Hội thảo về văn hóa chữ viết ở Osaka, Nhật Bản Print
Written by BBT Harak Champaka   
Saturday, 17 March 2012 11:09
osaka 1
Ts. S. Toshihiko-Ts. Po Dharma

Ngày 3 và 4 tháng 2 năm 2006, Viện Bảo Tàng Quốc Gia Dân Tộc Học Nhật Bản với sự hợp tác của Viện Viễn Ðông Pháp đứng ra tổ chức hai ngày hội thảo tại Osaka với chủ đề “Văn hóa chữ viết ở khu vực Ðông Nam Á lục địa” (Written Cultures in Mainland Southeast Asia). Hội thảo này có mục tiêu nhằm nghiên cứu và đặt lại vần đề vai trò chữ viết của các dân tộc thiểu số trong tiến trình phát triển đời sống tinh thần, tâm linh lẫn vật chất ở lục địa Ðông Nam Á bao gồm các dân tộc thuộc gia đình ngôn ngữ Thai, Meo-Yao, Karen trong đó có dân tộc Chăm được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến. Hội thảo này tập trung gần 20 nhà nghiên cứu Nhật Bản, Pháp và Úc Ðại Lợi.

Hai nhà nghiên cứu tường trình về ngôn ngữ chữ viết Chăm đó là Ts. Shine Toshihiko (Ðại học ngoại ngữ Tokyo) và P. Gs. Po Dharma (Viện Viễn Ðông Pháp). Trong cuộc hội thảo này, Ts. Shine Toshihiko đưa ra nhiều dữ kiện để chứng minh nguyên nhân tại sao người Raglai, một dân tộc đã từng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử Champa và đã từng sử dụng chữ viết Chăm trong quá khứ nhưng hôm nay họ lại không còn dùng chữ viết để truyền đạt di sản văn hóa cuủa họ nữa. Theo Ts. Shine, chữ viết không thể tồn tại được nếu cộng đồng đó không có tổ chức, thiếu đi ý thức hệ về di sản văn hóa cảa mình hay là cộng đồng đó không có một di sản tín ngưỡng rõ rệt. Người Raglai cho rằng dân tộc Chăm hôm nay còn chữ viết là vì dân tộc này còn bị ràng buộc vaò cuộc sống tâm linh có hệ thống qua các chức sắc tôn giáo mà tác giả này cho đó là chìa khóa nắm giữ.

Nhà nghiên cưú thứ hai, đó là P. Gs. Po Dharma. Nhân dịp này, Po Dharma trình bày nguồn gốc ngôn ngữ chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử kể từ thế kỷ thứ 4 cho đến hôm nay và đặt lại vấn đề định mệnh ngôn ngữ chữ viết Chăm sau năm 1975, tức là sau ngày ra đời của Ban Biên Soạn tiếng Chăm ở Việt Nam.

osaka 2
Po Dharma (bên phải) chụp ành lưu niệm với đại hội Osaka

 

(Ngưồn tư liệu: Harak Champaka 11: 10-3-2006)