Hy vọng đề án thứ 5 về chữ Chăm của Chế Linh sẽ thành công Print
Written by BBT Champaka.info   
Monday, 03 June 2013 05:44
che linh 10
Chế Linh

Ngày 28-5-2013, Chế Linh có gởi tâm thư đến một số trí thức Chăm trong và ngoài nước để xin ý kiến về dự án hình thành dĩa DVD mang chủ đề: “Học và viết chữ Chăm bằng hình ảnh”. Mục tiêu của dự án này “để bổ sung việc học và viết chữ Chăm một cách rộng rãi và tạo sự dễ dàng cho các con em Chăm-Việt (…). Thư này gởi đến toàn thể quý vị uyên thâm ngôn ngữ chữ viết Chăm để xin góp ý hầu đem lại sự hoàn hảo trong việc thực hiện “DVD” nói trên”.

 

Theo Chế Linh, trí thức Chăm có : « những tranh cãi giữa anh em đồng tộc ngày một trầm trọng kéo dài từ bao lâu nay quanh vụ ngôn ngữ chữ viết Chăm chưa tìm ra một lối thoát ». Đây là lời nhận xét không trung thực cho lắm, vì rằng không có người Chăm nào bỏ phí thì giờ để tranh cải về chữ Chăm như Chế Linh nêu ra, nhưng chỉ yêu cầu Ban Biên Soạn phải phục hưng lại Akhar Thrah Chăm truyền thống do cha ông để lại. « Tranh cải » về chữ Chăm và « yêu cầu » thống nhất Akhar Thrah Chăm là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

 

Đứng trên phương diện lịch sử xã hội mà phân tích, người đứng ra tranh cải một cách vô bổ về chữ viết Chăm là nhóm Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn với sự phụ họa của Chế Linh, kéo theo « chiến trường Akhar Thrah » kể từ năm 2007 bằng cách tung ra hàng loạt bài viết có nội dung không lành mạnh để chống phá những trí thức Chăm trong và ngoài nước không đồng tình với Ban Biên Soạn.

 

Trong thư, Chế Linh kêu gọi rằng :

 

« Là đứa con dân tộc, tôi không cầu mong gì hơn ngoài sự hiền hòa nhất đến với cộng đồng đến với hàng ngũ trí thức Chăm, nhất là trong các giới trẻ…(phân vân) »

 

Đây là lời kêu gọi có nội dung đáng trân trọng, nhưng Chế Linh phải làm gương trước cho thế hệ trẻ theo, vì nếu tính về số lượng bài viết trao đổi với trí thức Chăm, thì Chế Linh là người « gây chiến » nhiều nhất trong hàng ngũ người Chăm, sau đó lá nhóm nặc danh của Ban Biên Soạn do "đội ngũ bút chiến" của Hà Nội tạo ra. 

 

Chế Linh là ca sĩ Chăm nhưng không biết đọc tiếng Chăm. Chính đó là nguyên nhân giải thích tại sao lời kêu gọi của Chế Linh nhằm ủng hộ chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn đã gây ra bao sóng gió trong giới trí thức Chăm kể từ 2007, kéo theo làn sóng chống phá lẫn nhau, không phải vì sự tranh luận về nguồn gốc chữ viết, mà là phát xuất từ hai nhóm trí thức Chăm hôm nay có hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về di sản văn hóa Champa và hai ý thức hệ đối ngược về nghĩa vụ và bổn phận của mỗi đứa con Champa mất nước. Nhóm thứ nhất trong đó có Chế Linh hô hào phải ghép mình làm theo chỉ thị của chính quyền Hà Nội để hưởng một ích lợi lộc, trong khi đó nhóm thứ hai chủ trương phải bảo vệ với bất cứ giá nào danh dự, quyền lợi và di sản văn hóa của dân tộc Chăm.

