Kỷ niệm 51 năm của cuộc vùng dậy Fulro: 1964-2015 Print
Written by BBT Champaka   
Friday, 18 September 2015 07:49
fulro 1-10

Ngày 19-9-2015 đánh dấu 51 năm của cuộc vùng dậy ở Buon Sapar (Banmethuot) vào ngày 19-9-1964, một trận chiến mở màng cho sự ra đời của phong trào Fulro, tên viết tắt của Front Unifié de Lute des Races Oprimées, tức là Mật Trận Đấu Tranh Thống Nhất của Dân Tộc Bị Áp Bức, do Thiếu Tường Les Kosem (Chăm Campuchia) và Y Bham Enoul (gốc Radhe, Việt Nam) lãnh đạo. 

 

Fulro là tổ chức liên minh tập trung ba mật trận:

  

• Mật trận giải phóng Kampuchia Nord (khu vực Champakasak, Lào)

• Mật trận giải phóng Kampuchia Krom (Đồng bằng sông Cửu Long)

• Mật trận giải phóng Champa (miền trung Việt Nam)

 

Là phong trào đấu tranh vũ trang của dân tộc Chăm và Tây Nguyên có trụ sở ở thủ đô Nam Vang (Campuchia) đặt dưới sự bảo trợ của chính quyền Campuchia thời đó, tổ chức Fulro đưa ra yêu sách buộc chính quyền Việt Nam phải trao trả lại đất đai đồng bằng sông Cửu Long cho dân tộc Khmer Nam Bộ và khu vực miền trung Việt Nam cho dân tộc Champa. Đây là lãnh thổ đất đai thuộc về vương quốc Champa và Campuchia mà Việt Nam đã chiếm đoạt trong những cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt.

 

Sự ra đời của Fulro vào năm 1964 đã làm đảo lộn bàn cờ chính trị ở miền nam Việt Nam thời đó. Fulro là mật trận vũ trang dùng súng đạn để làm công cụ đấu tranh. Lợi dụng tình hình bất ổn trước sự xâm nhập của Việt Cộng  và sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, Fulro dùng chính sách vừa đánh vừa đàm để làm áp lực, buộc chính quyền Sài Gòn phải nhượng bộ cho những yêu sách của mình:

 

1). Công nhận Fulro là một tổ chức đấu tranh vũ trang có văn phòng thường trực tại Banmethuot để làm nhịp cầu thương thuyết giữa đôi bên

 

2) Chấp nhận tái thiết lại qui chế toà án phong tục, xây dựng các trường trung học và trường cao đẳng như trường Y Ut ở Banmethuot dành cho em người Chăm và Tây Nguyên

 

3). Dành ưu đãi cho những con em Chăm và Tây Nguyên vào các trường cao đẳng và đại học cũng như bảo đảm công ăn việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp.

 

4). Hình thành Bộ Phát Triển Sắc Tộc mà Bộ Trưởng là nhận vật gốc Tây Nguyên do Fulro đề nghị.  Đây là cơ quan tối cao nằm trong nội các của chính phủ Saigon có trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi chương trình liên quan đến sự phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội của dân tộc Chăm và Tây Nguyên. Dưới quyền của Bộ Phát Triển Sắc Tộc có Ty Phát Triển Sắc Tộc ở cấp tỉnh nơi có dân cư Chăm và Tây Nguyên.

 

5). Công nhận dân tộc Chăm và Tây Nguyên có lãnh thổ đất đai riêng và ngân cấm sự du nhập người Kinh vào khu vực đất đai này.

 

6). Người nắm đơn vị hành chánh ở cấp quận (huyện), cấp xã hay thôn nơi có dân cư Chăm và Tây Nguyên, phải là dân tộc bản địa gốc người Chăm hay Tây Nguyên. Họ là trưởng đơn vị hành chánh kim cả toà án phong tục của dân tộc này.

 

7). Công an Việt Nam không có quyền bắt bớ người Chăm và Tây Nguyên nếu không có sự đồng ý của Quận Trưởng và Trưởng Ty Phát Triển Sắc Tộc.

 

8). Xoá bỏ qui chế quân dịch cho dân tộc Chăm và Tây Nguyên

 

9). Công nhận Fulro có đại diện trong quốc hội và thượng nghị viện của chính quyền Saigon

 

10) Ghi rỏ trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà có Hội Đồng Sắc Tộc, tức là quốc hội của  người Chăm và Tây Nguyên có trách nhiệm đưa ra những dự luật liên quan đến vấn đề của hai dân tộc này. Theo Hiến Pháp, Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà là chủ tịch Hội Đồng Sắc Tộc. Tổng thư ký thường trực đầu tiên của Hội Đồng Sắc Tộc thời đó là Thiếu Tá Dương Tấn Sở.

