Sở hửu ruộng đất Chăm theo địa bạ của triều Nguyễn năm 1836 Print
Written by Thành Danh Đổng   
Saturday, 08 November 2014 01:28
ruong cham

Năm 1836, vua Minh Mạng ra lệnh đo đạt và thống kê lại toàn bộ số ruộng đất trong cả nước Tại địa hạt tỉnh Bình Thuận (tức là các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần khu vực miền cao Lâm Đồng ngày nay), trong các làng xóm của người Chăm, chính quyền cũng tiến hành các hoạt động thống kê và đo đạt ruộng đất để ghi chép vào địa bạ của nhà Nguyễn[1].

 

Chế độ sở hữu ruộng đất của người Chăm.

 

Do là một cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước Đại Nam vào thời điểm bấy giờ, chế độ phân phối và sở hữu ruộng đất của người Chăm có một số điểm khu biệt so với quy chế sở hữu ruộng đất của người Kinh. Cụ thể, dưới thời kỳ này, chế độ sở hữu ruộng đất trong cả nước được chia ra làm quan điền, công điền và tư điền. Nhưng riêng tại Bình Thuận, nơi tập trung đông đồng bào Chăm, sở hữu được phân chia làm bốn loại chính là: dân điền, phiêu liêu điền, trà nương điền, dương điền[2].

 

• Dân điền: theo chúng tôi có thể là một loại ruộng của các hộ gia đình người Chăm

 

• Trà nương điền: Thành ngữ này có thể phát xuất từ hai cụm từ tiếng Hán, đó là “Trà” có nghĩa là ruộng thu hoạch mỗi năm một lần vào mùa hè, còn gọi là Trà Chiêm, trong khi đó “Nương” có nghĩa ruộng gò, theo nước rất khó[3].

 

• Phiêu liêu điền: Phát xuất từ hai cụm từ tiếng Hán, đó là “Phiêu”, có nghĩa là không nhất quán, bất thường, trong khi đó “Liêu” ám chỉ cho “xa xôi, hoang giả”[4].

 

• Dương điền: Có thể phát xuất từ cụm từ “Dương” ám chỉ cho “chổ ngập nước”, hay ruộng ngập nước[5].

 

Trong tác phẩm Vương Quốc Champa. Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835), Ts. Po Dharma viết rằng để bổ sung cho chính sách Việt Nam hóa, vua Minh Mệnh ra lệnh vào năm 1832:

 

“(...) trưng dụng tất cả văn kiện tộc họ người Chăm liên quan đến tài sản của từng gia đình với mục đích để điều tra những ai phải đóng thuế thân và kê khai những ruộng đất để qui định thuế điền thổ ...”[6].

 

Dựa vào yếu tố vừa nêu ra, chúng tôi nghĩ rằng Dân điền, Trà nương điền, Phiêu liêu điền, Dương điền ám chỉ cho thể loại ruộng đất tốt mùa hay thất mùa mà triều đình Huế dựa vào đó để thu thuế.  Nhưng đây chỉ là giả thuyết, vì chúng tôi chưa thấy gốc từ tiếng Hán của những cụm từ: Phiêu Liêu, Trà Nương, Dương.

 

Cũng như sở hữu ruộng đất của người Kinh, ruộng đất của người Chăm không chỉ tập trung ở trong các làng xóm người Chăm, mà còn có một số ruộng lớn ở các làng khác, kể cả các làng của người Kinh gần địa phận. Do đó không lạ gì khi trong địa bạ, một số làng của người Kinh lại có xuất hiện bốn loại ruộng trên, đó là những ruộng do người Chăm phân canh. Chẳng hạn tại xã Trinh Tường (tổng Đức Thắng, huyện Tuy Định, phủ Hàm Thuận) người thôn Ma Lâm (tổng Nông Tang, huyện Tuy Định, phủ Hàm Thuận) có sở hữu một phần ruộng thuộc loại trà nương điền (7.0.10.8 mẫu). Khi phân tích địa bạ xã Vụ Bổn (tổng Nghĩa Lập, huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận) chúng tôi thấy một số cư dân trong xã có ruộng đất tại các làng xã, thôn khác như hộ Vô-Na-Thôn-Kha-Na sở hữu khoảng 10.7.2.6 mẫu, trà nương điền tại Phiên Thịnh thôn (cùng tổng)…Và rất nhiều trường hợp khác trong địa bạ.

