Chia sẻ với Po Dharma về tác phẩm 33 năm cuối cùng của Champa Print
Written by Lý Nhân Tâm   
Sunday, 09 December 2012 15:26
po dharma 10
Pgs. Ts.Po Dharma

Lời của BBT Champa. Lý Nhân Tâm là cây bút của web. Tinparis.net có đăng bài viết mang tựa đề: Chia sẻ với tác giả Po Dharma và dân tộc Chăm về tác phẩm “Lịch sử 33 năm cuối cùng của Champa”. Nhân dịp này, chúng tôi xin trích đăng lại bài này trên web Champaka.info.

 

 

 

 

 

CHIA SẺ VỚI TÁC GIẢ PO DHARMA VÀ DÂN TỘC CHÃM VỀ TÁC PHẨM:

LỊCH SỬ 33 NÃM CUỐI CÙNG CỦA CHAMPA

Lý Nhân Tâm  

(http://www.tinparis.net/vn_index.html)

 

Đọc bài viết “Po Dharma, tác phẩm số III: " Lịch sử 33 nãm cuối cùng của Champado Ban Biên Tập Champaka giới thiệu vào ngày 4.11.2012, tôi không khỏi thán phục trước sự làm việc nghiêm túc, khoa học và bản lĩnh trong một công trình nghiên cứu lịch sử vì dân tộc Chãm của PGS.TS Po Dharma. Với tình hình hiện tại về cách quản lý thông tin một chiều và bao cảnh tù đày dành cho những con người dám đưa ra ý kiến phản biện trái chiều, chắc chắn công an văn hóa trong nước sẽ dùng “chiếc gương phủ màu chính trị” để soi vào những chi tiết “nhạy cảm” và có thể đặt nhiều mối nghi ngờ cho bài viết này “khoa học” hay “phản động”.  Bởi vì lịch sử Việt Nam  chính danh trong nước với đội ngũ các nhà khoa học tiến sĩ, giáo sư tầm cỡ từ trước đến nay có ai lên tiếng về những trang sử bi thương, tang tóc và nổi khổ nhục lầm than trong cảnh nước mất nhà tan, đầu rơi máu chảy của các tộc người trên đất Champa trong một giai đoạn lịch sử như tác phẩm này đề cập; Ngược lại, người dân trong nước chỉ quen nghe những giai điệu quen thuộc của “bài ca khải hoàn” ca ngợi những bậc tiền nhân Đại Việt trong công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi, nới rộng biên cương, mang lại đời sống ấm no cho người dân.

 

Nay một nhà nghiên cứu lịch sử người Chãm lại đặt một câu hỏi lớn về vấn đề:

 

“Có chăng chính sách đô hộ và chủ thuyết Việt Hóa vương quốc Panduranga-Champa mà các vãn bản tiếng Chãm đã kể lại, chỉ là một sự kiện lịch sử mang tính cách ngoại lệ trong quá trình của sự hình thành quốc gia Việt Nam hay là một truyền thống vãn hóa của người Việt, một dân tộc duy nhất ở khu vực đông Nam Á thường nâng cao chủ thuyết Nam tiến lên hàng đầu để xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia láng giềng ở phía nam, tức là Champa và Campuchia?”

 

Nếu tác giả cho rằng đây là “truyền thống của dân tộc Việt” trong “chiều dài Nam tiến” thì phải nói thêm “truyền thống đó được phát huy vào thời Cộng sản Việt Nam giai đoạn (1954-1975) vì trong thời Việt Nam cộng hòa vẫn còn dành quyền tự trị cho hai quận Phan Lý Chàm và An Phước.

 

Người Chãm có quyền đưa ra phán xét của mình về một hiện thực lịch sử với những minh chứng và cứ liệu rõ ràng, khách quan. Nhưng theo tôi nên xem đó là một “trường hợp ngoại lệ” do hoàn cảnh lịch sử và tình hình chính trị, xã hội trong và ngoài nước lúc đó. Thế giới và khu vực thời đó với bao cuộc chiến tranh giữa các quốc gia xảy ra và Chế Bồng Nga, một vị vua Chăm cũng đã từng làm mưa làm gió trên đất Đại Việt;  triều đình Thăng Long bao lần vườn không nhà trống, vua quan Đại Việt phải mất ăn mất ngủ trong suốt gần 30 nãm trong giai đoạn này.

