Chăm trong cuộc sống hôm nay và hệ luỵ văn hoá Print
Written by Lưu Tặng (độc giả trong nước)   
Saturday, 24 June 2017 07:41
tang 10
Lưu Tặng

Sống trong một xã hội bần loạn, con người ta không thể tốt hơn nếu cứ lấy điểm tựa ở cơm áo gạo tiền. Ngày ngày chúng ta cứ nghe hoài điệp khúc thực phẩm bẩn “người Việt giết người Việt”, tham ô hối lộ, đâm chém nhau, bắn bỏ nhau vì chức tước danh vọng… sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để riêng mình được sung sướng. Thì đâu còn chữ “Tình người” hiện hữu, và đâu thể tin vào ai.

 

Chàm cũng vậy, bao thăng trầm lịch sử đi qua chàm không thể xuôi chiều theo sự an bài định mệnh và phải lăn lộn với cuộc sinh tồn. Ngày xưa người ta sống thuận tự nhiên nên được ân sủng từ mẹ thiên nhiên. Người Chăm chỉ đơn thuần “lên rừng chẻ củi hái rau, xuống đồng bắt cá nhặt cua hái gặt” thế là đủ để sống một sống an nhàn. Còn những bậc trí thức thì thành quả lao động là những Ariya để đời, chưa nói đến xa hơn nữa Chàm bức phá hơn cả loài người ở thời hiện đại, bằng chứng là ngôn ngữ chữ viết và ngay cả những ngọn tháp sừng sững ngàn năm trầm buồn nhìn hậu thế chơi vơi.

 

Ngày nay Chàm đã khác để phù hợp với đời. Chàm bỏ làng đi tìm hạnh phúc nơi đồng tiền, có người bán bươn có kẻ cày bừa, đàn ông làm thuê phụ hồ, đàn bà ở đợ giúp việc nhà, khá hơn đồng vợ đồng chồng đi làm công ty, còn thế hệ thanh niên thì cũng không thể khác, học hành đến nơi đến chốn mà chẳng được việc làm ra trò. Muốn kiếm được một ghế công chức khó như mò ngọc dưới đáy sâu, người ta thường ví với câu “nhất thế nhì thân tam quyền tứ chế”. Thì làm sao có thể trụ vững nơi quê nhà. Từ đấy nhiều hệ lụy bao trùm gây nhiều phiền não cho thế hệ mai sau. Vì đồng tiền con người ta bất chấp mọi thủ đoạn. Như trong trường hợp ở bài viết trước đây của tôi “SỰ QUẤY NHIỄU CỦA QUỶ SỨ NƠI THÁP CHĂM POROME” là một dẫn chứng. Đó một hệ lụy từ xã hội đến văn hóa.

 

Sau một thời gian có lễ tác động được xã hội, tôi đã quyết định dừng lại bài viết trên cũng là vì bày tỏ sự tôn trọng và thứ tha cho cộng đồng. Không muốn gây thêm nhiều sự hiểu nhầm bởi mỗi suy nghĩ một khác. Vô tình đã tạo sân chơi cho những hiềm khích cá nhân. Mỗi chúng ta có một niềm tin vào tín ngưỡng mỗi khác. Nhưng không phải bất chấp mọi thủ đoạn làm rẻ đi linh hồn dân tộc. Tháp là nơi thiêng liêng thờ tự đấng thần linh. Chúng ta chỉ có nhiệm vụ tế lễ vào dịp đầu năm Chăm lịch và Kate. Ngày xưa khi vương quốc Champa còn thịnh trị không phải ai cũng lên tháp được, chỉ có chức sắc và bậc tu sĩ Bà-la-môn vào hành lễ, xong nhiệm vụ và bước ra theo một quy định rõ ràng. Ngày nay Chăm không còn cai trị đền tháp nên mọi thứ trở nên xáo trộn trong một xã hội chung.

 

Tốt đẹp là ở chúng ta, mỗi người có một ý thức riêng để bày tỏ lòng thành kính với đời mình. Đẹp trong mỗi chúng ta và lan tỏa với người. Sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng, cha mẹ xấu đừng mong con mình đẹp nên muốn con ngoan chúng ta phải là người biết lễ phải, hành động để con bắt chước mới dạy được con cháu sau này.

 

Nguồn: Trích từ Facebook Lưu Tặng

 

tang 20  copy