Trí thức Chăm và Tuần Lễ Văn Hóa Pháp tại Kuala Lumpur Print
Written by BBT Anakhan Champa   
Thursday, 08 March 2012 14:03
nai toan
Nai, Hoa, Toán

Nhân dịp Tuần Lễ Văn Hóa Pháp tại Kuala Lumpur, sứ quán Pháp tổ chức vào ngày 23-3-2011 một buổi thuyết trình về Chuyện Cổ Tích Chăm tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Mã lai do Ts. Po Dharma thực hiện. Buổi thuyết trình này nhằm quảng bá kho tàng văn chương truyền khẩu của dân tộc Chăm cho cộng đồng người nước ngoài định cư tại Mã Lai, nhất là các nhà ngoại giao và thương gia sử dụng tiếng Pháp. Buổi thuyết trình đặt dưới quyền chủ tọa của ông Ts. Stéphane Dovert, Tùy Viên Văn Hóa của sứ quán Pháp tại Mã Lai. Trong lời mở đầu, ông Stéphane Dovert nhấn mạnh rằng dân tộc Chăm là cộng đồng có địa bàn cư dân tại miền trung Việt Nam, nhưng văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc chăm có chung một nguồn gốc với dân tộc Mã. Chính vì thế, Tuần Lễ Văn Hóa Pháp năm 2011 dành ưu tiên cho văn hóa Chăm không có gì là ngạc nhiên cho lắm. Ðây cũng là dịp để thính giả hiểu thêm về di sản lịch sử Champa, một vương quốc đã từng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành của các quốc gia tại khu vực Ðông Nam Á.

Mặc dù vương quốc Champa không còn nữa, nhưng dân tộc Chăm vẫn còn hiện hữu, một cộng đồng tộc người có một nền văn hóa sáng chói trong quá khứ. Nhân danh quyền lực quân sự và chính trị, người ta có thể xóa bỏ đi ranh giới Champa trên bản đồ, nhưng không ai có quyền xáo bỏ kho tàng văn chương của người Chăm, cấu thành một yếu tố tinh thần ăn sâu vào tâm linh của dân tộc này. Quảng bá văn học Chăm không mang ý nghĩa nhằm phục hưng Champa mà là nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại.

Ðể giúp thính giả người nước ngoài biết thêm về dân tộc Chăm, Ts. Po Dharma mời một số trí thức Chăm từ Việt Nam sang Mã Lai để tham dự buổi lễ này, trong đó có gia đình Thành Ngọc Trào và phu nhân Quảng Thị Toán cùng với gia đình Thuận Văn Hải và phu nhân Thuận Thị Nai. Ðây cũng là dịp để trí thức Chăm có cơ hội đi thăm quan và tiếp thu thêm những cái hay đẹp của vương quốc Mã Lai, một quốc gia phát triển và giàu mạnh nhất trong khu vực Ðông Nam Á.

luu niem

Chụp chung với Ts. Stephane Dovert, Tùy Viên Sứ Quán Pháp, hàng thứ hai bên tay phải.

Hàng đầu: Po Dharma, Eric Bonnet, Quảng Thị Tóan, Báo Thị Hoa, Sử Thị Nai, Abd. Karim

Trước chuyến công du của Thành Ngọc Trào, Quảng Thị Toán, Thuận Văn Hải và Thuận Thị Nai vào ngày 23-3-2011, Ts. Po Dharma cũng đã từng mời hơn 25 trí thức và nhà khoa học Chăm Việt Nam (chưa kể đến Chăm kiều sinh sống ở nước ngoài) sang Mã Lai để sinh hoạt trong chương trình của ông ta.