Trại Hè Thanh Niên Champa 2005 Print
Written by BTC Trại Hè   
Saturday, 17 March 2012 10:17
trai he 01
Phụ nữ Champa

Theo đúng lịch trình ấn định trong phiên họp tại thành phố San Jose ngày 29-5-2005, Trại Hè Thanh Niên Chăm năm 2005 đã diễn ra trong 3 ngày, 8, 9 và 10 tháng 7 năm 2005 với thành quả tốt đẹp, vừa vui chơi thoải mái trong cảnh trí thiên nhiên núi rừng, vừa mang một ý nghĩa sâu sắc trong tình nghĩa đồng bào thắm thiết. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, người Chăm tại hại ngoại, gồm đủ thành phần nam, nữ, già, trẻ, không phân biệt tôn giáo, địa phương hay quan điểm chính trị đã có dịp gặp gỡ, làm quen và kết bạn thân tình với nhau. Chúng tôi xin trình bày sơ lược về diễn tiến sinh hoạt Trại Hè Thanh Niên Chăm năm 2005 như sau:

 

A. Thành phần tham dự:

Tổng số trại viên đến tham dự là 147 người, trong đó số người đến từ các quốc gia, thành phố và các khu vực Hoa Kỳ như sau:

1. Anaheim 11 người
2. Pomona 11 người
3. Fullerton 1 người
4. Irvine 9 người
5. Tustin 5 người
6. Riverside 9 người
7. Santa Ana 43 người
8. San Jose 28 người
9. Sacramento 10 người
10. Portland 5 người
11. Seattle 2 người
12. West Covina 3 người
13. Malaysia 3 người
14. Pháp 2 người
15. Trung Quốc 1 người
16. Ấn Ðộ 1 người
17. Ba Tư 3 người

 

B. Chương trình sinh hoạt

- Ngày 8 tháng 7 năm 2005: Ðón khách, dựng trại, sinh hoạt lửa trại từng nhóm.

Ðặc biệt, nhóm Sacramento, với tài sáng tạo và hài hước bẩm sinh của mình đã linh động đi thăm các nhóm trại bạn tại các khu A, B và D bằng những tiếng hát dân ca Chăm vui nhộn nhằm cổ võ các bạn trẻ, thanh niên Chăm ở các địa phương, thành phố khác vừa đến tham dự trại hè. Sự linh hoạt này đã gây một ấn tượng đẹp cho sự giao hòa giữa các thành phần Chăm với nhau ngay trong đêm đầu tiên.

 - Vào khoảng 8 giờ 30 sáng, ngày 9 tháng 7 năm 2005, một hồi trống Ginăng vang dội khắp núi rừng Oneill Regional Park, thuộc miền Nam California như lời kêu gọi tất cả người Chăm hãy đoàn kết lại cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian của dân tộc. Trên sân cỏ xanh mượt của khu vực sinh hoạt trung tâm rộng hơn một mẫu Tây, nơi trưng bày các hình ảnh triển lãm về nghệ thuật văn hóa Champa trước và sau thế kỷ 15, tất cả các trại viên (ngoại trừ nhóm Fullerton và West Covina đến trễ), đều tập trung thành từng nhóm theo khu vực thành phố và mang theo các biểu ngữ hay lá cờ đoàn, đại diện ở mỗi vùng mà họ đến tham dự. Nơi đây, thanh thiếu niên Chăm bắt đầu gặp gỡ và trao đổi với các thanh niên địa phương bạn qua những ánh mắt cảm thông và vui mừng, chào hỏi nhau qua các tiếng địa phương, v.v... đặc biệt là các em thiếu nữ e thẹn trong những y-phục truyền thống lâu ngày mới được mặc của mình, nhưng đây cũng là cơ hội hiếm hoi để khoe với nhau về các màu sắc rất riêng của những bộ y phục truyền thống ở từng địa phương.

Sau khi Ban Tổ Chức (BTC) giới thiệu các quan khách đến tham dự, chương trình sinh hoạt Trại Hè Thanh Niên Chăm năm 2005 bắt đầu.

Bằng đội ngũ sẵn có, BTC đã nhanh chóng thành lập Ban Dạy Chữ Chăm, Ban Dạy Múa Cổ Truyền Dân Gian Chăm và Ban Dạy Đánh Trống Ginăng nhằm mục đích giúp cho các thanh thiếu niên Chăm có một khái niệm về chữ viết nguyên gốc, về các điệu múa cổ truyền cuủa dân tộc mình và cũ như dạy cho các chàng trai Chăm tập làm quen với một vài điệu trống trong 72 điệu Ginăng, một nhạc cụ có từ lâu đời của người Chăm.