   

Sau 11 năm đấu tranh, tổ chức Fulro bị Khmer Đỏ tiêu diệt vào năm 1975, nhưng Fulro vẩn tiếp tục hoạt động dưới hình thức khác trên địa bàn Việt Nam, đã gây ra bao tiếng vang sau ngày sụp đổ Sài Gòn kể từ năm 1975 cho đến hôm nay.

 

*

Cũng vì tiếng gọi của Fulro nhằm đấu tranh phục hồi Champa, một vương quốc bị Việt Nam xoá bỏ trên bản đồ vào năm 1832, hàng ngàn chiến sĩ Chăm và Tây Nguyên đã chết vì nghĩa vụ, chấp nhận hy sinh xương máu của mình trên trận địa để làm sống lại tên gọi Champa. Họ là những chiến sĩ vô danh, đấu tranh vì dân tộc và chết vì quê hương thân thương đã đổ nát. Chính vì nguyên nhân đó, người Chăm và Tây Nguyên còn sống hôm nay không thể quay lưng với người đã chết, bỏ rơi họ trên nghĩa điạ hoang tàn không có người thăm viếng và cũng không có lời cầu nguyện cho linh hồn của họ trở về với cỏi thiên đường dành cho những chiến sĩ Champa đã chết trên trận địa.

 

Cũng vì ý thức đến những chiến sĩ Fulro đã nằm xuống, anh em Tây Nguyên ở tiểu bang North Carolina (Hoa Kỳ) sẽ tổ chức buổi lễ thường niên vào ngày 19-9-2015 nhằm kỷ niện 51 năm vể cuộc vùng dậy Fulo vào ngày 19-9-1964. Đây là buổi lễ mang đầy ý nghĩa lịch sử. Nhân dịp này, Ban Biên Tập Champaka xin chân thành gởi đến ban tổ chức và Nay Rong, cựu chiến sĩ Fulro có trách nhiệm tổ chức buổi lễ này, lời chúc mừng chân thành của Champaka cũng như lời tri ân và kính cẩn  nhất đến những chiến sĩ Fulro đã hy sinh xương máu trên trận địa hầu bảo vệ danh dự và quyền lợi của dân tộc Champa mất nước.

 

fulro 8
Nay Rong

 

Trong lúc dân tộc Tây Nguyên sắp cúi đầu làm một phút mặt niệm cho chiến sĩ Fulro vào ngày 19-9-2015 này, dân tộc Chăm sẽ làm gì cho những chiến sĩ Fulro đã nằm xuống? Đó là câu hỏi mà không ai có thể trả lời.

 

Một số hội đoàn Chăm như Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa cũng tổ chức hàng năm lễ tưởng niệm cho anh hùng liệt sĩ Champa đã hy sinh vì dân tộc, có một phút mặc niệm, có dâng vòng hoa chiến thắng trước đài chiến sĩ… Tiếc rằng buổi lễ này lại diễn ra vào ngày Kate, tức là lễ tục của người Chăm Balamon chỉ nhằm cầu xin các vị “thần linh Champa” đem mưa thuận gió hoà cho bà con Chăm, không liên hệ gì đến ngày “quốc lễ” để tưỡng niệm anh hùng liêt sĩ Champa.

 

Dân tộc Chăm hôm nay là tập thể “vong quốc” nhưng chưa hẳn là những kẻ “vong thân”. Chính vì thế, dân tộc này không thể nhằm lẫn  thần linh Ahier và Awal nằm trong danh sách Kate như Po Nagar, Po Rome, Cei Sit, Cei Praong, Ong Pasa Muk Cakléng, Nai Mâh Ghang, Po Li, Po Phuatimâh, v.v. với những vị “anh hùng liệt sĩ Champa” như Chế Bồng Nga, Chế Mân, Les Kosem, Y Bham Enoul, v.v. có công với đất nước.

 

Vương quốc Champa không thiếu ngày “quốc sử” nằm trong quá trình đấu tranh mà dân tộc Chăm hôm nay có quyền chọn lựa để làm ngày kỷ niệm cho anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc, như ngày:

 

• Thất thủ thành Đồ Bàn vào mồng 1 tháng 3 năm Tân Mão (âm lịch, 1471). Xem Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ, Quyển XII. NXB Hà Nội, 1993, trang 468).