 

Riêng về tổng quan tác phẩm qua bài giới thiệu của BBT Champaka, quan điểm khách quan của riêng cá nhân tôi quan tâm những nội dung dưới đây:

 

1).  Tác phẩm này cần được tôn trọng về giá trị lịch sử và giá trị thực tiễn vì:

Nếu như người Việt tự hào về truyền thống ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc qua các áng hùng vãn bất hủ như Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Lý Thường Kiệt:

 

“ Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

 

“Thiên cổ hùng vãn” của Nguyễn Trãi với  bài “Bình Ngô đại Cáo” còn vang vọng hồn núi sông:

 

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc – Nam cũng khác”

 

Thì lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Champa đáng được trân trọng và ca ngợi.

 

Được biết Vương quốc Champa hình thành từ thế kỷ thứ II với tộc người Malayu cư trú và có một nền vãn minh rực rỡ. Việc giao thương buôn bán ở các cửa biển Champa với các nước làng giềng rất sầm uất và phát triển. Quần thể Tháp Chăm hùng vĩ, đa dạng với những những kiến trúc độc đáo vẫn trường tồn và hiên ngang với thời gian qua bao cuộc chinh chiến đã là minh chứng hùng hồn cho một nền vãn minh của một quốc gia Champa xưa. Do vậy, hãy lấy tâm trạng và hồn nước linh thiêng của người Việt trong hai bài thơ nói trên, áp vào cho người Champa khi bị Đại Việt xâm chiếm để hiểu được tổ quốc của họ cũng thiêng liêng chứ không riêng gì người Đại Việt.

 

Do đó có một nhà sử học người Chãm đi nghiên cứu tìm những giá trị chân thật về lịch sử từ các tư liệu và minh chứng ngoài nước là điều đáng tôn trọng, đây không chỉ đơn thuần là một công trình khoa học mà còn thể hiện được tấm lòng yêu nước một cách sâu sắc và nghiêm túc của tác giả. Sự thật lúc nào cũng đáng quý và có giá trị. Mỗi trang sử về các cuộc chiến bao giờ cũng có hai mặt chia ra cho cả hai bên. Sẽ thiếu trọn vẹn nếu chỉ đọc một mặt của trang sử ấy.

 

2). Đánh giá về câu hỏi: “Cuộc tàn sát người Chãm của Minh Mạng có phải là sự trả thù cá nhân hay chủ trương “Việt hóa” mang tính truyền thống?”

 

“… Vua Minh Mệnh quyết định phải dập tắt nhanh phong trào Ja Thak Wa với bất cứ giá nào bằng cách đưa ra sắc lệnh đốt phá tất cả thôn làng người Chãm sống ven biển trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hầu ngăn chận người Chãm vượt biên sang Mã Lai để cầu xin viện trợ, tru di tam tộc những gia đình người Chãm nào có thành viên tham gia phong trào Ja Thak Wa và nhất là ra lệnh tăng lương cho quân viễn chinh của triều đình Huế có công chặt đầu 3 người Chãm mỗi ngày. Chính đó là nguyên nhân giải thích tại sao dân số Chãm chỉ còn chưa đầy 60 ngàn người vào đầu thế kỷ thứ 20.”

 

Po Dharma đưa ra nhận định rằng đây không phải là chính sách của vua Minh Mệnh nhằm tiêu diệt người Chãm vì yếu tố hận thù dân tộc mà là phương pháp trả thù của vua Minh Mệnh chống lại dân tộc Chãm về tội theo Lê Vãn Duyệt và Lê Vãn Khôi ở miền nam và cổ động cho phong trào « thánh chiến Hồi Giáo » trong khi đó triều đình Huế đang đương đầu với cuộc bành trướng Thiên Chúa Giáo trên lãnh thổ của quốc gia này.

 

Cuộc tàn sát người Chãm trong thời Vua Minh mạng đã bị các triều đình sau đó và các sử gia lên án. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một tòa án quốc tế nào hay một công trình khoa học nào trong nước xem xét và đánh giá lại “tội ác” mang tính “diệt chủng” này. Do vậy việc tác giả Po Dharma đưa ra nhận định trên cho thấy tình hình phức tạp của xã hội lúc đó và dù lý do gì đi nữa thì “lưỡi gươm” mang màu sắc chính trị truy sát dân lành đến tận cùng là tội ác.

 

3). Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm mà là  nhiều dân tộc khác; Champa cũng không phải là quốc gia tập quyền chính trị ở trung ương mà theo thể chế liên bang của nhiều tiểu vương quốc.