 

Theo chúng tôi, dự án của Chế Linh về “Học và viết chữ Chăm bằng hình ảnh” rất đáng được chú ý và sẽ mang lại một lợi ích to lớn trong công tác bảo tồn và phát huy ngôn ngữ chữ viết Chăm trong thế hệ trẻ hôm nay. Nhưng trước khi thực hiện dự án này, dân tộc Chăm cần nghiên cứu sâu đậm hơn một số vấn đề trước khi bắt tay vào việc hầu né tránh những khủng hoảng thêm về di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm. Sau đây là những vần đề cần phải giải quyết trước tiên:

 

1). DVD học chữ Chăm, nhưng chữ Chăm nào : Chữ Chăm truyền thống mà các bậc tu sĩ, bô lão đang xử dụng hôm nay hay chữ Chăm cải biến có « Paoh Gak » của Ban Biên Soạn ?

 

2). Chữ Chăm là thệ thống ký hiệu phát xuất Phạn ngữ rất gần gủi với chữ viết của Campuchia, Lao, Thai, Miến Điên. Thay vì mẫu tự Chăm phát âm bằng : ka, kha, ga, gha, nga, … chữ viết của Campuchia, Lao, Thai, Miến Điện đọc là ko, kho, go, gho, ngo, v.v. Và tất cả Takai Akhar như takai kik, dar tha dar dua, traoh aw, v.v. có nét vẽ như nhau. Kể từ đó, người soạn giáo trình sẽ chọn lựa chọn phương pháp nào để truyền bá chữ Chăm :

 

• Phương pháp của Ban Biên Soạn dựa vào nguyên tắc học tiếng Việt ?

• Phương pháp mà quốc gia Campuchia, Lao, Thai, Miến Điên đang áp dụng hôm nay ?

• Phương pháp học tiếng Chăm của Viện Viễn Đông Pháp ?

 

3). Nói đến chữ Chăm thì phải nói đến qui luật chính tả. Thế thì giáo trình DVD dạy tiếng Chăm này dùng hệ thống « nói sao viết vậy » như Ban Biên Soạn chủ trương hay là xử dụng qui luật chính tả của Akhar Thrah truyền thống.

 

Nếu dùng qui luật chính ta truyền thống, thì phải dựa vào nguồn tư liệu nào : tự điển Aymonier ? tự điển Moussay ? tự điển Bùi Khánh Thế ? Tài Liệu Hoàng Gia Champa (1702-1885) ?

 

Vì DVD dạy tiếng Chăm có mục tiêu bảo tồn và phát huy ngôn ngữ chữ viết Chăm do cha ông để lại, chứ không phải phát huy ngôn ngữ chữ viết Chăm theo sự suy đoán của một nhóm cá nhân nào đó.

 

5). Trong giáo trình chắc chắn phải tạo ra một số từ vựng mới để diễn đạt tư tưởng. Thế thì, từ vựng mới này do ai tạo ra ? Dựa vào tự điển Việt-Chăm của Phú Trạm hay do Hội Đồng có chức năn để quyết định ?

 

6). Ai là người đứng ra đảm trách công tác này : cá nhân hay một tổ chức có chức năng?

 

7). Kinh phí do ai đóng góp ? Nếu bà con Chăm đóng góp, thì ai là người chịu trách nhiệm để thông báo về chi phi này ?

 

8). DVD dạy tiếng Chăm cho con em Chăm ở Việt Nam học. Thế thì ai là người đứng ra xin phép xuất bản ?

 

“Học và viết chữ Chăm bằng hình ảnh” là đề án thứ 5 của Chế Linh, bên cạnh dự án : Nhà văn hóa Champa tại Hoa Kỳ, Đại hội 2007 để kỷ niệm 175 năm Champa mất nước, Thư viện Chế Linh và Trùng tu đền Po Ina Nagar Hữu Đức. Hy vọng rằng dự án này sẽ thành công trong tương lai và đây cũng là khởi điểm cho bước đầu trong chiều hướng thống nhất ngôn ngữ chữ viết Chăm do cha ông để lại từ thời Po Rome.

 

Bấm vào đây để xem : thư Chế Linh