 

• Champa bị xoá bỏ trên bản đồ vào tháng 3 năm Thìn (Chăm lịch, 1832). Xem Po Dharma, Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng 1802-2835. IOC-Champa, 2013, trang 121)

 

• Fulro vùng dậy ngày 19 tháng 9 năm 1964. Xem Po Dharma, Từ FLM đến Fulro: Cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số miền nam Đông Dương 1955-1975. IOC-Champa, 2012, trang 59.

 

Đó là 3 ngày “Quốc Sử ” mà Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa có thể chọn lựa để làm ngày “Quốc Lễ” Champa nhằm tưởng niệm những bậc tiền nhân có công với đất nước và đã nằm xuống vì đất nước. Tiếc rằng sự chọn lựa 3 ngày “quốc sử” này có thể trở thành vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Việt Nam hay cộng đồng người Việt ở hải ngoại hôm nay. Nhưng đã dấn thân vào cuộc đấu tranh cho dân tộc rồi, thì dân tộc Chăm phải chọn lựa  một trong hai giải pháp sau:

 

• Hoặc là cúi đầu để làm vừa lòng cho chế độ Hà Nội và cộng đồng người Việt ở hải ngoại

• Hoặc là ngưỡng đầu lên chọn ngày “quốc sử” để kỷ niệm những anh hùng liệt sĩ Champa đã nằm xuống vì đất nước, như dân tộc Tây Nguyên đã chọn ngày vùng dậy Fulro (9 tháng 9) để làm ngày “quốc lễ” của mình. 

 

Nhân dịp này, độc giả có thể đọc thêm những trang sử Fulro qua các bài viết sau đây đã đăng trên web Champaka.info:

 

Fulro: truyền thống đấu tranh của dân tộc Champa

Từ mặt trận FLM đến phong trào FULRO (1955-1975)

Bóng hình Fulro 1975-2004

Nguyên nhân sự vùng dậy của Fulro ở Buon Sapa 29-9-1964

Web của Thủ Tướng VN đăng bài chống tội phạm Fulro

Quan điểm về lễ ra mắt tác phẩm Fulro

Tại sao phải viết lại lịch sử Fulro

Trao đổi về biến cố ở Tây Nguyên

Nguyễn Khánh: Nhân chứng lịch sử của mặt trận Fulro

Lễ ra mắt tác phẩm Fulro

Ngôn Vĩnh: Fulro hay là tập đoàn tội phạm

Nguyễn Trắc Dĩ: Tìm hiểu phong-trào đấu-tranh Fulro, 1958-1969

G. C. Hickey: Lịch sử dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam

N. Ch. Labrie: Fulro

Vĩnh Lộc: Cái gọi là phong trào Fulro đòi tự trị

Lich sử Fulro Fulro

 

fulro 1
Hiệu kỳ Fulro
fulro 2
Hiệu kỳ Mật Trãn Giải Phóng Champa
fulro 3
Y Bham Enoul đang chào hiệu kỳ Champa ở Mật Khu - tử trận 1975
fulro 4
Thiếu Tướng Les Kosem, sáng lập viên Fulro - tử trần 1976
fulro 5

Y Bham Enoul, Chủ Tịch Mật Trận Gải Phóng Champa kiêm

Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Fulro

fulro 7
Trung Tướng Nguyễn Khánh trình bày hiệu kỳ Fulro trước báo chí vào tháng 9-1964
fulro 01

Tiểu  đoàn 181-Fulro. Tất cả những chiến sĩ Fulro trong hình này đã tử trận, ngoại trừ Po Dharma

(người đấu, từ trái sang phải)

fulro 02

Thiếu tá Osman, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 181-Fulro (hàng 1, chính giữa).

Tất cả những chiến sĩ Fulro trong hình đã tử trận, ngoại trừ Po Dharma (hàng đầu, bên trái). 

fulro 03

Thiếu Tá Souleiman (hàng thứ 3, người thứ 2 từ trái sang phải)  Tất cả những chiến sĩ Fulro  

trong hình này đều tử trận, ngoại trừ Po Dharma (hàng 2, thứ tư từ trái sang phải)

fulro 04
Tật cả chiến sĩ Fulro trong hình đều tử trận
fulro 06

Ja Yamrang (Huỳnh Ngọc Sắn, đeo gương, ngồi chính giữa)

Tất cả chiến sĩ Fulro trong hình này đềy tử trận, ngoại trừ Sani, hình đầu bên tay trái

fulro 05
Po Dharma, một trong 4 chiến sĩ Fulro gốc Panduranga còn sống sau năm 1975