Chương trình bảo tồn tư liệu hoàng gia Champa (1702-1850) Print
Written by BBT Harak Champaka   
Tuesday, 20 March 2012 03:56
o1
Tài liệu hoàng gia Champa

Thư viện Société Asiatique de Paris là trung tâm duy nhất trên thế giới còn lưu trữ Tư Liệu Hoàng Gia Champa viết từ năm 1702 cho đến 1850, tổng cộng gần 600 hồ sơ trong đó có vào hơn 5000 trang bằng Akhar Thrah Chăm truyền thống và khoảng 900 trang tiếng Hán và Nôm.

Ðây là văn bản chính thức của vương quốc Panduranga-Champa được thị thực bởi hàng trăm ấn triện chữ Hán và Akhar Rik và hàng ngàn chữ ký của những người có liên quan và những người có liên hệ với hệ thống hành chánh quốc gia Champa thời đó.

Tư liệu hoàng gia Champa chia thành nhiều chủ đề, từ văn kiện hành chánh, thuế má, pháp lý cho đến thư từ liên hệ với các nước láng giềng nhất là triều đình Huế thời đó. Văn bản này không viết bằng chữ Chăm cổ điển như ông Quản Ðại Cẩn, một thành viên của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSC) đã từng đưa ra để bào chữa cho chữ Chăm sai lầm của cơ quan này, mà là Akhar Thrah Chăm truyền thống hiện đang lưu hành trong xã hội Chăm hôm nay, có một hệ thống ngữ pháp rất rõ ràng, qui luật chính tả rất vững chắc và phong cách hành văn rất phong phú. Dựa vào yếu tố trên, người ta có thể biết một cách chính xác thế nào là luật "hua baluw" và trong trường hợp nào người ta sử dụng tai "kâk"; "pak praong" như chữ “Po” (ngài, chủ nhân, v.v.), "sak praong" như Sri Banây, v.v. trong hệ thống chữ viết Chăm.

 

pekin chine
Po Dharma tại đại học Bắc Kinh

 

Thể theo lời đề nghị của Pgs. Po Dharma, Viện Viện Ðông Pháp đã chấp thuận hình thành một dự án bảo tồn tư liệu này kéo dài trong vòng 3 năm, kể từ năm 2010, bằng cách đưa văn bản chính thức này vào hệ thống CD-Rom kèm theo bản chuyển ngữ La Tinh và bản tóm tắc từng hồ sơ nhằm giúp độc giả tiếp thu được thế nào là chữ viết Chăm nguyên bản thời đó và nội dung của văn bản này. Ðây là một công trình vô cùng đồ sộ, rất tốn kém về ngân sách, đòi hỏi nhiều nhà khoa học tham gia và sự hợp tác giữa các viện nghiên cứu trên thế giới. Chính đó là nguyên nhân giải thích cho sự hiện diện của Pgs. Ts. Po Dharma tại Mã Lai, Nhật Bản và Trung Quốc vào tháng 7 và 8 năm 2009.

Trong thời gian lưu lại tại Á Châu, Po Dharma tổ chức những buổi tham khảo với Gs. Danny Wong Tze-Ken và Gs. Abdullah Zakaria Ghazali (Phân khoa xã hội nhân văn, Ðại Học Malaya, Kuala Lumpur, Mã Lai); Gs. Y. Ishizawa (Hiệu Trưởng Ðại Học Sofia, Tokyo, Nhật Bản), Gs. Wu Jeiwei, Gs. Zhang Yu’an và Gs. Liang Minhe (Trung Tâm Ðông Nam Á, Ðại Học Bắc Kinh).

 

sofia tokyo
Po Dharma tại đại học Sofia, Tokyo

 

Theo kết quả của phiên họp, chương trình bảo tồn Tư Liệu Hoàng Gia Champa là một dự án hợp tác quốc tế giữa 4 đại học trên thế giới: Viện Viễn Ðông Pháp, Ðại Học Malaya (Mã Lai), Ðại Học Sofia (Nhật Bản), Ðại Học Bắc Kinh (Trung Quốc).

Dự án này đặt dưới quyền điều hành của Pgs. Po Dharma (Viện Viễn Ðông Pháp) và Gs. Danny Wong Tze-Ken (Ðại Học Malaya, Mã Lai), với sự cộng tác của Ts. Shine Toshiko (Ðại Học Tokyo, Nhật Bản), Ts. Nicolas Weber (Ðại Học Malaya, Mã Lai), Pts. Liu Zhiqiang (Ðại Học Bắc Kinh, Trung Quốc), Abdul Karim (Chương Trình Thế Giới Mã Lai-Ðông Dương, Mã Lai).

 

u malaya
Po Dharma tại đại học Malaya, Mã Lai

 

(Nguồn tư liệu : Harak Champaka số 40, ngày 11-3-2010)

 

Bài liên quan :

° Giới thiệu đại hội ngôn ngữ và chữ viết Chăm 2006

° Biên bản của hội thảo về Ngôn ngữ và Chữ viết Chăm 2006

° Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử

° Ðặc điểm chữ viết Chăm trong tư liệu hoàng gia Champa

° Sự phát triển ngôn ngữ Chăm thời Dương Tấn Phát

° Sự chỉnh lý akhar thrah Chăm qua các giai đoạn

° Ngôn ngữ chữ viết dùng trong cộng đồng chức sắc Chăm Ahiér

° Sự phát triển ngôn ngữ trong cộng đồng người Chăm Awal

° Sự hình thành của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm

° Sự cải tiến về cách viết chữ Chăm của Ban Biên Soạn

° Vấn đề cải biến một số chữ viết Chăm

 

Bài đọc thêm :

° Kinh nghiệm người nước ngoài học chữ Chăm

° Học chữ Chăm Ban Biên Soạn và EFEO-Pháp

° Chung quanh vấn đề sự chỉnh lý tiếng Chăm sau 1978

° Akhar Thrah với việc cải tiến của Ban Biên Soạn

° Giáo trình dạy chữ Chăm và hậu quả của việc cải biến...

° Vấn đề ngôn ngữ chữ viết Chăm ngày nay

° Ngôn Ngữ Champa

° Vấn đề ngôn ngữ chữ viết Chăm sau 1975

° Phiên âm tiếng Chăm

° Nguyên nhân nào đã gây ra cái chết cho Ban Biên Soạn

° Inrasara và Phan Xuân Thành: Từ Ðiển Việt-Chăm

° Giới thiệu tác phẩm: Lịch sử ngôn ngữ và chữ viết Chăm

° Thư gởi cho Bộ Trưởng Giáo Dục và Ðào Tạo Việt Nam

° Phỏng vấn Po Dharma về ngày kỷ niệm 30 năm Ban Biên Soạn

° Hội thảo về văn hóa chữ viết ở Osaka, Nhật Bản

° Quảng Đại Cẩn: Trí thức Chăm hăng say bảo tồn tiếng Việt

° Thạch Ngọc Xuân không nên phổ biến bài viết lai căng của Q. Ð. Cẩn

° 30 năm khủng hoảng ngôn ngữ và chữ viết Chăm

° Ngôn ngữ chữ viết Chăm trên đường thoái hóa