 

Trong địa bạ vào năm Minh Mạng thứ 16 (1836), chúng tôi thấy người Chăm đã mang họ Việt như Châu, Lượng, Hán, Dương, Phú, Nguyễn...[7], trong khi đó, trong tác phẩm Mẫu Hệ Chàm của Nguyễn Khắc Ngữ (1967), tác giả cho rằng người Chăm bắt đầu được đặt tên theo họ người Kinh vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837)[8]. Mặt khác, dựa vào 3 sử liệu của nhà Nguyễn[9], Ts. Po Dharma ghi nhận rằng sau khi xoá bỏ vương quốc Champa trên bản đồ vào năm 1832, vua Minh Mạng ra lệnh cho ông Tuần Phủ (tỉnh trưởng) đến trấn Thuận Thành (Panduranga – Champa) có trách nhiệm:

 

“...Phân chia đất đai Champa theo mô hình hành chánh của Việt Nam và trưng dụng dinh của quốc vương Po Phaok The làm cơ sở hành chánh. Tuần Phủ bắt đầu tổ chức hệ thống hành chánh mới và triển khai công tác để kiểm soát vùng cao nguyên ở phía tây, nơi có địa bàn dân cư của ngừời Churu, Raglai, Kaho. Bên cạnh đó, Tuần Phủ ra lệnh kê khai tất cả những nơi thờ phượng thần linh của người Chăm, vì ông nghi ngờ rằng dân tộc này vẫn tiếp tục thờ cúng và tế lễ, mặc dù triều đình Huế đã ra lệnh cấm đoán. Sau đó Tuần Phủ buộc người Chăm phải lấy tên họ theo người Hoa như Quảng, Hứa, Đàng, Lâm, Châu, Thành, v.v. nhưng cấm người Chăm lấy tên họ của người Kinh như Trần, Lê, Nguyễn, v.v. Tuần phủ này còn xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại do chính quyền Champa thời trước phong cho người Chăm, Churu và Raglai để thay vào đó những chức vụ mà hệ thống hành chánh Việt Nam đã qui hoạch như chánh tổng, lý trưởng, trùm, biện, hào mục,...”[10].

 

Chúng tôi cho rằng ghi nhận của Ts. Po Dharma là xác đáng hơn cả, vì rằng kết luận của ông đã đưa ra từ việc sử dụng ba nguồn sử liệu của triều Nguyễn. Như vậy, vấn đề người Chăm mang tên họ người Kinh họ gốc Hán không phát xuất vào năm 1836 như địa bạ ghi nhận và cũng không phải vào năm 1837 như Nguyễn Khắc Ngữ đưa ra mà là vào năm 1832 được ghi lại trong  Minh Mệnh Chính Yếu, Đại Nam Nhất Thống Chí và Quốc Triều Chánh Biên mà Ts. Po Dharma đã trích dẫn ở trên.

 

Cũng cần nói thêm, ngoài cách phân chia ruộng đất theo địa bạ, ruộng của đồng bào Chăm được chia thành 3 loại, trước năm 1975[11]:

 

• Hamu Bhum (hương hoả điền), tức là ruộng tư nhân

 

Hamu Janâng (công điền), tức là ruộng công của thôn làng dùng để phân phát cho những người có chức vụ trong thôn xóm như thôn trưởng, biện, trùm, một số chức sắc tín ngưỡng (Acar, Basaih, v.v.) hay cho một số đàn ông phục dịch cho thôn xóm trong một thời gian cố định sau đó phải nhường cho người khác.

 

• Hamu Yang (Kị điền), tức là ruộng công thuộc về 2 quận An Phước và Phan Lý Chàm dùng vào việc cúng tế đền tháp, thánh đường, mương đập hay tế lễ thần nông, v.v. mà chính quyền Việt Nam thời đó gọi là “kị điền”. Vào năm 1972, người ta được biết riêng ở tỉnh Ninh Thuận có 114 mẫu ruộng kị điền thuộc về sở hửu của người Chăm dùng vào việc cúng tế công cộng[12].

 

Tình hình sở hữu ruộng đất của người Chăm

 

Theo thống kê từ địa bạ, diện tích điền thực canh toàn tỉnh Bình Thuận là 40264.5.4.0 (40264 mẫu, 5 sào, 4 thước, 0 tất)[13], trong đó diện tích điền nguyên gốc của các hộ người Chăm là 16615.4.9.0 mẫu, chiếm đến 41, 27% diện tích thực canh toàn tỉnh. Đây là một con số cho thấy tầm quan trọng của người Chăm trong việc sở hữu ruộng đất toàn tỉnh thời bấy giờ. Diện tích thực canh của người Chăm toàn tỉnh lại được chia ra làm bốn loại, trong đó dân điền có 10146.3.10.3 mẫu, phiêu liêu điền có 1630.1.9.4 mẫu, trà nương điền có 4038.6.0.8 mẫu, dương điền có 800.3.3.5 mẫu[14].

