Lễ ra mắt tác phẩm lịch sử Fulro 2008 Print
Written by BBT Harak Champaja   
Sunday, 18 March 2012 00:52
les kosem
Tác phẩm Fulro

Vào ngày thứ bảy, 19 tháng 4 năm 2008, International Office of Champa (IOC-Champa) sẽ tổ chức buổi lễ ra mắt tập san Champaka số 7 do Pgs. Ts. Po Dharma thực hiện với tựa đề: Từ Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng đến phong trào FULRO: Cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số miền nam ở Ðông Dương (1955-1975),

vào lúc 2 giờ chiều, tại Hội Trường Nhật Báo Viễn Ðông, 14891 Moran Street, Westminster, Los Angeles, CA 92683.

Sự hiện diện của quí độc giả trong buổi lễ ra mắt tác phẩm này là niềm vinh dự lớn lao cho ban to chức IOC. Ðiện thoại liên lạc: (714) 379-2851. Email : This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

 

 Chương trình

1. Vài lời đón chào quan khách: Musa Porome, chủ tịch IOC-Champa

2. Giới thiệu tập san Champaka số 7 : Từ Công Thu (tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh)

3. Hành trình đi tìm lẽ công bằng cho người thiểu số tại Việt Nam : Luật sư Ðoàn Thanh Liêm

4. Chính sách đối với đồng bào thiểu số dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa : Trung tá Nguyễn Văn Nghiêm

5. Tại sao phải viết lại lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc thiểu số ở miền trung Việt Nam : Pgs. Ts. Po Dharma

6. Phần câu hỏi và giải đáp

7. Vài lời cảm tạ quan khách

 

Nội dung tác phẩm

Từ Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng đến phong trào FULRO: Cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số miền nam ồÐông Dương (1955-1975) là tác phẩm khoa học liên quan đến lịch sử cận đại Việt Nam do Pgs. Ts. Po Dharma (Viễn Ðông Học Viện Pháp) thực hiện và do International Office of Champa (IOC-Champa) ấn hành, San Jose, 2007, 204 trang + hình ảnh và bản đồ.

Mở đầu của tác phẩm là thay lời tựa của Pierre-Bernard Lafont (Gs. Ðại Học Sorbonne, Paris) và phần kết thúc là quan điểm của Ts. Mak Phoeun (Giám đốc nghiên cứu, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học Pháp) liên quan đến mối quan hệ của Campuchia đối với Champa và các dân tộc miền núi ở miền trung Việt Nam.

 FULRO, chữ viết tắt của Front Unifié de Lutte des Races Opprimées (Mặt trận Thống Nhất Ðấu Tranh Dân Tộc Bị Áp Bức), là một tổ chức liên minh vũ trang có trụ sở đặt tại Nam Vang (Cao Miên), tập trung 3 mặt trậná:

● Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Krom (đồng bằng sông Cửu Long)

● Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Nord (khu vực Champasak, Lào)

● Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa

 Trong 3 tổ chức liên minh này, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa là một phong trào vũ trang hùng hậu đóng vai trò chủ động trong tổ chức Fulro nhằm đòi lại qui chế Hoàng Triều Cương Thổ mà vua Bảo Ðại đã ban hành vào năm 1950 và hình thành khu vực tự trị ở Tây Nguyên dưới lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa.

Phong trào Fulro diển ra vào thời đệ nhị chiến tranh Ðông Dương đã từợng làm đảo lộn bàn cờ chính trị ở Việt Nam thời đó mà thông tin đại chúng thường nói đến như là một tổ chức huyền thoại li kỳ.

Cũng nhờ tư liệu chính thức của Fulro còn lưu trữ, Pgs. Ts. Po Dharma (Viễn Ðông Học Viện Pháp), đã phát họa lại một bức tranh trung thực về lịch sử đấu tranh của tổ chức này.

Qua nội dung của tác phẩm, người ta được biết Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro là một lực lượng hùng mạnh hơn hết đã từng gây bao sóng gió với chính quyền Sài Gòn dưới thời Nguyễn Khánh và Nguyễn Văn Thiệu, lôi kéo theo một số tướng tá có tên tuổi của Việt Nam vào chiến cuộc nhằm giải quyết vấn đề của cuộc vùng dậy này, trong đó phải nhắc đến tướng Vĩnh Lộc, Nguyễn Hữu Có, Lê Văn Kim, Tôn Thất ồÐính, v.v.

Sự vùng dậy này cũng đưa các giới lãnh đạo Hoa Kỳ vào con đường khó xử để cứu vớt tù binh Mỹ trong đó có đại uý Charles Darnell và đại tá John Freund bị bắt để làm con tin. Trong giới lãnh đạo này, người ta phải kể đến ông George Tanham, cơ quan tình báo Mỹ; tướng Richard Depuy, tư lệnh của “Opération Switchback” trên Cao Nguyên; tướng William Westmoreland, tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam; ông Maxwell Taylor, đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn; ông Dean Rusk, bộ trưởng Bộ Ngaọi Giao và ông Robert MacNamara, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Fulro là một tổ chức vũ trang có sự liên hệ trực tiếp với quân đội Mỹ và C.I.A, có một “lực lượng bí mật” nằm ngay trong tổ chức quân đội của Việt Nam Cộng Hòa thời đó, nhất là trong đơn vị “Bảo Vệ Sơn Thôn” do C.I.A. thành lập hay trong đơn vị “Lực lượng Ðặc Biệt” do Lực Lượng Mũ Xanh của Mỹ huấn luyện, trang bị và bồi dưỡng.ồ

Có hai nguyên nhân để giải thích cho sự ra đời của mặt trận Fulro, đó là chính sách sai lầm của Ngô Ðình Diệm đối với đồng bào thiểu số ở miền trung Việt Nam và hậu thuẩn của chính quyền Cao Miên nhằm làm suy yếu mọi thế lực quân sự và chính trị của chế độ Sài Gòn thời đó. Không có hậu thuẩn của Cao Miên, mặt trận Fulro chỉ là một tổ chức bóng hình và có thể không bao giờ ra đời được.

