chăm đi nữa.

Sự chia cách bà con Chăm Ahier tại Hoa Kỳ hôm nay thành hai phe nhóm do đàn anh phong kiến gây ra để bảo vệ cho oai quyền và ảnh hưởng của họ đã trở thành một dấu ấn của tàn dư phong kiến mà dân tộc Chăm không thể bỏ qua.

 

3). Sự sụp đổ thể chế pháp trị của đàn anh

Sự khủng hoảng này còn phát sinh từ một nguyên nhân khác mang yếu tố pháp trị.

Trong một quốc có chủ quyền, mọi hành động làm tổn thương đến nhân quyền và di sản tinh thần của dân tộc sẽ bị luật pháp trừng trị nghiêm khắc. Chính vì thế, dân tộc trưởng thành trong một quốc gia pháp trị không ai dám lợi dụng quyền tự do ngôn luận để mạ nhục, phỉ báng hay vu khống cá nhân người khác, cải biến ngôn ngữ chữ viết của quốc gia, vi phạm đến tín ngưỡng của một tập thể và nhất là không bao giờ sử dụng một cụm từ, chưa nói đến cả câu, có nội dung xúc phạm đến danh dự dân tộc hay bậc tiền nhân của quốc gia này.

Dân tộc Chăm là tập thể không có chủ quyền, nhưng xã hội Chăm vẫn duy trì được tôn ti trật tự từ mấy thế kỷ qua. Sự ổn định này phát xuất từ lòng tin cao độ của dân tộc Chăm vào luật tục của họ, tức là pháp lý bất thành văn, có đủ quyền lực tinh thần để trừng trị bất cứ ai không tôn trọng truyền thống xã hội của họ. Trong thời buổi đó, mọi sự liên hệ giữa thành viên người Chăm trong không gian của xã hội đều bị ràng buộc trong biên giới cổ truyền người Chăm, từ phong cách cư xử và đối xử cho đến trách nhiệm và bổn phận đối với cộng đồng và di sản tinh thần của dân tộc.

Năm 1972 đánh dấu cho sự thay đổi mô hình xã hội của người Chăm. Sự tranh chấp ghế dân biểu vào năm 1972, tiêu biểu nhất là sự tranh chấp giữa Lưu Quang Sang và Dương Tấn Thi, đã đưa đẩy xã hội cổ truyền và luật tục Chăm đi vào đổ nát, kéo theo sự sụp đổ ý thức hệ đoàn kết dân tộc, biến cộng đồng Chăm thành bãi chiến trường tranh chấp triền miền kéo dài từ thời Ðệ Nhị Cộng Hòa cho đến đất khách quê người, không hổ thẹn và cũng không biết mắc cỡ trước thế hệ đàn em trưởng thành trong một thế giới hoàn toàn tiến bộ tại hải ngoại hôm nay. Kể từ đó, mỗi người Chăm trong xã hội trở thành một thành viên độc lập, ly khai ra khỏi biên giới cổ truyền để xây dựng mối liên hệ với nhau qua tình nghĩa gia đình, bạn bè hay phe nhóm. Mỗi thành viên này có quyền xử lý trong mọi sinh hoạt của cộng đồng hoàn toàn theo phong cách riêng tư và quan điểm cá nhân của họ, vì qui chế truyền thống và luật tục Chăm không còn hiệu quả nữa kể từ 1972.

Sự từ chối của cựu dân biểu Lưu Quang Sang và một số trí thức đàn anh phong kiến tham gia Ðại Hội Champa 2007 để bàn lại vấn đề đâu là thực trạng của xã hội Chăm sau 175 năm Champa bị xóa bỏ trên bản đồ đã nói lên thế nào tinh thần đoàn kết của dân tộc Chăm một khi danh dự và quyền lợi dân tộc bị đe dọa.

 

4). Sự vắng mặt của cơ quan ngôn luận

Dân tộc Chăm tập trung hơn 100.000 người, nhưng vẫn là một tập thể không có cơ quan thông tin và nghị luận (báo chí, đài phát thanh và truyền hinh) để chuyển tải đến mọi người những sự thật của biến cố đã xảy ra trong xã hội qua các bản tin ngắn, những bài phân tích và phê bình nhằm phản đối những hành động hay mưu đồ của cá nhân hay tập thể đã làm tổn thương đến danh dự và quyền lợi của dân tộc.