 

Tỉnh Bình Thuận thời đó chia ra làm hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận. Trong đó phủ Ninh Thuận gồm hai huyện An Phước (trong đó ruộng của người Chăm tập trung ở các tổng Đức Lân, Lương Tri, Vạn Phước) và Tuy Phong (trong đó ruộng của người Chăm tập trung ở các tổng Bình An, Nghĩa Lập, Phú Qúy, Tuy Tịnh). Phủ Hàm Thuận gồm hai huyên Hòa Đa (trong đó ruộng của người Chăm tập trung ở các tổng Ninh Hà, Tuân Giáo) và Tuy Định (trong đó ruộng của người Chăm tập trung ở các tổng Đức Thắng, Hoa An, Nông Tang).

 

Dưới đây, chúng tôi xin lượt xét tình hình sở hữu ruộng đất của người Chăm dưới các cấp độ phủ, huyện tổng và xã, thôn[15]:

 

a). Phủ Ninh Thuận: 

Có tổng diện tích điền (không thổ) thực canh toàn phủ là 16089.3.11.8 mẫu, trong đó diện tích điền (không thổ) nguyên gốc Chăm là 7478.7.4.0 mẫu. Chia ra làm bốn loại, trong đó dân điền có 4126.4.12.6 mẫu; phiêu liêu điền có 510.8.12.2 mẫu, trà nương điền có 2522.8.14.8 mẫu, dương điền có 381.7.10.6 mẫu.

 

Huyện An Phước: tổng diện tích điền (không thổ) thực canh toàn huyện là 8070.5.14.2 mẫu, trong đó các làng Chăm có 2702.4.4.0 mẫu. Chia ra làm bốn loại, trong đó dân điền có 1316.1.13.0 mẫu, phiêu liêu điền có 476.6.11.2 mẫu, trà nương điền có 590.8.14.9 mẫu, dương điền có 318.8.12.1 mẫu.

Tổng Đức Lân:

 

Loại điền

Dân

điền

Phiêu liêu điền

Trà nương điền

Dương điền

Xã, thôn

Chất Thường

-

68.4.0.0

89.4.10.4

234.0.11.3

Chính Đức thôn

78.4.4.7

19.2.5.3

-

-

Định Nghiệp thôn

73.0.12.5

-

-

35.5.5.5

Đức Lân xã

313.6.7.0

25.1..1.6

94.1.3.5

28.6.10.8

Hậu Sanh xã

77.8.1.2

50.5.3.1

-

-

Hiếu Lễ thôn

255.1.0.1

43.3.13.5

123.0.14.5

16.7.7.0

Minh Chử thôn

6.9.2.1

-

75.2.0.8

-

Như Ngọc xã

144.0.12.2

57.3.4.1

108.3.11.3

-

Phất Thế thôn

33.6.5.5

49.5.10.0

9.7.5.8

-

Phú Nhơn thôn

70.3.0.2

-

7.1.1.6

-

Phú Nhuận thôn

89.6.6.0

53.1.11.2

35.7.12

3.8.7.5

Phước Đồng thôn

106.6.3.3

49.3.9.9

46.6.2.8

-

Quả Quá thôn

5.7.11.4

20.8.7.5

1.4.8.0

-

Toàn Hậu xã

61.1.6.8

39.7.5.0

-

-

Toàn Tổng

1309.2.10.9

476.6.11.2

515.6.14.1

318.8.12.1

 

Tổng Vạn Phước:

 

Loại điền

Dân

điền

Trà nương điền

Xã, thôn

La Chử thôn

6.9.2.1

75.2.0.8

Toàn Tổng

6.9..2.1

75.2.0.8

 

Huyện Tuy Phong: tổng diện tích điền (không thổ) thực canh toàn huyện là 8018.7.12.6 mẫu, trong đó các làng Chăm có 4839.2.4.3 mẫu. Chia ra làm bốn loại, trong đó dân điền có 2810.2.14.6 mẫu, phiêu liêu điền có 34.2.1.0 mẫu, trà nương điền có 1931.9.14.9 mẫu, dương điền có 62.8.13.5 mẫu.

