Quá đau buồn trước thực trạng di sản văn hoá Chăm Print
Written by Sohaniim   
Wednesday, 10 September 2014 07:40
hanim 10
Sohaniim

Qu tht, tôi rt bun khi trông thy các hình nh (phần dưới) như thế này dù trên facebook hay ngoài đi. Thc trng này đang din ra, nó buc tôi phi nói, phi lên tiếng dù ch là mt cá th yếu t trong cng đng thiu s.

 

Là một đứa con dân tộc Chăm, tôi xin có đôi lời cùng các bạn Chăm nói riêng, những người yêu quý Chăm nói chung.

 

Trước tiên tôi xin cảm ơn!

 

Cảm ơn các bạn phóng viên, các nhà nghiên cứu, nhờ các bạn mà văn hóa Chăm chúng tôi được nhiều người biết đến. Chính vì thế, hàng năm khi lễ truyền thống của dân tộc chúng tôi diễn ra người người lại nô nức, hớn hở kéo đến, đền tháp linh thiêng của dân tộc chúng tôi được viếng thăm nhiều hơn,.. Tất cả đều phát xuất từ lòng yêu mến và muốn tìm hiểu văn hóa chúng tôi.

 

Quý lắm thay!

 

Thế nhưng nhìn hình ảnh này tôi đã xót, xót lắm. Bạn biết tôi xót điều gì không? Các bạn đang dối lừa thần linh chúng tôi đấy! Bởi vì sao?

 

Tôi nhớ như in, lúc còn nhỏ khi gia đình cúng kính, bởi còn trẻ dại tôi chẳng hiểu gì cứ loay hoay trước mâm cúng, đứng trước hướng người ta làm lễ (akaok ciew bang). Ông tôi nói “U-khin” chỉ nghe đến u-khin thôi tôi vội bước ra chỗ khác, mặc dù tôi chả biết u-khin là gì. Và bọn trẻ chúng tôi ai cũng sợ u-khin, vì từ này phát âm tưởng là Ong Khin, nhưng thực tế là không phải như vậy. Ukhin phát xuất từ tiếng Pali: “Akinna” ám chỉ “cấm kỵ, phạm thần, phạm thượng”.

 

Thời gian cứ trôi đi, tuổi thơ tôi đã nghe rất nhiều đến từ này. Nó như một điều cấm bất thành văn trong trí nhớ của chúng tôi. Lớn lên tôi đã hiểu nhiều hơn về u-khin.(Sẽ nói về u-khin trong phần tiếp theo).

 

Trở lại câu chuyện “các bạn và văn hóa chúng tôi”. Tôi trông thấy các bạn cầm rất nhiều máy ảnh, treo lủng lẳng trước ngực, mỗi dịp lễ, đặc biệt là lễ hội Ramawan, Rija Nagar, Katé. Khi chức sắc Chăm đang hành lễ, nhóm người gọi là nghiên cứu, nhiếp ảnh gia, nhà báo, v.v. không có nhiệm vụ trong lễ tục, bao vây các chức Chăm … Tôi có cảm giác như các vị chức sắc Chăm đang ngợp thở trước ống kính hay thân hình đồ sộ của các bạn, hoặc nói cho vui rằng khi các bạn vây quanh như thế vô tình các bạn đang chiếm hết chỗ của thần linh chúng tôi, trông thấy cảnh ấy chắc thần Yang trốn biệt xứ.

 

hanim 20-1
Chỗ nào cho thần linh của dân tộc Chăm?

 

Khi các bạn lên tháp chúng tôi, nếu nói đó chỉ là nơi để các bạn đến du lịch hay đến vì mục đích nào đó của các bạn. Nhưng các bạn có biết đó là nơi linh thiêng và là niềm tự hào nhất của dân tộc Chăm chúng tôi không?

 

Thế nhưng đến nơi ấy, các bạn đã làm rất nhiều điều đi ngược với văn hóa chúng tôi. Đứng trước thần linh chúng tôi, các bạn ăn mặc hở hang, thô tục, hay các bạn dùng những bó nhang nghi ngút khói, có khi các bạn còn dám sờ lên đầu pho tượng thần chúng tôi. Đối với dân tộc Chăm cánh cửa tháp chỉ mở khi có lễ tục diễn ra, thế nhưng vì ai mà cửa linh thiêng kia ngày nào, giờ nào cũng toang mở… Chính đó người Chăm chúng tôi gọi là u-khin.

 

hanim 20-3
Trang phục gây phản cảm đối với văn hóa tâm linh Chăm

 

 

Vậy cho tôi hỏi các bạn dăm ba câu:

 

• Nhìn thấy hình ảnh trên các bạn sẽ nghĩ gì?

 

• Các bạn có khi nào ăn mặc hở hang khi cúng kính thần linh hay tổ tiên các bạn không?

 

• Các bạn nghiên cứu văn hóa Chăm chúng tôi để làm gì, để rồi hành xử với văn hóa chúng tôi như vầy?

 

• Các bạn đã làm gì khi văn hóa chúng tôi ngày càng mai một, di tích tâm linh của chúng tôi bị xâm thực và biến dạng?

 

hanim 20-2
Đền tháp Chăm trở thành bức tường đóng rác của các nhà thơ

 

• Phải chăng các bạn muốn một nền văn hóa mất đi, để rồi lục lọi, kiếm tìm nhằm phô trương cái danh của các bạn?

 

Dân tộc Chăm chúng tôi luôn niềm nở, hòa đồng, các bạn hãy để lại trong con mắt của chúng tôi về hình ảnh lịch sự của các bạn. Hãy tôn trọng văn hóa chúng tôi. Như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn.

 

“Đền tháp của chúng ta có thể bị bê-tông hóa, nhưng đừng để tâm hồn chúng ta hóa bê-tông”

 

Chân thành.

 

Sohaniim

 

hanim 20-4
Po Klaong Garai ngộp thở vì nhan khói.