Dân tộc Chăm cần thống nhất bộ gỏ Akhar Thrah truyền thống Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 30 November 2014 07:31
efeo-10

Ngày 19-11-2014, Ts. Po Dharma có phiên gặp mặt tại Kuala Lumpur với Ts. Shine Toshihiko (Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo), Văn Ngọc Sáng (thí sinh tiến sĩ Đại Học Công Nghệ Mã Lai ở Johor) và Abd. Karim, chủ nhiệm web Champaka.info nhằm bàn về hệ thống bộ gỏ Akhar Thrah Chăm và công trình thiết kế phần mềm:  Chăm Latinh tự động chuyển sang Akhar Thrah.

 

 

Hơn một thập niên qua, Font Akhar Thrah Chăm dùng cho máy vi tính đã trở thành một vấn đề nan giải không lối thoát. Mỗi cơ quan nghiên cứu trên thế gới hay mỗi cá nhân đều có bộ Font Akhar Thrah riêng và qui định vị trí phụ âm và nguyên âm trên bộ gỏ riêng. Điển hình nhất, bộ gỏ để đánh Akhar Thrah Chăm của Viện Viễn Đông Pháp, của Ban Biên Soạn, của Thành Phần, của Trương Văn Món, v.v. hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này đã đưa đến sự trì hoản chính sách truyền bá Akhar Thrah Chăm qua mạng web, email. Đây là vấn đề trọng đại mà dân tộc Chăm cần phải đi tìm giải pháp cấp bách hầu thống nhất lại bộ gỏ đánh chữ Chăm trên thế giới, có nghĩa là cách vẽ chữ Chăm có hàng trăm kiểu khác nhau, nhưng vị trí phụ âm và nguyên âm của Akhar Thrah trên bộ gỏ phải trùng hợp với nhau.

 

Một khi đã thống nhất bộ gỏ Akhar Thrah, dân tộc Chăm mới có thể tiến đến gai đoạn thứ hai, đó là xin cơ quan Microsoft chấp nhận Akhar Thrah Chăm truyền thống có mặt trên hệ thống Unicode quốc tế hầu giúp độc giả có thể đọc Akhar Thrah Chăm trực tiếp trên mạng web hay email.

 

Để giải quyết vấn đề khủng hoảng của bộ gỏ chữ Chăm, Viện Viễn Đông Pháp giao cho Ts. Po Dharma trách nhiệm thiết kế lại bàn phiếm dùng cho Akhar Thrah Chăm ở Việt Nam và Akhar Thrah Chăm ở Campuchia, với sự cộng tác của Abul Karim (chủ nhiệm Champaka.info) và Văn Ngọc Sáng thí sinh Tiến Sĩ ngành công nghệ thông tin tại Đại Học Công Nghệ Mã Lai ở tiểu bang Johor.

 

efeo-20
Từ trái sang phải: Po Dharma, Văn Ngọc Sáng, Shine Toshihiko

 

Font Akhar Thrah Chăm truyền thống

 

Font Akhar Thrah Chăm truyền thống là hệ thống ký tự được lưu truyền từ thời Po Romé, không bao giờ có paoh gak như Ban Biên Soạn tự tiện chế biến mang tính cách phi khoa học và phi văn hoá. Sau một năm làm việc, Ts. Po Dharma đã hoàn thành công tác thiết kế lại 4 mẫu Akhar Thrah Chăm truyền thống như sau:

 

• EFEO PD Parik

 Đây là mẫu chữ dựa vào nét vẽ của tự điển E. Aymonier

 

efeo-pd-parik-1

 

• EFEO PD Panrang

Đây là mẫu chữ dựa vào nét vẽ của tự điển G. Moussay

 

efeo-pd-panrang-1

 

• EFEO PD Pajai

Đây là mẫu chữ dựa vào nét vẽ của tự điển Bùi Khánh Thế

 

efeo-pd-pajai-1

 

 

• EFEO PD Udong

Đây là mẫu chữ dựa vào nét vẽ của người Chăm ở Campuchia

 

efeo-pd-udong-1

 

 

Bốn bộ chữ Chăm này có vi trí như nhau trên bộ gỏ của PC hay của Mac. Chính vì thế, người ta có thể thay đổi từ mẫu chữ Parik sang mẫu chữ Parang, Pajai, Udong hay ngược lại.

 

Vị trí phụ âm và nguyên âm trên bộ gỏ EFEO

 

Bộ gỏ Akhar Thrah Chăm của EFEO chỉ dùng hai cách: đánh thường và Shift. Hầu giúp người xử dụng dể nhớ hơn, bộ gỏ này chia bàn phiếm thành ba khu vực.