Ðứng trên bình diện lịch sử của biến cố, tác phẩm này đã trả lời được một số yếu tố chính trị lu mờ của tổ chức Fulro và cũng đặt ra bao câu hỏi khúc mắc khác mà chưa ai nghĩ đến.

Câu hỏi thứ nhất, thế nào là mục tiêu thật sự của đại tá Lès Kosem, người Chăm Hồi Giáo Campuchia, là sáng lập viên của Fulro và cũng là người nắm toàn quyền của tổ chức, một nhân vật có kiến thức rất cao về chính trị và ngoại giao, có một ảnh hưởng lớn lao trong chính quyền Cao Miên thời đó.

Người ta cũng không biết nhiều về sự thật của Y Bham Enuôl, chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa và là đệ nhất phó chủ tịch Fulro, người gốc dân tộc Rađê đã từng sống trong lao tù của Ngô Ðình Diệm từ 1957 đến 1964, một vị lãnh đạo trọng yếu trong cuộc kháng chiến của dân tộc Tây Nguyên.

Sau 11 năm hoạt động và từng gây bao sóng gió trên bàn cờ chính trị ở Ðông Dương, tất cả thành viên trong hội đồng tối cao Fulro bị tiêu diệt bởi Khmer Ðỏ vào ngày 20 tháng 4 năm 1975, tức là điểm móc thời gian đánh dấu sự xụp đổ hoàn toàn của tổ chức mang tên là Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro.

Sự xụp đổ của phong trào này vào năm 1975 đã biến Fulro thành một tổ chức bóng hình bay lượng bay lượn trên khắp không gian chính trị ở Ðông Dương, ồđể rồi chính quyền Hà Nội hôm nay lợi dụng danh xưng Fulro để kết tội và chụp mũ những người sắc tộc nào ở miền trung Việt Nam có hành động phản đối nhà nước, dù hành động đó chỉ là cuộc đấu tranh bất bạo động và hợp pháp nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải tôn trọng nhân phẩm và quyền tự do tín ngưỡng của họ. Cuộc biểu tình bất bạo động của dân tộc Tây Nguyên vào năm 2001 và 2004 kéo theo sự đàn áp khủng khiếp của chính quyền Hà Nội vì tội liên hệ với Fulro ở nước ngoài là một thí dụ điển hình.

Tác phẩm Từ Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng đến phong trào FULRO: Cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số miền nam ồÐông Dương (1955-1975) là một công trình nghiên cứu khoa học không nhầm gây hận thù dân tộc, khơi dậy lòng ái quốc, khuyến khích ý đồ ly khai đòi tự trị hay độc lập, mà là làm sáng tỏ lại nguồn gốc đấu tranh của các sắc tộc ở miền trung Việt Nam mà thôi.

Dân tộc Tây Nguyên và Chăm là công dân chính thức của quốc gia Việt Nam, dù dưới chế độ cộng hòa hay cộng sản, đều có quyền và nghĩa vụ, cũng như dân tộc Việt đa số, đối với quốc gia này. Sự đấu tranh của họ chỉ là một biến cố trong tổng thể của tất cả biến cố đã xảy ra ở miền trung Việt Nam thời đó. Công nhận họ là công dân Việt Nam tức là công nhận sự đấu tranh của họ như một nội dung đã cấu thành yếu tố của lịch sử cận đại Việt Nam. Vì lịch sử Việt Nam không phải là lịch sử riêng tư dành cho dân tộc Việt mà là lịch sử chung của tất cả tộc người hiện đang có mặt trên lãnh thổ của hình chử S này.

 

Vài lời về tác giả

dharma 2
Po Dharma

Po Dharma, gốc dân tộc Chăm Phan Rang, là một trong những thành viên Fulro sang Pháp du học vào năm 1972.

Tiến sĩ ngành lịch sử học tại Ðại Học Sorbonne (Paris) và đang giữ chức phó giáo sư tại Viễn Ðông Học Viện Pháp, Po Dharma là nhà nghiên cứu chuyên về nền văn minh Champa nhất là lịch sử bang giao giữa Champa và Ðại Việt qua các thời đại. Ông ta là người đã từng giữ chức vụ quản đốc của Viễn Ðông Học Viện Pháp tại Kuala Lumpur gần 12 năm nhằm phát triển chương trình nghiên cứu sự liên hệ văn hóa giữa Champa và thế giới Mã Lai, đã từng lên diễn đàn trong nhiều hội thảo quốc tế và đã xuất bản 15 tác phẩm khoa học về vương quốc Champa, chưa nói đến hơn 40 bài khảo luận đăng rải rác trong các tập san khoa học trên thế giới. Bên cạnháđó, ông ta cũng là tổng biên tập Champaka, một tập san khoa học tiếng Việt chuyên về lịch sử và nền văn minh Champa do International Office of Champa (IOC-Champa) ấn hành.

 

(Nguồn tư liệu : Harak Champaka 25: 11-4-2008)