Buổi điều trần của dân tộc Chăm tại Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ Print
Written by Từ Công Nhường   
Saturday, 08 June 2013 15:19
musa nhuong 10
Từ Công Nhường và Musa Porome

Ngày 3 và 4 tháng 6 năm 2013 đánh dấu Ngày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam đã diễn ra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Hoa Kỳ) tập trung hơn 800 đại biểu Việt Nam trong đó có hơn 200 đại biểu người Khmer Nam Bộ, 70 đại biểu dân tộc Tây Nguyên và 12 đại biểu dân tộc Chăm. Phái đoàn Chăm gồm những thành phần đáng kể sau đây: Musa Porome, Từ Công Nhường, Kevin Champa,  Nại Thành Đơn, An-sa-ri, bà Dương Chi Mai, cô Julie Underhill và cô Khaleelah Porome, v.v. Nhận dịp này, phái đoàn Chăm tham gia buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 3-6-2013  về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hôm nay. Sau đó phái đoàn Chăm phát biểu trong buổi điều trần tại trụ sở quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 4-6-2013 về vấn đề vi phạm quyền đất đai tại Việt Nam, tài sản của công dân Mỹ gốc Việt, Chăm, Khmer Na m Bộ hay Tây Nguyên bị chính quyền Việt Nam chiếm đoạt, cũng như tình trạng leo thang đàn áp nhân quyền tại Việt Nam hôm nay. Sau đây là nguyên văn bản tường trình của Từ Công Nhường:

  

Tường Thuật về Ngày Vận Động

Nhân Quyền cho Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn

Ngày 3-4 tháng 6 năm 2013

 

Vào cuối tuần qua, đoàn đại biểu Chăm gồm có 12 người từ Sacramento, San Jose và LA đã đến dự Ngày Vận Động Nhân Quyền (NVĐNQ) cho Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn.

 

Ngày Vận Động Nhân Quyền xảy ra trong hai ngày: cuộc họp báo với Toà Bạch Ốc vào chiều Thứ Hai ngày 3 tháng 6 năm 2013 và NVĐNQ xảy ra vào ngày hôm sau.

 

Họp báo tại Tòa Bạch Ốc

 

Đoàn đại biểu Chăm đến họp báo tại Toà Bạch Ốc trong đó gồm có ông Musa Porome, ông Nại Thành Đơn và bà Dương Chi Mai, ông An-sa-ri, Từ C. Nhường, Kevin Champa, cô Julie Underhill, và cô Khaleelah Porome cộng với với đoàn đại biểu VN, Khmer Krom và Cao Nguyên, gồm tất cả là 150 người. Cuộc họp báo được chia ra làm thành hai tiêu đề. Thứ nhất là các chính sách nâng đỡ đối với những người thiểu số tại Hoa Kỳ như vấn đề sức khoẻ, tị nạn chính, và giáo dục. Tiêu đề thứ hai là vấn đề đối ngoại và nhân quyền của Toà Bạch Ốc. Cuộc họp báo kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút báo cáo các chính sách đối nội và đối ngoại mà Nội Các của Tổng Thống B. Obama đã thực hiện trong những năm qua. Đây là cuộc họp mang tính cách giúp đỡ mà chính phủ Toà Bạch Ốc đã đưa ra. Với sự hiện diện đông đảo của các đại biểu VN trong đó có đủ thành phần dân tộc làm cho Toà Bạch Ốc đã để ý đến khối phiếu mà những người VN sẽ ảnh hưởng trong các cuộc bầu cử trong tương lai.

 

Ngày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ

 

Ngày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam (NVĐNQ) xảy ra vào thứ ba ngày 4 tháng 6 do Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) đại diện với ông Giám Đốc Điều Hành ông Ts. Nguyễn Đình Thắng và ông dân biểu Joseph Cao (Đảng Cộng Hoà) tại tiểu bang Louisiana đã tổ chức. Mục đích của NVĐNQ là tìm cách thuyết phục các vị dân biểu tại lưỡng viện Quốc Hội để thông qua các dự luật nhân quyền cho VN trong đó có hai dự luật mà Trưởng Ban Ngoại Vụ là ông dân biểu Ed Royce và dân biểu Chris Smith thuộc về Đảng Cộng Hoà đã soạn thảo.

 

Lịch trình cuộc vận động ngày 4 tháng 6 kéo dài suốt ngày bao gồm một cuộc họp khoáng đại với lãnh đạo đảng Cộng Hòa và cuộc điều trần tại trụ sở Quốc Hội do dân biểu Chris Smith chủ trì, tập trung về vấn đề vi phạm quyền đất đai tại Việt Nam và tài sản công dân Mỹ bị chính quyền chiếm đoạt.