Gần mấy thập niên qua, dân tộc Chăm là một tập thể mù chữ, không phải vì dân tộc này không biết đọc chữ, mà là không có chữ để cho họ đọc, hay nói một cách khác không có cơ quan ngôn luận chuyển tải đến họ những tin tức hầu giúp họ tiếp thu những yếu tố cần thiết để phán xét nguồn gốc của biến cố và nhận định ai là nhân vật chủ động trong biến cố này.

Vì không có cơ quan ngôn luận, dân tộc Chăm phải sống bên lề của sự thật, chỉ biết dựa vào dư luận và lời kể để phán xét vấn đề, dù dư luận và lời kể này chứa đựng những sai lầm đi nữa. Lợi dụng xã hội thiếu tổ chức và không có cơ quan ngôn luận, một số đàn anh phong kiến và đàn em thiếu nghiệm túc, tha hồ mà xử lý, tự do đưa ra quyết định, gây ra bè phái, tạo ra sự chia rẽ, v.v. theo định hướng và ước muốn riêng tư của họ.

 

D). Vai trò của Champaka

Tự do báo chí là quyền thiêng liêng của con người được công nhận trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Không phải vì thế mà người dân sống trong chế độ độc tài hay độc đảng, nhất là chế độ cộng sản, có quyền sử dụng báo chí như một diễn đàn để diễn đạt tư tưởng của họ một cách tự do. Hàng năm, người ta ghi nhận trên thế giới hôm nay, biết bao cơ quan báo chí bị đóng cửa, hàng trăm ký giả bị bắt đưa vào ngục giam, chưa nói đến hàng ngàn phóng viên báo chí bị khủng bố, đe dọa, tẩy chay bởi chính quyền độc tài và độc đảng.

Là đối tượng thù địch của chế độ chính trị, báo chí còn là kẻ thù hàng đầu của những tổ chức phá hoại, hệ thống buôn lậu, băng nhóm tham nhũng, dù là tham nhũng địa vị, tài sản hay trí tuệ đi nữa, không bao giờ chấp cơ quan ngôn luận bàn đến sự sinh hoạt hay quyền lợi của họ. Kể từ đó, tiếng nói của dân tộc Chăm không thể thoát ra khỏi mối đe dọa của những băng đảng này, vì xã hội Chăm vẫn còn chứa chấp một vài thành phần tham nhũng mà chúng tôi gọi là “tham nhũng trí tuệ”, tức là hành động buộc dân tộc Chăm phải tuân theo quan điểm, chủ thuyết, cách suy nghĩ và lý luận của họ.

Sự ra đời của Champaka vào năm 1999, một tổ chức ngôn luận nhằm bảo vệ chân lý cho dân tộc Chăm đã làm đảo lộn cả thế giới của thế hệ đàn anh phong kiến và đàn em thiếu nghiệm túc cấu thành một nhóm “tham nhũng trí tuệ”. Vì rằng, mỗi hành động, lời nói hay cử chỉ của họ không phù hợp với quyền lợi chung của dân tộc đều bị đưa ra ánh sáng, phân tích và mổ xẻ qua diễn đàn Harak Champaka hay Anakhan Champa. Kể từ đó, cơ quan ngôn luận Champaka đã trở thành một đối tượng thù địch của nhóm “tham nhũng trí tuệ” này.

Chỉ cần 2 bài viết đăng trong Harak Champaka phản đối Nguyễn Văn Tỷ về hành động kết tội dân tộc Chăm có 10 khuyết tật và tự tiện cải biến chữ Chăm truyền thống, bà con Chăm phải chứng kiến một hiện tượng vô cùng mới lạ đó là sự ra đời của hàng loạt email nặc danh (Moham, Daidudangdien, Dongvanmenh, Jayapandu, Nhomtrithuc, Damdrachampa, Champhanran, giusokelly, Quang Minh Triet, Thanh Tran. Dangpalei, Jaradah, v.v.), trong đó có cả email Ja Gala Jak phát xuất từ máy vi tính của ông Sang Lưu (Hoa Kỳ), bạn thân của Nguyễn Văn Tỷ, nhằm khủng bối, đe dọa, tẩy chay, mạ nhục, phỉ báng Ts. Po Dharma về tội sáng lập Champaka, mặc dù Ts. Po Dharma chưa có một lời nào đá động đến tên Nguyễn Văn Tỷ trong bài viết của ông ta.