Với thời gian ngắn ngủi, chỉ 30 phút cho mỗi nhóm, bằng phương pháp đơn giản dậy sáng tạo, các hướng dẫn viên của từng Ban đã tạo cho các em sự thích thú trong học tập vì một lý do dể hiểu là các em là người Chăm, nói tiếng Chăm nay lại học chữ Chăm, tập múa Chăm và luyện đánh trống Chăm. Một thí dụ điển hình, tất cả người Chăm đều nói và hiểu từ “NAO” (nghĩa là “ÐI” trong tiếng Việt) được đánh vần từ chữ cái “NA”; từ “NHU” (nghĩa là “NÓ” trong tiếng Việt) được đánh vần từ chữ cái “NHA” hay từ “NJUH” (nghĩa là “CỦI” trong tiếng Việt) được đánh vần từ chữ cái “NJA”. Nghe các hướng dẫn viên đưa ra ví dụ này, cả lớp đều “Ồ” lên và cười một cách thích thú! Kết quả: Hai em thuộc nhóm D (Chăm Cambốt) trong số 4 em đã đạt danh hiệu viết đẹp và đúng. Một em gái cũng thuộc Chăm Cambốt đã đem danh dự cho nhóm mình về sự tiếp thu nhanh và múa đẹp. Ngoài ra, còn có nhiều thanh thiếu niên trong dịp này cũng thể hiện tài năng của mình bằng cách tập đánh được một hoặc hai điệu Ginăng trong số điệu đơn giản như “Ragam Patra, Ragam Hua Gaiy”, v.v... Những phần thưởng này tuy mang tính tượng trưng, nhưng đã tạo cho các em trại viên một sự khích lệ lớn và là một kỷ niệm rất sâu sắc trong đời mình vì ít ra họ đã thực hiện được một việc làm có ý nghĩa đối với dân tộc.

Ðến 12 giờ 30 trưa cùng ngày, theo hướng dẫn cuủa Ban Thông tin-giao thông từ chiếc loa phóng thanh di động, bữa ăn trưa được BTC khoản đãi do chính bàn tay các bà xã của các thành viên trong BTC phụ trách. Với những món ăn, thức uống, tuy đạm bạc, nhưng rất ngon miệng, có lẽ một phần vì đói, phần khác vì được ăn chung với nhau trong những câu nói, tiếng cười rộn rã, v.v... trong giống như bữa cơm trưa thân mật cuủa một đại gia đình Chăm.

Sau bữa cơm trưa đến 3 giờ chiều là khoảng thời gian tự do. Ðây cũng là cơ hội cho những tay tiếu lâm kéo nhau đến những nơi vắng vẻ, có bóng mát, tụm ba, tụm bảy với ly trà, điếu thuốc nói đủ chuyện trên đời, dưới đất, vui cười thỏa thích, v.v...

Ngoài những chương trình sinh hoạt có tính văn hóa vào buổi sáng, chương trình thể thao lành mạnh vào buổi chiều cũng không kém phần hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Trước khi thực hiện các trò chơi thể thao, BTC sắp xếp phát tặng áo thun làm quà lưu niệm cho tất cả các trại viên.

Trong tất cả các trò chơi thể thao như bóng chuyền, bóng đá, nhảy bao bố, đánh cầu lông, v.v..., chúng ta không thể không kể đến trò chơi kéo dây và trận đá bóng giao hữu giữa hai đội nữ vì hai trò chơi này đã đem lại cho người xem những trận cười thoải mái và lý thú nhất trong ngày (mời các bạn xem DVD, sẽ do BTC phân phối sau). Cảnh vui đùa và giải trí của thanh thiếu niên Chăm trong các trò chơi thể thao này kéo dài đến 7 giờ 30 tối.

Màn đêm dần dần buông xuống, lửa trại bắt đầu (vào khoaủng 9 giờ tối). Ðây là phần đặc biệt và là trọng tâm của chương trình sinh hoạt. Sau phần phát giải thưởng cho các học viên học chữ Chăm, học múa, BTC mời đại diện thanh niên ở các vùng phát biểu cảm tưởng cuủa mình về ngày Trại Hè Thanh Niên Chăm 2005. Chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn phát biểu cuủa một số thanh niên trong đêm lửa trại:

 

Cảm tưởng của Magul Khan:

"Thật là một hãnh diện cho tôi được BTC mời đến tham dự trại hè năm nay. Ðây là lần đầu tiên trong đời, tôi chưa thấy một trại hè nào có đông đảo thanh niên đến tham dự như thế này, có đủ thành phần tham dự không những ở US mà còn có cả người Chăm ở nước ngoài nữa. Ðây là ước mơ của chúng tôi từ lâu nhưng chúng tôi không thực hiện được. Một lần nữa, xin gởi đến BTC lời cám ơn chân thành nhất của tôi".

Chúng tôi cũng xin mở dấu ngoặc nơi đây, chính bạn này, Magul, đã có một câu nói đáng để đời trong một buổi họp đầu tiên của BTC: "Tôi không cần biết ai đứng ra tổ chức, tôi cũng không cần biết khi nào và ở đâu, nhưng bản thân tôi muốn đi dự Trại Hè Thanh Niên Chăm để được gặp và làm quen với những người của dân tộc tôi “my people”".

 

Cảm tưởng của Basari Mohamad:

"Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng tinh thần của tôi rất là thanh niên. Vài năm trước chúng tôi có ý định tổ chức sự kiện này nhưng không thành công. Ðây là một chương trình rất có ý nghĩa đối với dân tộc ta. Có một điều tôi muốn cân nhắc với thanh niên treủ rằng: Dù bạn là Muslim hay không phải là Muslim, nhưng đừng quên mình là những người Chăm vì đó là cội nguồn của chính bản thân mình".