 

Cũng trong công trình nghiên cứu này, Po Dharma tập trung những tư liệu có giá trị về mặt lịch sử nhằm bác bỏ ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng Champa là một vương quốc có thể chế trung ương tập quyền như tổ chức chính trị ở Việt Nam hay Trung Quốc. Theo quan điểm Po Dharma, Champa không phải là một quốc gia tập quyền chính trị ở trung ương, nhưng là một thể chế liên bang fédération) tập trung nhiều tiểu vương quốc như Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga. Nhưng cũng có đôi lúc, dù thời gian không kéo dài cho lắm, Champa cũng có một thể chế liên hiệp các quốc gia (confédération). Hoàn toàn khác hẳn với quan điểm của nhiều tác giả đã viết về Champa, Po Dharma tập trung tư liệu để chứng minh rằng Champa không phải một vương quốc dành riêng cho dân tộc Chãm và do người Chãm cai trị, mà là một quốc gia đa chủng tộc, bao gồm nhiều sắc dân như Edhé, Jarai, Banar, Sédang, Katu, Hroi, Cru, Raglai, Kaho, Stieng, Mạ, v.v. trong đó có dân tộc Chãm. Mỗi sắc tộc đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong vương quốc này.

 

Như vậy Champa đã có tư tưởng chính trị theo hướng dân chủ từ rất sớm. Nếu không có những bước ngoặc lịch sử về các cuộc xâm chiếm của đại Việt thì có thể Champa phát triển độc lập theo mô hình liên bang dân chủ như Malaysia hoặc Singapore (trong khu vực Đông Nam Á) hiện nay.  Sự độc lập, tự do, tự chịu trách nhiệm và tôn trọng sự khác biệt về vãn hóa, tín ngưỡng của các tiểu bang trong một quốc gia đa chủng tộc là một hướng chính trị dân chủ, tôn trọng quyền con người. Một con đường chính trị tiến bộ mà Champa đã tiếp cận từ rất sớm, đây cũng là lý do giải thích cho những xáo trộn về tổ chức xã hội trong các dân tộc thiểu số ở miền trung tây nguyên hiện nay khi họ phải bị quản lý trong chế độ cộng sản độc quyền.

 

4). Quá khứ, hiện tại, suy ngẫm và mong đợi

 

Tác phẩm nói trên của PGS.TS Po Dharma là một bức tranh lịch sử của 33 nãm cuối cùng của Vương quốc Champa bị suy tàn và thất thủ trước cuộc xâm chiếm của Đại Việt.

 

Người Việt đã từng tàn sát và truy đuổi tận cùng các tộc người trên đất Champa xưa đã đi vào lịch sử trong quá khứ. Nhưng các câu hỏi về công trình dự án quốc gia hiện nay như khai thác bauxite Tây nguyên, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, tiềm ẩn nguy cơ cao về hiểm họa đối với  tính mạng con người lại đặt trên vùng đất các tộc người thiểu số có núp bóng trá hình “diệt chủng” hay không?

 

Chính sách Việt hóa từ thời Vua Minh Mạng trong quá khứ cho đến cuộc di cư ào ạt của người Kinh phía bắc vào Tây nguyên và nam Trung Bộ đã phá vỡ không gian văn hóa, xáo trộn đời sống người bản địa cùng với các cuộc tranh chấp, khiếu kiện đất đai dai dẳng, triền miên…liệu có phải là chủ trương “đồng hóa”?

 

Trung quốc là quốc gia Cộng sản với chính sách “cay nghiệt” cho người Tây Tạng, sẵn sàng tiêu diệt phái “pháp luân công” vì tiềm ẩn nguy hại chính trị. Lẽ nào chiêu bài vô nhân tính không tuân thủ luật nhân quyền quốc tế lại giành cho người dân tộc thiểu số ở miền trung và Tây nguyên hiện nay ở Việt Nam trong khi họ rất hiền lành, chân thật và nghèo khổ.

 

Công ước về luật bản địa đã ra đời, với tất cả những cứ liệu lịch sử về bản địa mà tác phẩm trên là một trong những tài liệu khoa học có ý nghĩa quan trọng; cùng với các minh chứng hiện tại về những vi phạm quyền bản địa của chính quyền CSVN hiện nay như chiếm đoạt đất đai, hủy hoại văn hóa, thắt chặt an ninh, bao vây kinh tế…, dân tộc Chãm sẽ giành được thắng lợi về Quyền bản địa cho dân tộc mình  ở bàn họp Liên hiệp quốc vào tháng 11 nãm 2012 tại Thụy sĩ lần này. Niềm tin đó là có cơ sở vững chắc, đơn giản vì đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa.

           

Lý Nhân Tâm

10.11.2012

 

03 panduranga 1 copy

Lịch sử 33 năm cuối cùng của

vương quốc Champa, xuất bản tại Paris 1987