 

• Khu vực trung tâm dành cho nguyên âm và phụ âm thông thường như ka, kha, o, e, ai, v.v.

 

• Khu vực mang số 1, 2, 4, dành cho ina akhar matai.

 

• Khu vực bên tay phải dành cho một số phụ âm như, paoh ngâk, paoh thek, traoh aw, takai kik, v.v.

 

Cần nhấn mạnh rằng bộ gỏ Akhar Thrah Chăm Việt Nam và Campuchia hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ hai ký tự trong Akhar Thrah Chăm Campuchia có cách vẽ khác nhau, đó là

 

• Ký tự khởi đầu khởi đầu của một tác phẩm

• Ký tự tương đương với dấu phẩy 

 

Xin bấm vào đây để dawlaod: Bộ font chữ Chăm của EFEO dùng cho PC và Mac

 

efeo-key-vietnam-1
Bộ gỏ Akhar Thrah Chăm Việt Nam

 

efeo-key-cambodia-1
Bộ gỏ Akhar Thrah Chăm Campuchia

 

Phần mềm Chăm Latinh tự động chuyển sang Akhar Thrah

 

Chăm Latinh tự động chuyển sang Akhar Thrah là hệ thống phần mền do Văn Ngọc Sáng (thí sinh Tiến Sĩ của Đại Học Công Nghệ Mã Lai) thiết kế. Trong phần mền này, người ta chỉ cần đánh tiếng Chăm Latinh theo hệ thống phiên âm của Viện Viễn Đông Pháp, sau đó máy vi tính tự động chuyển sang Akhar Thrah Chăm truyền thống một cách trực tiếp. Khi dùng phần mềm, người xử dụng nên lưu ý một số phụ âm như sau:

 

• pak praong và pak thường

• sak prong và sak thường.

• nyak và nyak có takai ndak

• mak và mak có takai ndak

• ngak và ngak có takai ndak

• nak và nak có takai ndak

 

Mỗi lần đánh một chữ nào đó khởi đầu bởi  ký tự: pak, sak , nyak, mak, ngak, nak, thì  Akhar Thrah trong phần mền của máy vi tính hiện lên màu xanh. Chỉ cần bấm vào màu xanh, người ta có thể thay đổi những ký tự này sang:  pak praong, sak prong, nyak-takai ndak, mak-takai ndak, ngak- takai ndak, nak- takai ndak.

 

Thí dụ:

 

Trong khuôn chuyển tự Latinh, người ta đánh một câu như sau:

 

Dahlak hu pak drei kabaw

 

Chữ “pak” (= số 4) trong câu này chỉ hiện ra “pak” thường có màu xanh. Vì số 4 trong tiếng Chăm phải viết với “Pak Po” và “Hua Baluw”, thành vậy người xử dụng cần phải bấm vào màu xanh của “pak” để thay đổi sang “Pak Po” có “Hua Baluw”.

 

efeo-convert-a

 

Muốn cho chữ Chăm có độ lớn hay nhỏ, nên bấm vào Size nằm ở phần dưới bên tay phải. 

 

Bộ gỏ chữ Chăm Latinh tự động chuyển sang Akhar Thrah truyền thống là hệ thống phần mền đòi hỏi nhiều thời gian để thiết kế, chỉ dành cho những chuyên gia phần mền của máy vi tính. Sau một năm làm việc, Văn Ngọc Sáng đã thành công thực hiện dự án khởi đầu và cần một thời gian kiểm duyệt lại trước khi xuất bản phần mền. Đây là công trình đồ sộ mà Văn Ngọc Sáng đã để lại cho hậu thế. 

 

Xin bấm vào đây để đánh: Chăm Latinh tự động chuyển sang Akhar Thrah

 

*

 

Theo dự án, Font Akhar Thrah Chăm-EFEO, bộ gỏ Akhar Thrah-EFEO và phần mềm của bộ gỏ chữ Chăm Latinh tự động chuyển sang Akhar Thrah truyền thống sẽ hoàn thành vào năm 2015.  Hy vọng rằng các cơ quan của người Chăm trong nước chuyên về văn hoá Chăm như CHI HỘI DÂN TỘC CHĂM\" trực thuộc HỘI DÂN TỘC HỌC - NHÂN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH., Trung Tâm Unesco Chăm hay tổ chức Chăm ở hải ngoại như IOC-Champa, Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá Xã Hội Champa, Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa, Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa, v.v. có thể tổ chức một cuộc hội thảo hầu thống nhất Bộ Gỏ Akhar Thrah Chăm trên thế giới và tiến hành xin cơ quan Microsoft công nhận chữ Chăm trên hệ thống Unicode như Font VNI của tiếng Việt.