Ja Tu & Sikhara: Học chữ Chăm truyền thống đơn giản hơn Print
Written by BBT Champaka.info   
Friday, 31 May 2013 13:19
tu 10
Đàng Năng Tủ

« Học chữ Chăm truyền thống ở Palei Chăm » là bài viết của Ja Tu Hamu Crok và Sikhara đăng trong trong tác phẩm : Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành vào năm 2011, trang 33-41. Nội dung bài viết nhằm trình bày phương pháp dạy và học chữ Chăm truyền thống trong tầng lớp tu sĩ, chức sắc và người Chăm bình dân ở làng Chăm hôm nay. 

 

Ja Tu Hamu Crok tên thật là Đàng Năng Tủ, 52 tuổi người làng Bầu Trúc, Ninh Phước, Ninh Thuận và Sikhara là Đàng Thanh Quốc Thuận, sinh viên khoa Nhân Học, Đại Học TP. HCM. Theo lời nhận định của Ja Tu Hamu Crok (thế hệ lớn tuổi đi trước học tiếng Chăm theo kiểu truyền thống) và Sikhara (thế hệ đi sau học tiếng Chăm của Ban Biên Soạn ở trường tiểu học), dạy và học tiếng Chăm theo phương pháp truyền thống là đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, có hiệu quả hơn là học tiếng Chăm mới theo kiểu cải biên của Ban Biên Soạn.

 

Trong bài viết này, hai tác giả đưa ra một số nhận định về phương pháp dạy và học chữ Chăm truyền thống trong thôn làng Chăm hôm nay, dành cho hai thành phần sau đây:

 

• Giới tu sĩ và chức sắc

• Giới bình dân

 

Quan bài viết, hai tác giả cho rằng học Akhar Thrah Chăm theo cách dạy truyền thống rất đơn giản. Nếu người nào đã biết nói tiếng Chăm, chỉ cần học và đọc được tên 12 con giáp (tikuh, kabaw, rimaong, tapay, nagarai, ula anaih, asaih, pabaiy, kra, manuk, asau, pabuei), thì học viên này có thể đọc được văn bản Chăm một cách dể dàng. Đây là câu chăm ngôn chứa đựng một nội dung rất khoa học nhằm giải thích rằng, muốn biết đọc chữ Chăm, thì học sinh phải học thuộc lòng và nhận diện rỏ ràng những chữ cái (Ina Akhar) trước tiên, tức là nguyên âm, phụ âm và nhị trùng âm (diphtongue) như ei, ao, au, v.v. Vì rằng, trong danh sách tên 12 con giáp chứa đựng hầu hết những mẫu tự (Ina Akhar) của Akhar Thrah Chăm, ngoại trừ nhị trùng âm <aow> (phát âm là o, như học trò) trong chữ Laow (người Tàu) hay Pataow (chỉ bảo).

 

Nhìn qua trình độ con em Chăm học tiếng Chăm gần 5 năm theo chương trình của Ban Biên Soạn, nhưng không đọc được chữ viết Chăm do ông cha để lại, không phải vì chữ Chăm khó học mà phương pháp gỉang dạy tiếng Chăm của Ban Biên Soạn quá rườm ra, thiếu khoa học, phát xuất từ sự sáng chế âm nặng, âm nhẹ, âm dài, âm ngắn, âm cao, âm thấp, âm trầm v.v. để áp dụng vào chữ viết. Ban Biên Soạn còn xử dụng Hua Baluw một cách tự tiện, chế biến Paoh Gak cho hệ thống Akhar Thrah Chăm và lược bỏ Dar Tha trong ký hiệu Traoh Aw đã gây ra bao khó khăn cho con em học chữ Chăm và vô tình tàn phá đi hệ thống ngôn ngữ chữ viết của dân tộc này.

 

Theo quan điểm của BBT Chanpaka.info, Ban Biên Soạn đã nhận định sai lầm về luật ngôn ngữ học, đó là chữ viết không phải là ký hiệu để ghi âm tiếng nói, mà là qui định chính tả của một từ. Tiếng nói có cách phát âm thường thay đổi theo không gian, thời gian và nơi chốn, nhưng chữ viết luôn luôn cố định. Kể từ đó, một từ có thể đọc ba cách khác nhau tùy theo câu và ngữ cảnh. Urang palei caok gem caok gam coak (người thôn Hiếu Lễ, vừa khóc, vừa bóc) là thí dụ điển hình. Người học phải học thuộc lòng những bất qui tắt này.

 

Xin bấm vào đây để xem : « Học chữ Chăm truyền thống ở Palei Chăm »

 

bia