Tổng Bình An:

 

Loại điền

Dân

điền

Trà nương điền

Dương điền

Xã, thôn

Dương Sơn thôn

646.5.10.2

104.6.7.6

42.7.5.9

Đại Hòa thôn

281.9.9.5

240.4.7.5

-

Phú Điền thôn

484.3.1.2

336.6.6.6

4.9.7.5

Toàn Tổng

1413.0.13.1

681.6.0.7

47.6.13.4

 

Tổng Nghĩa Lập:

 

Loại điền

Dân

điền

Phiêu liêu điền

Trà nương điền

Xã, thôn

Định Cư thôn

24.9.10.1

18.0.5.7

-

Hiếu Thiện xã

67.9.9.4

-

43.7.11.5

Mỹ Nghiệp xã

216.5.14.8

-

24.0.10.5

Phiên Thịnh thôn

48.7.3.7

-

29.0.1.3

Văn Lâm xã

98.8.14.7

16.1.10.3

69.6.7.0

Vụ Bổn xã

43.4.8.0

-

23.5.0.3

Toàn Tổng

500.5.10.7

34.2.1.0

190.0.2.7

 

Tổng Phú Qúy:

 

Loại điền

Dân điền

Trà nương điền

Dương điền

Xã, thôn

Phú Qúy thôn

86.0.2.6

88.4.13.1

2.2.7.5

Toàn Tổng

86.0.2.6

88.4.13.1

2.2.7.5

 

Tổng Tuy Tịnh:

 

Loại điền

Dân

điền

Trà nương điền

Dương điền

Xã, thôn

Cao Hậu xã

448.5.6.1

493.6.10.2

6.3.3.3

Phú Nhiêu thôn

134.3.4.7

77.2.11

-

Thịnh Vụ thôn

227.7.7.4

401.0.2.1

6.6.4.3

Toàn Tổng

810.6.3.2

971.8.13.4

12.9.7.6

 

b). Phủ Hàm Thuận: 

Có tổng diện tích điền (không thổ) thực canh toàn phủ là 24175.1.7.2 mẫu, trong đó diện tích điền (không thổ) nguyên gốc Chăm là 9073. 3.14.0 mẫu. Chia ra làm bốn loại, trong đó dân điền có 6019.8.12.7 mẫu; phiêu liêu điền có 1119.2.12.2 mẫu, trà nương điền có 1515.7.1.0 mẫu, dương điền có 418.5.7.9 mẫu.

 

Huyện Hòa Đa: tổng diện tích điền (không thổ) thực canh toàn huyện là 11496.9.6.5 mẫu, trong đó các làng Chăm có 7514.5.9.2 mẫu. Chia ra làm bốn loại, trong đó dân điền có 5191,5.8.5 mẫu, phiêu liêu điền có 977.4.12.7 mẫu, trà nương điền có 927.0.3.5 mẫu, dương điền có 418.5.7.9 mẫu.

Tổng Ninh Hà:

 

Loại điền

Dân

điền

Phiêu liêu điền

Dương điền

Trà nương điền

Xã, thôn

An Giang xã

98.5.4.9

11.0.10.8

63.5.11.3

Cao Lãng thôn

50.9.10.6

105.1.9.3

-

-

Chương Thiện thôn

207.6.0.0

52.5.2.5

24.1.8.7

Dụ Phong thôn

398.5.0.1

103.2.12.0

40.9.6.3

-

Đạo Hiệp xã

182.4.4.7

-

7.8.14.1

36.9.13.2

Định Thủy thôn

408.0.8.8

36.4.2.3

54.0.6.5

32.6.9.1

Hậu Khoách xã

77.1.2.7

51.7.1.8

-

3.1.5.1

Hựu An xã

123.8.6.3

-

5.0.5.9

34.4.9.0

Lệ Nghi thôn

631.1.6.5

68.6.7.5

115.0.7.1

61.6.12.0

Minh My xã

380.7.5.1

-

1.7.0.0

30.9.6.3

Ninh Hà xã

219.4.7.6

59.7.9.0

6.2.0.0

93.7.3.0

Tồn Thành thôn

322.5.2.2

6.4.0.2

21.0.10.0

171.6.0.3

Tường Loan xã

173.3.0.1

3.1.5.7

30.8.2.9

181.3.8.6

Xuân Hoa thôn

152.1.9.2

133.1.8.9

-

70.0.4.1

Ỷ La xã

540.3.0.8

4.3.5.4

-

27.5.1.4

Toàn Tổng

?

