Video: Hội Luận về dân tộc bản địa Việt Nam 14-9-2013 tại Hoa Kỳ Print
Written by Andy Kieu   
Thursday, 26 September 2013 02:21
10
Andy Kieu

Lời BBT Champaka.info. Ngày 14-9-2013 đánh dấu cho buổi lễ ra mắt tác phẩm « Vương Quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng 1802-1835 » do Pgs. Ts. Po Dharma thực hiện, tiếp theo là phần Hội Luận Chanpaka III mang chủ đề : « Vấn đề dân tộc bản địa Việt Nam » đặt dưới sự điều hợp của Tài Đại An, xuất thân từ trường Quốc Gia Hành Chánh dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, tập trung 6 đại biểu:

 

 

 

• Pgs. Ts. Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp)

• Musa Po Rome (Chủ Tịch IOC-Champa)

• Tan Dara Thạch (Chủ Tịch Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam)

• Nai Rong (Thành viên của Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam)

• Nguyễn Công Bằng (Tổng Thư Ký Đảng Vì Dân)

• Hoàng Thế Dân (Thành viên Đảng Việt Tân)

 

Ai cũng biết, dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Kampuchia-Krom là ba cộng đồng bản địa đã có mặt tại miền nam Việt Nam từ thời Sa Huỳnh và Óc Eo, khoảng 1.000 năm trước Tây Lịch. Dân tộc Chăm và Tây Nguyên là thần dân của vương quốc Champa xưa kia bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832, trong khi đó dân tộc Kampuchia-Krom là cư dân của đồng bằng Nam Bộ thuộc vương quốc Kampuchia mà chính phủ Pháp sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam kể từ năm 1949.

 

Mặc dù có nhiều nguồn tư liệu chứng minh sự hiện diện lâu đời của 3 dân tộc này trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng chính quyền Hà Nội hôm nay vẫn chưa công nhận người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Nam Bộ là dân tộc bản địa, mà là thành phần « thiểu số » hay « ít người », tức là công dân của một quốc gia khác sang định cư tại Việt Nam, như người Hoa, Thái, Lào, v.v.

 

Năm 1992 đánh dấu ngày ra đời Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về « quyền của dân tộc thiểu số » và năm 2007 về «quyền của dân tộc bản địa ». Kể từ đó, khái niệm về dân tộc bản địa » (indigenous peoples) và  dân tộc thiểu số (minorities) trở thành hai thuật ngữ mang ý nghĩa rất mâu thuẩn ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, vì tính chất nhạy cảm từ các góc độ chính trị, lịch sử, kinh tế, tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc và xã hội. Một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chính thức công bố không có người dân bản địa trên lãnh thổ của mình, mà chỉ có người thiểu số về chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo…

 

Theo nguồn tư liệu của Liên Hợp Quốc, số người bản địa tại khu vực Châu Á ước tính vào khoảng 150 triệu người, trong đó có dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Nam Bộ. Họ là thành phần người dân bản địa chịu nhiều thiệt thòi nhất và bị tổn thương nhất trong các nhóm dân cư tại Việt Nam hôm nay. Mặc dù đã từng đóng góp to lớn trong quá trình hình thành lịch sử Việt Nam, nhưng dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Nam Bộ thường bị gạt ra ngoài lề của chính sách phát triển chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, v.v. tại quốc gia này.

 

Ngay trong lời mở đầu, Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về « quyền của dân tộc bản địa » đưa ra nhận định rằng : 

 

“Các dân tộc bản địa đang phải gánh chịu những bất công của lịch sử do họ bị thực dân hóa và bị chiếm đoạt đất đai, lãnh thổ và tài nguyên ngoài các yếu tố khác, vì vậy các dân tộc bản địa đã bị ngăn cản không thể thực hiện những quyền của họ, cụ thể là quyền phát triển theo các nhu cầu và lợi ích của riêng họ”

 

Tuy nhiên, nhận thức và hành động về các vấn đề của người bản địa đã có những thay đổi và bước tiến lớn trong mấy năm qua trên thế giới. Bảo vệ các quyền của người bản địa đã được Liên Hợp Quốc xác định là một ưu tiên cao trong các chương trình hành động của mình ngay từ khi thành lập tới nay.

 

Mục tiêu của hội luận

 

Hội Luận “Vấn đề dân tộc bản địa Việt Nam” là diễn đàn nhằm:

 

• Trình bày những yếu tố thiết thực liên quan đến vấn đề của dân tộc bản địa Chăm, Tây Nguyên và Khmer Nam Bộ, mà cơ bản nhất là quyền con người và quyền phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, văn hóa, môi trường, v.v.

 

• Nêu ra những vai trò của dân tộc bản địa trong cuộc vận động đấu tranh đòi quyền Tự Quyết, Tự Quản và Tự Trị được ghi rõ trong điều 3 và 4 của Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về « quyền của các dân tộc bản địa » ra đời vào năm 2007.

 

• Phân tích những giải pháp cơ bản nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải thực hiện các quyền của người dân bản địa tại quốc gia này, phù hợp với bản Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc.

 

Video Hội Luận

 

Nhằm theo dỏi những gì đã xảy ra trong ngày Hội Luận, quí độc giả bấm vào đây để xem Clip Video do Andy Kieu thực hiện mà chúng tôi trích lại từ web Chamtoday.com:

 

Video Hi Lun Dân Tc Bn Địa Vit Nam

 

05 hoi luan

Hội luận. Từ trái sang phải: Musa Porome, Nay Rong, Tài Đại An

Tan Dara Thach, Hoàng Thế Dân, Po Dharma, Nguyễn Công Bằng