Dân tộc tộc Chăm hôm nay không có bằng chứng gán cho Nguyễn Văn Tỷ là chủ nhân của những email nặc danh này, nhưng họ có quyền đưa ra quan điểm rằng Nguyễn Văn Tỷ phải là người có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhóm khủng bố trí tuệ này, vì nội dung của email nặc danh chỉ nhằm đập phá Ts. Po dharma và cơ quan báo chí Champaka để bảo vệ quan điểm sai lầm của ông ta. Nếu Nguyễn Văn Tỷ là trí thức chân chính, không nhúng tay vào tập đoàn viết email nặc danh này, thì ông ta đã lên tiếng phản đối nhóm khủng bố trí tuệ này từ lâu rồi.

Chỉ cần đọc email của Nguyễn Văn Tỷ gởi cho bà con Chăm vào đầu năm 2010 nhằm hạ bệ Ts. Po Dharma một cách vô cớ, kéo theo sự ra đời tức khắc email nặc danh của Bá Văn Anh và Thành Quang Hoàng, nhất là email nặc danh của Ðàng Năng Thành viết ngày 14-5-2010, độc giả đã thấy gì trong email này, ngoài việc tẩy chay Ts. Po Dharma, chống phá Champaka, xuyên tạc IOC-Champa để tôn vinh Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, bảo vệ quan điểm của Phú Trạm, Thành Ðài, Chế Mỹ Lan và Quảng Ðại Cẩn Chỉ có thế thôi.

Hành động của Nguyễn Văn Tỷ đã biểu lộ một số yếu tố cụ thể nhằm chứng minh rằng cuộc vận động của dân tộc Chăm nhằm bảo vệ cho chân lý, phải là một cuộc đấu tranh liên tục, kiên trì và cương quyết. Mặc dù dân tộc Chăm hôm nay không có chủ quyền, nhưng Nguyễn Văn Tỷ không ngần ngại yểm trợ cho nhóm nặc danh “tham nhũng trí tuệ” để hạ bệ và tẩy chay Ts. Po Dharma và cơ quan ngôn luận Champaka cho bằng được. Giả sử rằng Champa là quốc gia có chủ quyền, chắc chắn Nguyễn Văn Tỷ đã đưa Ts. Po Dharma và tồ chức Champaka vô trại giam từ lâu rồi, về tội giám nêu ra những sai lầm của ông ta. Ðây cũng là một hiện tượng mang mô hình đàn áp và dập tắc người Chăm làm nghề báo chí tại hải ngoại hôm nay.

Trước khi thành lập cơ quan ngôn luận, Ts. Po Dharma dư biết sẽ có những khủng bố, đe dọa và phỉ báng mà người Chăm không lương thiện sẽ dành cho ông. Nhưng ông đã từng khẩn định rằng bất cứ ai muốn dấn thân vào làm nghề bảo vệ chân lý và công bằng cho dân tộc Chăm thì phải chấp nhận những sự đe dọa thường trực của băng đảng “tham nhũng trí tuệ” này. Nhưng mục tiêu của người đấu tranh cho tự do báo chí và ngôn luận không phải thối lui để làm hài lòng nhóm người tham nhũng trí tuệ, mà là phải làm tròn trách nhiệm khai trừ họ ra khỏi xã hội Chăm và chuyển tải đến dân tộc này những sự thật của biến đã xảy ra trong bối cảnh xã hội hôm nay, bất chấp sự khủng bố và đe dọa của bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào và chính quyền nào. Vì rằng, xây dựng cơ quan ngôn luận vững chắc và độc lập đã là công tác góp phần bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc Chăm, luôn luôn làm hậu thuẫn cho dân tộc này để họ không còn bị thống trị nữa.

Từ ngày ra đời vào năm 2005, Harak Champaka đã làm lung lay cả hệ thống của nhóm trí thức “tham nhũng trí tuệ” không tôn trọng di sản văn hóa, ý thức hệ đoàn kết của dân tộc. Kể từ đó, cơ quan ngôn luận Champaka trở thành một chướng ngại vật khổng lồ hầu ngân chận bất cứ ai muốn làm phiền hà đến xã hội Chăm. Chính đó là những thành công rõ rệt mà tổ chức Champaka đã đem lại cho dân tộc Chăm.

Vì nhận thức vai trò của Champaka chỉ có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi chung của dân tộc, chứ không phải chủ trương hạ bệ cá nhân hay chia rẽ dân tộc như Nguyễn Văn Tỷ và Lưu Quang Sang thường nêu ra, ca sĩ Chế Linh đã đứng ra tuyên bố vào cuối tháng 12 năm 2009 rằng ông ta chấp nhận những sai lầm đối với dân tộc và sẵn sàng sửa đổi những sai lầm này để hàn gắn lại vết thương của dân tộc. Ðây là hành động rất là trân trọng đáng ghi vào trang sử để làm gương cho thế hệ kế tiếp. Chình vì thề ca sĩ Chế Linh không còn là hiện tượng trong sự khủng hoảng xã hội Chăm nữa.