635.6.0.4

282.7.7.8

831.8.2.1

 

Tổng Tuân giáo:

 

Loại điền

Dân

điền

Phiêu liêu điền

Trà nương điền

Dương điền

Xã, thôn

Giai Cảnh thôn

262.2.6.2

13.8.2.5

31.3.1.8

12.1.13.1

Hương Bá thôn

197.8.5.0

11.1.7.6

-

-

Tân Mục thôn

66.8.8.0

15.5.0.0

-

19.1.11.0

Thanh Hiếu xã

63.1.2.0

-

48.3.0.2

17.9.0.9

Tố Lý thôn

18.6.7.8

69.5.10.1

-

-

Trí Hòa thôn

82.7.8.3

-

14.7.13.7

-

Trí Thới thôn

2.7.14.0

-

-

46.1.9.1

Trì Đức xã

-

14.9.7.5

-

12.1.4.7

Trinh Sơn xã

448.1.0.4

216.8.14.6

-

28.2.6.3

Tuân Giáo xã

82.5.7.2

-

0.8.0.7

-

Toàn Tổng

1224.8.13.9

341.8.12.3

95.2.1.4

135.8.0.1

 

Huyện Tuy Định: tổng diện tích điền (không thổ) thực canh toàn huyện là 12678.2.0.7 mẫu, trong đó các làng Chăm có 1558.7.7.0 mẫu. Chia ra làm bốn loại, trong đó dân điền có 828.3.4.2 mẫu, phiêu liêu điền có 141.7.14.5 mẫu, trà nương điền có 588.6.12.5 mẫu, không có dương điền.

Tổng Đức Thắng:

 

Loại điền

Dân

điền

Phiêu liêu điền

Trà nương điền

Xã, thôn

Phước Thắng thôn

-

-

13.0.7.5

Tân Qúy phường

12.3.8.1

7.6.5.8

-

Toàn Tổng

12.3.8.1

7.6.5.8

48.1.12.4

 

Tổng Hoa An:

 

Loại điền

Dân

điền

Phiêu liêu điền

Trà nương điền

Xã, thôn

An Phú thôn

128.4.3.9

79.4.5.7

53.1.1.0

Dương Xuân thôn

17.2.7.5

-

38.2.14.2

Hoa An xã

-

-

59.4.0.0

Phú Long thôn

-

-

7.0.11.6

Phú Trường thôn

18.213.1

-

38.1.0.1

Tầm Hưng thôn

12.8.8.5

37.4.15.0

112.8.3.8

Tân Xuân xã

-

-

11.7.11.2

Toàn Hòa xã

509.5.10.0

17.2.9.7

80.8.9.0

Toàn Long thôn

-

-

53.5.13.2

Tùy Hòa xã

14.1.10.0

-

-

Vĩnh Hòa xã

29.8.3.6

-

31.9.5.0

Toàn Tổng

717.4.3.0

134.18.7

526.1.3.5

 

Tổng Nông Tang:

 

Loại điền

Dân

điền

Phiêu liêu điền

Trà nương điền

Xã, thôn

Giang Mâu thôn

-

8.6.10.2

-

Hiệp Nghĩa thôn

12.3.8.1

7.6.5.8

-

Ma Lâm thôn

44.5.7.6

-

-

Phù Trì thôn

54.0.0.5

-

14.3.11.6

Toàn Tổng

98.5.8.1

x

14.3.11.6

 

Kết Luận

 

Ở trên, chúng tôi vừa tiến hành khảo xét và thống kê một cách sơ lược về quy chế và tình hình sở hữu ruộng đất của người Chăm ở khu vực tỉnh Bình Thuận những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ XIX, thời kỳ nhà Nguyễn. Đây chỉ là những khảo xét và thống kê ban đầu, bài viết này chưa đủ cung cấp hoàn chỉnh về tình hình ruộng đất của người Chăm thời kỳ này. Hy vọng sẽ tiếp tục có nhiều bài viết, bài nghiên cứu liên quan và mở rộng hơn nữa những ý tưởng của chúng tôi về chủ đề này.

 

Tài liệu tham khảo:

 

Nguyễn Đình Đầu (1996): Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn: Bình Thuận, Nxb TP HCM.

Nguyễn Khắc Ngữ (1967): Mẩu hệ Chàm, Nxb Tình bày, Sài Gòn.

Quốc sử quán triều Nguyễn (1993): Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ, tập 4 (bản dịch của Viện sử học), Nxb Thuận Hóa, Huế.

