Sự phát triển cộng đồng Chăm nhìn qua báo chí Ninh Thuận Print
Written by Vinh Thanh   
Friday, 07 June 2013 14:33
10
Vinh Thanh

Việt Nam là một quốc gia có đến 90 triệu dân và bao gồm 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Champa sống rải rác trên dải đất Việt Nam và tập trung nhiều nhất tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Mặc dù sống xen kẻ với đa số đồng bào dân tộc Kinh còn có sự phân biệt đối xử, nhưng không vì thế mà họ (Chăm) gây hấn thù hằn dân tộc.

 Họ sống rất hoà đồng dựa trên tình thần đoàn kết và nền tảng dân tộc Việt Nam là một. Đến nay, họ thực sự đã trưởng thành và có nhiều người đã tốt nghiệp ra trường từ các trường cao đẳng và đại học. Đó là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Chăm nói riêng và cho cả dân tộc nước Việt Nam nói chung. Tháng 05/2013 vừa qua, tác giả Đổng văn Dinh, cán bộ ban Dân Vận tỉnh Ninh Thuận đã có bài viết đăng trong web baoninhthuan.com  nhân dịp 16/04/2013 (ngày 16/4 là ngày kỷ niệm giải phóng tỉnh Ninh Thuận) có nội dung như sau:

 

• Đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận hiện có khoảng 73.859 người, với 14.536 hộ, chiếm gần 12% dân số của tỉnh và 50% người Chăm cả nước. Họ sống tập trung ở 22 làng thuộc 13 xã ở 7 huyện, thành phố trong tỉnh.

• 100% xã, nơi có người Chăm sinh sống đã có trạm y tế. Hầu hết các làng đều có trường tiểu học, lưới điện quốc gia và hệ thống cấp nước sinh hoạt.

• Trường Trung Hoc Po Klaong Dân tộc nội trú của tỉnh được tu sữa đẹp đẽ và khang trang. Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm được xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, bảo tồn văn hóa Chăm có hiệu quả. Tiếng Chăm được phát thanh trên truyền hình của Trung ương và của tỉnh. Bản tin ảnh Dân tộc và Miền nuí của Thông Tấn Xã Việt Nam được biên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Chăm để phục vụ cho những người có nhu cầu học tiếng Chăm.

• Các tổ chức thuộc tín ngưỡng tôn giáo Chăm như: Hội đồng Sư cả tôn giáo Bani, Hội đồng chức sắc Chăm Balamon, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam Ninh Thuận được thành lập. Các làng nghề thủ công truyền thống được hỗ trợ để phát triển. Đã hỗ trợ cho các hộ làm nghề dệt thổ cẩm ở làng Mỹ Nghiệp với số vốn trên 9 tỷ đồng, hỗ trợ cho các hộ làm nghề gốm ở làng Vĩnh Thuận 7 tỷ đồng, trùng tu Tháp Po Klaong Garai trên 10 tỷ đồng, trùng tu Tháp Porome trên 10 tỷ đồng, trùng tu Tháp Hòa Lai trên 9 tỷ đồng.

• Đến nay, có hơn 1.000 sinh viên Chăm tốt nghiệp đại học và cao đẳng hiện đang làm việc ở trong và ngoài tỉnh. Trong số đó, có nhiều người tiếp tục học sau đại học và đã có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I. Có 5 tiến sĩ, 7 thạc sỹ và 7 bác sỹ chuyên khoa I là người Chăm đang làm việc tại Tp.HCM và các tỉnh khác. Có 11 thạc sỹ, 20 bác sĩ chuyên khoa I đang làm việc tại Ninh Thuận, có 2 bác sĩ đang học chuyên khoa II. 

• Trong số cán bộ người Chăm đang làm việc ở Ninh Thuận, có 2 người là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, 3 người là đại biểu HĐND tỉnh, 1 người là đại biểu Quốc Hội. Họ đang giữ những vị trí quan trọng như: Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó giám đốc sở Y tế, Hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện, Phó Bí thư  huyện ủy, Phó chủ tịch HĐND huyện và nhiều chức danh Bí thư, Chủ tịch xã, thị trấn.

 

*

Đó là mhững công lao mà Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm hỗ trợ cho cộng đồng Chăm được nêu ra trong bài viết của Đổng văn Dinh. Hy vọng rằng đồng bào Chăm chắc chắn không thể nào quên ơn Đảng và Nhà nước đã tri ân. Bên cạnh đó còn có vài vấn đề mà đồng bào Chăm từ trong và hải ngoại đang trăn trở:

 

1- Những sinh viên Chăm sau khi ra trường, phần lớn không được tìm được việc làm.

2- Nhiều hộ gia đình còn nghèo nàn chưa được hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm khám và chữa bệnh.

3- Trung tâm văn hóa Chăm không có mục tiêu cụ thể về công trình bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm.

4- Dư luận từ mọi tầng lớp trong cộng đồng Chăm từ trong nước và hải ngoại rất mong được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa với nguyện vọng từ đại đa số bà con Chăm đang trăn trở là làm sao Đảng và Nhà nước tìm mọi cách thống nhất lại ngôn ngữ và chữ viết Chăm truyền thống hầu đưa vào giảng dạy trong trường lớp.

 

Bấm vào đây để xem bài viết của Đổng Văn Dinh:

http://www.baoninhthuan.com.vn/news/43358p25c25/nhung-thay-doi-o-vung-dong-bao-dan-toc-cham.htm