 

Cuộc họp khoáng đại bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng đến 11:30 trưa, trong đó có hơn 12 vị dân biểu từ hạ viện với sự có mặt của ông Eric Cantor tức là người có thế lực đứng hàng thứ hai sau ông John Boehner. Số lượng của tất cả các vị đại biểu đã đăng ký gần đến 800 trong đó có gần 200 vị Khmer Krom và hơn 70 vị Cao Nguyên. Nhưng phòng họp lớn nhất tại Quốc Hội chỉ có thể chứa 450 người mà thôi. Riêng phái đoàn Chăm thì gồm có 12 người trong đó có ông Musa Porome (LA), ông Nại Thành Đơn và bà Dương Chi Mai (Sacramento), ông An-sa-ri (Sacramento), Từ C. Nhường, bà Sakirah Từ, Đavoud Từ (con của ông Từ c. Nhường), ông Kevin Champa, cô Julie Underhill (San Jose), và cô Khaleelah Porome (VA), Sharena và Zakariya Champa (con của ông Kevin Champa). Sự hiện diện của ông Eric Cantor tại toà lãnh đường là niềm vinh dự rất lớn đối với chiến dịch đấu tranh nhân quyền cho Việt Nam.

 

Phần điều trần giữa đoàn đại biểu Vận Động Nhân Quyền xảy ra vào lúc 1 giờ trưa, với ba ông Hạ Viện: Dana Rohrabacher, Ed Royce and Chris Smith. Phía đấu tranh Nhân Quyền cho VN gồm có ông Bác Sĩ Hiệu Trần, ông Từ c. Nhường, Linh Mục Anthony Phạm, và ông Thiệu Đỗ.

 

Sau khi cập nhật hoá tình trạng leo thang đàn áp nhân quyền tại VN, ban điều trần đưa ra những giải pháp thực thi nhằm cảnh cáo chính quyền Hà Nội nếu còn tiếp tục đàn áp công dân hay cưỡng chiếm sở hữu của công dân Hoa Kỳ. Những giải pháp đó là ngăn chặn VN tham gia với hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) và ngăn chặn VN vào khối Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát (Generalized System of Preferences – GPS). Còn có những giải pháp khác mà Ban Vận Động đã đề nghị chẳng hạn như là thành hình luật Nhân Quyền Việt Nam (Human Rights 1897) và tạo áp lực với Bộ Ngoại Giao thực hiện giáo luật chế tài hiện hành (S 929) nếu còn leo thang đàn áp dân chúng trở thành chính sách đối ngoại cho chính phủ Hoa Kỳ đối với Nhân Quyền ở VN.

 

Sự Vận Động đã gây áp lực với Quốc Hội ở Hoa Kỳ mà theo nguồn thông tin tin cậy cho biết vào ngày 6 tháng 6 rằng các vị Dân Biểu bên Cộng Hoà lẫn Dân Chủ đã cảnh cáo rằng họ sẽ loại VN ra khỏi thương ước mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi được Tổng Thống Obama đưa ra để lấy biểu quyết của lưỡng viện Quốc Hội nếu như không có những cải thiện đáng kể và thực sự về nhân quyền.

 

Ý nghĩa của cuộc Vận Động Nhân Quyền 2013

 

Ý nghĩa của cuộc Vận Động Nhân Quyền 2013 đối với dân tộc bản địa Chăm, Cao Nguyên và Khmer Krom rất là có ý nghĩa. Kể từ ngày thành lập Hội Đồng Bản Địa Tối Cao thì cuộc đấu tranh của dân tộc Chăm tại Hải Ngoại đã bắt đầu chuyển sang hướng mới.

 

Trong cuộc điều trần với Quốc Hội vào chiều thứ Ba ngày 4 tháng 6 trong đó có sự hiện diện của đại biểu Chăm với 3 vị đại biểu Việt Nam đã diễn ra trước các vị Dân Biểu đặc trách về Nhân Quyền tại VN trong bầu không khí đoan trang là một vinh dự rất lớn cho dân tộc Chăm. Sau ba năm tham gia cuộc Hội Luận Dân Tộc Ít Người (Minority Forum) tại Geneva chúng ta đã mang bàn cờ đấu tranh lên lãnh vực quốc tế. Hôm nay, chúng ta đã mang sự đấu tranh đó lên đến Quốc Hội Hoa Kỳ.

 

Mặc dù đây là bước đầu mà chúng ta đã tham gia vào sự đấu tranh Nhân Quyền, nhưng chắc chắn không ai có thể phủ nhận rằng sự có mặt của đại biểu Chăm trong 800 vị đại biểu đã tham gia Ngày Vận Động Nhân Quyền đã biểu dương sự đoàn kết cho các dân tộc bị áp bức tại VN.

 

Từ Công Nhường

Tổng Thư Ký IOC-Champa

  

Phụ lục

Hình ảnh phái đoàn Chăm trong

Ngày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn

 

01 hop so khoi-1
Phái đoàn Chăm đang hợp sơ khởi 
02 db cham
Các đại biểu của dân tộc Chăm tại Tòa Bạch Ốc 
03 hop bao tai wh
Họp báo tại Tòa Bạch Ốc 
04 nay rong va db cham
Nai Rong (thứ 2 từ phải sang trái) chụp chung với phái đoàn Chăm tại Tòa Bạch Ốc
05 chuan bi hop khoang dai
Từ Công Nhường và Musa Po Rome trong buổi họp khoáng đại
06 voi db cao nguyen
Từ Công Nhường và phái đoàn Tây Nguyên
07 dieu tran voi db

Từ Công Nhường (hình 2 từ trái sang phải) chuẩn bị điều trấn

trước Quốc Hội Hoa Kỳ