Người Việt thăm nghĩa trang thuyền nhân - Người Chăm thăm mộ ai? Print
Written by BBT Champaka   
Tuesday, 18 August 2015 07:30
nghia trang 10
Mộ Les Kosem - Kuala Lumpur

Ngày 17-8-2015, đài Á Châu Tự Do loan tin người Việt ở hải ngoại sẽ tổ chức vào tháng 8-2015 ngày hành hương để thăm nghĩa trang của người Việt đã bỏ thân xác trên đất lạ quê người như Mã Lai, Indonesia, Philippine… trong lúc dùng thuyền vượt biên để tìm đi tìm tự do. Theo ban tổ chức, đây cũng là một dịp nhằm đánh dấn sau 40 năm người Việt  định cư tại hải ngoại. Ý nghĩa đặc biệt của chuyến này là cầu nguyện và thăm viếng những người đã chết để thoát khỏi ngục tù của chế độ cộng sản đồng thời ghi nhận lại những sự kiện lịch sử.

 

 

Xuất thân từ quốc gia Việt Nam, người Việt biết tỏ lòng thương nhớ đến những người quá cố vượt viên để đi tìm tự do, trong khi đó người Chăm cũng có rất nhiều người vượt biên để tham gia phong trao Fulro hầu đấu tranh bảo vệ cho sự sống còn của dân tộc, đã phanh thay trên bãi chiến trường và chôn vùi cả thân xác của mình trên đất khách nhưng không ai bàn đến, nhắc đến hay tổ chức một buổi lễ cầu hồn cho chiến sĩ Fulro đã hy sinh vì dân tộc.

 

Người Chăm cũng thường nói “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đây chỉ là câu ca dao tục ngữ nói để cho vui. Vì trên thực tế, đa số người Chăm hôm nay thường xây dựng cuộc sống của mình trên chủ thuyết “ăn trái quên kẻ trồng cây”, tức là họ sống cho bản thân, gia đình và phe nhóm của họ là chính yếu. Kể từ đó, họ không còn quan tân đến các bậc vua chúa và tiền nhân đã hy sinh cho quê hương Champa thân thương của họ. Người Chăm quên đi tên những ai đã hy sinh xương máu trên chiến trường Fulro để mang lại cho họ bao quyền lợi dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Điển hình nhất, người Chăm không bao giờ nhắc đến tên gọi của thiếu tướng Les Kosem, nhà lãnh đạo của tổ chức Fulro, mặc dù thân xác Les Kosem đang nằm yên trong đám mồ hoang vắng ở Kuala Lumpur (Mã Lai); không bao giờ nghĩ đến Y Bham Enoul, nhân vật lãnh đạo thứ hai của Fulro, mặc dù đã hy sinh cho dân tộc Champa để rồi bỏ cả đống xương mục nát trên đất khách quê người. Và người Chăm hôm nay cũng không có lần nào nghĩ đến những người Chăm khác đã hy sinh xương máu trên trân địa Furo cũng vì tên gọi Champa, một vương quốc đã bị tàn phế trước chính sách nam tiến của Việt Nam.

 

Lịch sử là sự tiếp nối của những cuộc đấu tranh vì dân tộc và quê hương. Trong cuộc đấu tranh cho quê hương, một số dân tộc thường dùng súng đạn đê chống lại đối phương. Nhưng đối với dân tộc Chăm, nếu họ dùng lương tâm và lý trí để đối xử thật trân trọng đối với những người đã chết cho quê hương thì cũng là điều đáng quí rồi. 

 

ngha trang kosem
Thiếu tường Les Kosem, lãnh tụ Fulro - từ trần 7-12-1976
nghia tran mo
Mộ Les Kosem ở Kuala Lumpur, Mã Lai
nghia trang bham
Y Bham Enou, lãnh tụ Fulro bi Khmer Đỏ tử hình vào 1975
nghia trang po

 Hình chụp trước nhà của Po Dharma ở chiến khu Fulro

Tất cả người trong hình bị chết trên chiến trường, ngoại trừ Ts. Po Dharma

Từ phải sang trái: Trung sĩ Sakphay (Campuchia), Suleiman Thi (Văn Lâm), Đàng Năng Nghịch (Hiếu Lễ)

Po Dharma (Chất Thường), thiếu tá Souleiman (Campucbia), Đàng Năng Biến (Như Ngọc)

Đỗng Tập (Phan Ri), Đặng Nô (Phan Rí) 

nghia tran jaya mrang

Thành viên Fulro gốc Chăm Ninh Thuận. Tất cả đều chế trên chiến trường Fulro

ngoại trừ Huỳnh Ngọc Sắn (đeo gương, chính giữa) chết trong trại giam 

của chế độ cộng sản sau 1975