Nên đọc bài nhận định của Sarah Cook về nhân quyền Việt Nam 2013 Print
Written by BBT Champaka.info   
Monday, 27 January 2014 10:16
nhan quyen 10
Bà Sarah Cook

Trong tư cách một quốc gia thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam sẽ ra trước tổ chức quốc tế này ở Geneve ngày 5-2-2014 trong đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát về nhân quyền, diễn ra bốn năm một lần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Theo đài Á Châu Tự Do ngày 26-1-2014, bà Sarah Cook, chuyên gia nghiên cu Á Châu ca t chc nhân quyền Freedom House (th đô Washington, Hoa Kỳ) đưa ra lời nhn xét về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam 2013 như sau:

 

 

“Việt Nam tiêu biểu cho một nước, nơi mà chúng tôi nhận thấy tiếp diễn tình trạng đàn áp nghiêm trọng, nhất là về phương diện Internet; nhưng nói chung là về phương diện tự do ngôn luận. Những thông tin mà chúng tôi thu thập được cho thấy hiện số nạn nhân bất đồng chính kiến ở VN nhiều gấp đôi so với hồi năm 2013 và 2012, phần lớn bị cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước.

“Nhà cầm quyền VN đề ra những quy định, nghị định mới nhằm hạn chế gắt gao mọi website hay mạng xã hội có thể cung cấp những thông tin bất lợi cho nhà cầm quyền; mục tiêu là nhằm bắt giữ những người sử dụng Internet phổ biến bài vở, hình ảnh mà quan chức không muốn. Cho nên tôi nghĩ đó là diễn biến chính ở VN.

“Đó cũng là những gì mà chúng tôi lưu ý trong mấy năm qua ở VN. Mặc dù như vậy, nhưng chúng tôi nhận thấy tình hình đàn áp vẫn tiếp diễn dù những biện pháp hạn chế vừa nói của giới cầm quyền khiến dân chúng phẫn nộ. Và những hình thức khác, nhất là tệ nạn tham nhũng, kinh tế sa sút, cũng gây bất mãn trong dân chúng”.

 

*

Đối với dân tộc Chăm, lời tuyên bố này không đáng ngạc nhiên cho lắm. Vì rằng Champaka có trụ sở tại hải ngoại là một tổ chức khoa học nhằm chuyển tải đến bà con Chăm những sự thật của biến cố đã xảy ra trong bối cảnh xã hội của dân tộc Chăm và cũng là cơ quan duy nhất có trách nhiệm bảo vệ danh dự, quyền lợi và di sản văn hoá Champa, không bao giờ chủ trương chống phá nhà nước Việt Nam hay đòi phục hưng vương quốc Champa độc lập, thế nhưng Hà Nội vẩn tìm cách qui tụ một số Chàm gian để xung phong vào “đội ngũ bút chiến” nhằm trù dập những thành viên nằm trong ban chấp hành Champaka, nhất là Ts. Po Dharma, một thành viên Fulro đã ra đi kể từ năm 1968 nhưng không chấp nhận trở lại quê hương.