 

*

Tinh thần thiếu trách nhiệm đối với di sản lịch sử, cách xử lý theo tư duy phong kiến, sự sụp đổ của xã hội cổ truyền và sự vắng mặt của cơ quan báo chí đã cấu thành những nguyên nhân chính yếu phát sinh ra những khủng hoảng trong xã hội Chăm hôm nay.

Muốn giải quyết những sự xáo trộn đó, dân tộc Chăm phải định nghĩa lại một cách rõ ràng thế nào là ý thức hệ đoàn kết dân tộc và giới trí thức Chăm tiến bộ phải xây dựng cho bằng được một cơ quan ngôn luận vững chắc, trung thực và độc lập với bè phái và hội đoàn để làm nhịp cầu trao đổi và đối thoại giữa thành viên Chăm trong tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau hầu giải quyết những sự khác biệt trong xã hội hôm nay.

Mộ xã hội không có sự đối thoại nghiêm túc và không có cơ quan ngôn luận vững mạnh chỉ là xã hội bế tắc trong đó dân tộc Chăm sẽ trở thành một tập thể bị thống trị, vì không ai đứng ra để bảo vệ cho chân lý, công bằng và lẽ phải, đấu tranh để bảo tồn giá trị di sản tinh thần, danh dự và quyền lợi của dân tộc.

 

Kết luận

Sự tranh luận hay bút chiến giữa trí thức người Chăm từ mấy năm qua chỉ giới hạn trong một biên giới rất rõ ràng, chung quanh 6 vấn đề mang tính chất thời sự, không biểu tượng cho sự tranh chấp hay chia rẽ giữa dân tộc Chăm trong nghĩa hiện đại của nó. Ðây chỉ là sự kháng cự của phong trào đấu tranh văn hóa Champa tại hải ngoại, còn gọi là phong trào Champaka, chống lại quan điểm sai lầm liên quan đến giá trị di sản văn hóa, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chữ viết và truyền thống xã hội do một nhóm trí thức Chăm đã gây ra, trong đó có 6 nhân vật tiêu biểu nhất, đó là Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Phú Trạm, Quảng Ðại Cẩn, Chế Mỹ Lan, Thành Ðài (vì Chế Linh là một nghệ sĩ chỉ có vai trò phụ thuộc mà thôi, nhưng đã chấp nhận hàn gắn lại vết thương của dân tộc rồi)

Theo chúng tôi, một khi 6 vị trí thức Chăm này chấp nhận những sai lầm mà họ đã gây ra nhằm:

1). Phục hồi lại thanh danh của dân tộc và vua chúa Champa.

2). Thống nhất lại ngôn ngữ chữ viết Chăm.

3). Nhận định lại thế nào ý nghĩa Kate của bà con Chăm Ahier.

4). Ðánh giá lại thế nào là quyền tự quyết của dân tộc.

5). Ðịnh nghĩa lại thế nào là ý thức hệ đoàn kết dân tộc.

6). Xác định lại thế nào là truyền thống của xã hội Chăm.

thì xã hội Chăm sẻ trở lại an bình và dân tộc Chăm sẽ tìm thấy một tương lai xán lạn hơn.

Sáu sai lầm mà chúng tôi vừa nêu ra không phải là sự biến động trong xã hội mang tính cách hệ thống, mà là những biến cố mang tính chất thời sự, phát xuất từ sự vô tình trong lúc hành động, thiếu đắn đo khi đưa ra quyết định cho những vấn đề trọng đại, thiếu nhận thức rõ rệt về giá trị đoàn kết dân tộc và di sản tinh thần Champa, thiếu quan tâm đến danh dự và quyền lợi chung của dân tộc mà thôi.

Bất cứ cuộc đấu tranh nào đều không thể tránh khỏi những sai lầm. Chính vì thế, 6 vị trí thức Chăm này không thể thoát ra khỏi qui luật này. Nhưng làm nhà đấu tranh thật sự cho dân tộc, chúng tôi tin rằng Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Phú Trạm, Quảng Ðại Cẩn, Chế Mỹ Lan, Thành Ðài sẵn sàng đón nhận những sai lầm đó như là một kinh nghiệm trong cuộc sống và không ngần ngại sửa chữa lại những sai lầm này hầu đem lại sự an vui cho xã hội Chăm hôm nay. Chỉ có thế thôi.

 

(Nguồn tư liệu : Harak Champaka số 42, ngày 19-5-2010)