 

Cảm tưởng của Lưu Quang Sáng:

"Chúng tôi từ Bắc Cali đến tận Nam Cali để sinh hoạt chung với các bạn với mong ước là gặp gỡ các bạn thanh niên Chăm ở địa phương khác. Ban đầu chúng tôi hơi mệt vì đường quá xa, nhưng sau ngày sinh hoạt hôm nay, chúng tôi thấy vui và thoải mái hơn vì được làm quen với các bạn xa gần. Tôi cảm tưởng như chúng ta đang sống trong một không khí gia đình Chăm thật sự".

 

Cảm tưởng của David Tu:

"Ðến với Trại Hè Thanh Niên Chăm 2005 làm cho tôi như có một sứ mạng trước mắt mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Văn hóa Chăm như là một sợi dây vô hình níu kéo chúng ta đến với nhau. Hy vọng chúng ta sẽ giữ mãi sợi dây vô hình này để chúng ta được “mãi mãi bên nhau”".

 

Ðêm lưủa trại kết thúc với bài hát “Salam” do tập thể thanh niên Sacramento đồng hát và lời bế mạc cuủa BTC vào khoảng 11 giờ 30 khuya.

- Ngày 10 tháng 7 năm 2005: Chia tay và nhổ trại.

Qua cuộc đàm đạo bỏ túi trong lúc cafe buổi sáng, một sáng kiến in sách hướng dẫn học chữ Chăm, loại bỏ túi, được anh em hưởng ứng nồng nhiệt với sự đóng góp ngay tại chỗ là 240 USD. Cũng trong dịp này, hầu hết “cafe viên” đều đóng góp một số tiền rất khích lệ để yểm trợ cho lớp học hè do Ban Biên Soạn chữ Chăm tổ chức tại quê nhà. Ðến 10 giờ sáng, mọi người từ các nhóm đến tận địa điểm các nhóm trại bạn để chia tay nhau, chúc nhau thượng lộ bình an trong sự luyến tiếc như thầm nguyện ước rằng chúng ta phải được gặp lại nhau trong tình thân thiết đậm đà hơn trong những lần sắp tới.

trai he 02
Trại hè thanh niên Champa lần đầu tiên tại Hoa Kỳ

“Trở về với Champa yêu dấu” là chủ đề của Trại Hè Thanh Niên Chăm năm 2005 đã đi qua, nhưng trong ký ức của mọi người đến tham dự trại hè năm nay đều có một cảm tưởng chung là chúng ta đã thật sự sống trong một mái ấm gia đình trong đó có đủ thành phần tôn giáo, địa phương, quan điểm, v.v... Ðây là một cơ hội tốt để mọi người Chăm ở khắp nơi không những chỉ dành riêng cho thanh niên mà còn cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là các vị cao niên đến gặp nhau hàn huyên tâm sự.

Nhân đây, chúng tôi cũng muốn ngỏ lời tri ân đến quý vị quan khách đã đến tham dự Trại Hè Thanh Niên Chăm 2005, cũng như các cơ quan truyền thống báo chí, đặc biệt là những đóng góp quý báu của quý vị mạnh thường quân từ khắp nơi như Hawaii, Canada, Pháp, Seattle, Portland, Massachusett cũng như Nam & Bắc California đã giúp đỡ cho BTC chúng tôi tổ chức ngày Trại Hè Thanh Niên Chăm 2005 thành công tốt đẹp. Sự yểm trợ về vật chất lẫn tinh thần này của quý vị như một lời nhắn nhủ, thôi thúc thanh niên Chăm rằng: Bằng nhiệt huyết sẵn có của mình, kể từ ngày hôm nay hãy một lòng thực hiện những điều tâm nguyện như:

- Mạnh dạn hỏi thăm, giúp đỡ nhau mỗi khi gặp bất cứ người Chăm nào.

- Họp mặt ít nhất mỗi năm một lần qua hình thức trại hè, hội thảo, văn nghệ hay thể thao, v.v...

- Cộng tác với các hội đoàn Chăm tổ chức các ngày lễ hội truyền thống, mở các lớp dạy kèm homework, lớp học hè chữ Chăm cho các em nhỏ

Qua không khí thân mật trong suốt 3 ngày của Trại Hè Thanh Niên Chăm 2005 và những thành quả như đã nêu trên, chúng ta khẳng định rằng: Sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ cũng như tính chất địa phương không phải là lý do ngăn cản sự gặp gỡ, kết tình thân ái giữa các thành phần Chăm. Nếu chúng ta loại bỏ được tính đa nghi, tị hiềm, ích kỷ trong mỗi cá nhân thì sự kết hợp chung sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong công cuộc gìn giữ văn hóa truyền thống và nâng cao dân trí dân sinh trong cộng đồng Chăm hữu hiệu hơn.

 

Ban Tổ Chức

Trại Hè Thanh Niên Chăm 2005