Quốc sử quán triều Nguyễn (2001): Đại Nam Thực Lục – chính biên, đệ nhị kỷ (bản dịch của Viện sử học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Quốc sử quán triều Nguyễn (1974): Minh Mạng Chính Yếu (5 tập), Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn.

Shine Toshihiko: Một họ tộc chủ đất – một họ Hán – Việt: một giả thuyết về chế độ hộ khẩu mới để quản lý đất đai ở các làng Chăm mẫu hệ thời kỳ Minh Mạng, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (2006): Mục lục Địa bạ Triều Nguyễn.

E. Gouin, Dictionnaire vietnamien-chinois-français, Les Indes Savantes, Paris, 2002.

Po Dharma, Vương Quốc Champa. Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835), International Office of Champa, San Jose, California, USA, 2013.

Quảng Đại Chí, “Ruộng đất của đồng bào Chàm có liên quan đến phong tục và tập quán”, Nội San Panrang, số 2, tháng 11 năm 1972.

Công tác HÐCÐST, Nội San Panrang, số 2, tháng 11 năm 1972,






 



[1] Nguyễn Đình Đầu (1996): Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn: Bình Thuận, Nxb TP HCM, tr. 56. Cũng cần nhắc lại, trong thời gian này, vương quốc Panduranga – Champa đã không còn tồn tại. Thay vào đó, người Chăm ở tỉnh Bình Thuận sống tập trung trong các làng xóm riêng, rải rác quanh các làng xóm người Việt, theo một quy chế tự trị đặc biệt.

[2] Như trên, tr. 95.

[3] E. Gouin, Dictionnaire vietnamien-chinois-français, Les Indes Savantes, Paris, 2002, tr. 879, 1424.

[4] E. Gouin, Sđd, tr. 732, 1040.

[5] Như trên, tr. 365.

[6] Po Dharma, Vương Quốc Champa. Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835), International Office of Champa, San Jose, California, USA, 2013, tr. 128.

[7] Nguyễn Đình Đầu (1996): sđd, tr83. Xem thêm Shine Toshihiko: Một họ tộc chủ đất – một họ Hán – Việt: một giả thuyết về chế độ hộ khẩu mới để quản lý đất đai ở các làng Chăm mẫu hệ thời kỳ Minh Mạng, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, tr 114 – 115.  

[8] Nguyễn Khắc Ngữ (1967): Mẫu hệ Chàm, Nxb Trình bày, Sài Gòn, tr 125.

[9] Minh Mệnh Chính Yếu (MMCY), Tập VI. Bản dịch sang quốc ngữ bởi Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Quang Tố và xuất bản bởi Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Saigon, 1974, tr. 143-144; Đại Nam Nhất Thống Chí (DNNTC), Quyển XII: Tỉnh Ninh Thuận, phụ đạo Phanrang. Bản dịch sang quốc ngữ bởi Văn Hóa Tùng Thư, xuất bản bởi Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Saigon 1965. Bản dịch sang quốc ngữ bởi Viện Sử Học, Hà Nội, 1971, tr. 8; Quốc Triều Chánh Biên (QTCB), Nhóm nghiên cứu sử địa, Saigon 1971,  tr. 154.

[10] Po Dharma, sđd, tr. 127-128.

[11] Quảng Đại Chí, “Ruộng đất của đồng bào Chàm có liên quan đến phong tục và tập quán”, Nội San Panrang, số 2, tháng 11 năm 1972, tr. 23-25.

[12] Công tác HÐCÐST, Nội San Panrang, số 2, tháng 11 năm 1972, tr. 27.

[13] Trong đó, diện tích điền và thổ thực canh ở hai phủ của tỉnh: phủ Ninh Thuận: 19263.4.14.0 mẫu (43,05%); phủ Hàm Thuận: 25488.7.4.0 mẫu (56,95%).

[14] Theo địa bạ, ruộng đất được chia ra làm hai loại chính là Sơn điền và Thảo điền. Riêng ruộng đất của người Chăm có bốn loại là dân điền, trà nương điền, phiêu liêu điền và dương điền, trong bài này chúng tôi chỉ thống kê số điền thực canh phân chia theo bốn loại này, chứ không phân theo sơn điền và thảo điền.

[15] Lưu ý: Từ cấp độ tổng xuống xã, thôn chúng tôi thống kê bằng bảng. Cũng trong thống kê này số liệu từng xã, thôn có thể không khớp với thống kê toàn tổng (?).