Po Dharma trả lời cho Quảng Đại Cẩn về hội thảo 4-2017 ở Hà Nội Print
Written by Pgs. Ts. Po Dharma   
Thursday, 30 March 2017 23:08
hoi thao thang 4 10
Pgs. Ts. Po Dharma

Ngày 29-3-2017, Ts. Quảng Đại Cẩn có nhã ý mời Pgs. Ts. Po Dharma sang Việt Nam để tham gia hội thảo về ngôn ngữ và chữ viết Chăm sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 22-4-2017 này. Trong thư, Ts. Quảng Đại Cẩn viết rằng:

 

“Sa-ai Po Dharma ranam. Nhân dị em được mời báo cáo về cấu trúc chính tả Cham tại Hội Thảo Hà Nội ngày 22/4/17. Kính mời anh đến dự với tư cách là PGS TS của Viện Viễn Đông Pháp. Mong em trả lời sớm để họ gởi giấy mời. Dịp này cũng có TS Phu Van Han Viện Phó Viện KHXH tp HCM, Nhà thơ Inrasara Phú Trạm. Rất mong anh tham dự. Karun - TS Can Quang”

 

Pgs. Po Dharma trả lời cho Ts. Quang Cẩn

 

Quang Cẩn thân

 

Anh là đứa con Champa vong quốc nhưng không bao giờ chấp nhận làm kẻ vong thân. Cũng vì trung thành với lý tưởng này, anh đã ra đi từ năm 1968 để tham gia phong trào Fulro đấu tranh đòi quyền tự trị ở khu vực Tây Nguyên Champa.

 

Sau ngày Fulro bị Khmer Đỏ tiêu diệt vào năm 1975, anh tiếp tục bôn ba ở hải ngoại, vì không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản chiếm đoạt đất đai của dân tộc Chăm sau năm 1975, nhưng chưa hoàn trả lại cho dân tộc này hay bồi thường môt cách xứng đáng. Đối với anh, đây chỉ là chính sách bót lột dành cho dân tộc Chăm thua trận thì đúng hơn, vì rằng ruộng đất của người Chăm là bất động sản do mồ hôi nước mắt của họ tạo ra từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứ không phải tài sản do nhà nước Việt Nam bố thí cho họ.

 

Trong những thời Nam Tiến, Việt Nam đã chiếm trọn lãnh thổ Champa chạy dài từ từ tỉnh Quảng Bình đến vịnh Cam Ranh. Hôm nay dân tộc Chăm chỉ còn vài mảnh vụn đất đai nằm trong hai tỉnh Ninh Thuận và Binh Thuận hầu nuối sống bản thân qua ngày. Các cấp lãnh đạo của Việt Nam đều dư biết vấn đề đó, nhưng chính quyền Hà Nội vẫn áp dụng chính sách chiếm đoạt ruộng đất của dân tộc Chăm, biến họ thành tập thể vô sản nghèo đói bần cùng, vì không còn đất đai để canh tác.

 

Là thành phần ly khai đang sống lưu vong ở hải ngoại, anh cũng không bao giờ chấp nhận chủ trương của nhà nước Viêt Nam nhằm xoá bỏ vào năm 1975 “qui chế thổ dân” dành cho “dân tộc Chăm bản địa” mà vua Thiệu Trị đã ban hành vào năm 1841 và có hiệu lực cho đến thời Việt Nam Cộng Hoà. Cũng vì xoá bỏ qui chế thổ dân này, xã hội Chăm hôm nay đang rơi vào con đường hổn loạn, không còn nhà lãnh đạo tinh thần, không còn tôn ti trật tự, chờ ngày bị đồng hoá thành những kẻ lai căng mất gốc.

 

Với tư cách là chuyên gia về Champa học, anh cũng không bao giờ chấp nhận chính quyền Hà Nội đã dùng mưu kế tuyển chọn vài trí thức Chăm mù quáng làm tay sai cho chế độ để chỉnh sửa chữ Chăm có “paoh gak”. Em là một nhân vật nằm trong nhóm tay sai cho chế độ để phá hoại chữ Chăm, vì em giám tuyên bố rằng chữ Chăm có “paoh gak” nhưng không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào. Đây là hành động vô văn hoá và phá hoại nguồn gốc chữ viết Chăm, cần phải tảy chay ra khỏi xã hội này.

 

hoi thao thang 4 20-1

 

Và em đừng quên rằng chữ viết Chăm không phải tài sản riêng tư của em hay của Ban Biên Soạn, mà là di sản thiêng liêng của dân tộc Chăm. Chính vì nguyên nhân đó, không ai có quyền cải biến hay chỉnh lý chữ viết Chăm một cách tuỳ tiện và mù quáng, dựa vào cách suy diễn riêng tư của các nhân của mình.

 

Cũng cần cho em biết rằng anh sẵn sàng trở về Việt Nam để tham gia và hợp tác, với điều kiện là chính quyền Hà Nội phải chấp nhận:

 

• Phục hưng lại “qui chê thổ dân” dành cho “dân tộc Chăm bản địa” do vua Thiệu Trị ban hành vào năm 1841 và có hiệu lực cho đến năm 1975.

 

• Trao trả lại cho dân tộc Chăm hay bồi thường một cách xứng đáng tất cả ruộng đất của dân tộc Chăm mà chế độ Hà Nội đã chiếm đoạt sau năm 1975.

 

• Chỉnh sữa lại những sai lầm trong sách giáo trình dạy chữ Chăm của Ban Biên Soạn bằng cách xoá bỏ 3 ký tự lai căng do Ban Biên Soạn tự tiện chế biến, đó là:

 

–      Ký tự “paoh gak”

–      Kỳ tự “craoh aw” không có “dar tha”

–      Ký tự “dar tha dar dua” có “hua baluw”

 

Cám ơn em có nhã ý mời anh tham gia hội thảo tháng 4 tại Hà Nội để bàn về chữ viết Chăm.

 

Po Dharma