Thành Đài ủng hộ Kiều Maily tẩy chay web Champka.info Print
Written by Apuei Panrang (độc giả trong nước)   
Tuesday, 08 April 2014 05:58
kieu mailly
Nhà thơ Kiều Maily

Sau khi web Champaka.info có nhiều bài viết nhằm vạch mặt một số trí thức gian xảo lừa bịp cộng đồng Chăm, Thành Đài đã mượn danh xưng của vợ là Roza Dao để lên tiếng trên facebook cho rằng Champaka là cơ quan ngôn luận chuyên làm nghề “vạch lá tìm sâu” và bên dưới có kèm theo lời bình luận của một phụ nữ Chăm  tên là Myra Hoachampa nhằm phê phán tổ chức Champaka.info với những lời lẽ thối nát, vô văn hóa mà độc giả sẽ thấy kinh tởm. Chính vì lý do đó mà tôi mạn phép đưa ra một số nhận định để tìm hiểu cô Myra Hoa Champa là ai và thế nào là mục tiêu “ vạch lá tìm sâu” của mạng web Champaka.info.

 

Roza Dao cho rằng Web Chamapaka.info chuyên làm nghề “vạch lá tìm sâu”. Tiếc rằng, những nhân vật mà Champaka điểm danh, vạch trần bộ mặt gian xảo chính là những con sâu thối nát mà dân tộc Chăm cần phải loại trừ ra khỏi không gian của xã hội này.

 

Nói đến con sâu, thì người ta thường liên tưởng đến những “côn trùng” phá hoại mùa màng cho nền nông nghiệp. Nếu chúng ta không vạch tìm và trị hết những con sâu này, thì mùa màng sẽ bị tổn thất. Đặc biệt hơn Champaka.info là tổ chức chuyên “vạch lá” để tìm những “con sâu thối nát” đã làm đảo lộn tôn ti trật tự của tổ chức xã hội Chăm, phá vỡ bản sắc văn hóa truyền thống Champa và bán đứng danh dự dân tộc Chăm hầu có lợi ích riêng cho bản thân mình. Nếu Champaka không vạch lá để tìm ra những con sâu “thối nát” này, thì không biết tương lai và vận mệnh của dân tộc Chăm sẽ đi về đâu. Theo tôi, việc làm “vạch lá tìm sâu” của Champaka.info là công tác vô cùng bổ ích nhằm thức tỉnh dân tộc Chăm cần đề phòng những loại sâu “thối nát” này.

 

Qua bài viết đăng trên web Gulpataom, tác giả Jaya Anaih cũng phân tích về thực trạng “ Văn hóa internet của người Chăm”. Đây là bài viết rất có ý nghĩa và được sự quan tâm của nhiều độc giả. Trong bài viết, Jaya Anaih cho rằng facebook là trang mạng xã hội gắn kết toàn thế giới như một đại gia đình để chia sẻ những thông tin bổ ích. Tiếc rằng, một số người Chăm đã lạm dụng facebook để phát ra những ngôn từ thối nát, vô văn hóa nhằm bảo vệ bầy đàn và phe nhóm của mình.

 

Myra Hoachampa là ai ?

 

Gần đây, khi mạng web Champaka.info phân tích về bài viết của Nguyễn Văn Tỷ liên quan đến thuật ngữ “gahul” (nghĩ trang Chăm Bani), Myra Hoachampa (trên facebook) nhảy dựng lên phê phán rằng:

 

Chó dại Nam vẫn là chó dại Nam, có cố gắng vào bệnh viện tâm thần cấp quốc tế cũng chưa chắc chữa hết chứng bệnh dại Nam điên rồ này được… vừa dai, vừa điên, Nguyễn Văn Tỷ hạng cha, hạng chú, có khi hạng ông của các người sao giám ( lưu ý: Dám không phải là giám, sai chính tả) ăn nói hỗn hào như thế… đây gọi là trí thức à, đúng là không biết nhục cho cả đời Champaka. Nên tảy chay trang này là tốt nhất vì chẳng gây lợi gì cho Chăm cả chi gây mất đoàn kết và ăn vào não những thứ dơ bẩn cho giới trẻ Chăm thôi,.. tuy Nguyễn Văn Tỷ không phải là máu mủ hay họ hang của tôi cả nhưng tôi rất kính phục..”

 

Qua hình ảnh đăng trên facebook, ai cũng biết Myra Hoachampa là Kiều Maily, một phụ nữ chăm và cũng là tác giả của tập thơ “Giữa hai khoảng trống” được nhà thơ Inrasara “lăng xe”. Cũng cần nhấn mạnh rằng Kiều Maily là phụ nữ Chăm thôn Palei Pa-mblap (Phước Nhơn, Ninh Thuận), tốt nghiệp cao đẳng tại đại học TPHCM. Thành Đài, Raza Dạo (Đào Thị Thanh Hương) và Nguyễn Văn Tỷ (nhóm của Inrasara) cũng là người cùng quê với Kiêu Maily.

 

kieu maily 20-
Maria Hoachampa là bút danh của Kiều Maily

 

Nhiều nguồn tin cho rằng một số thi sĩ Chăm muốn xuất bản một tập thơ là điều cực kỳ khó khăn. Dù mọi thứ khó khăn đến đâu đi nữa, nhưng nếu có bàn tay vô hình của Inrasara, thì mọi điều khó khăn trở nên đơn giản. Nếu Inrasara giúp cô Kiều Maily, một nhà thơ Chăm trẻ tuổi và duyên dáng, với tư cách là giúp người cùng đồng tộc hay có ngụ ý khác? Sự hào phóng của Inrasara đã khiến nhiều người Chăm phải đặt ra một dấu hỏi lớn: Tại sao ông ta không giúp con trai của mình tên là Tuệ Nguyên xuất bản tập thơ, dù thơ của Tuệ Nguyên rất hay và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần đối với thơ của cô Kiều Maily? Phải chăng chính vì những mối liện hệ đằm thắm này mà cô Kiều Maily luôn luôn đứng ra bênh vực cho nhóm Inrasara, tức là bênh vực cho Nguyễn Văn Tỷ?

 

Phụ nữ Chăm phát ngôn bừa bải và vô văn hóa

 

Khi Champaka.info có bài phân tích về Nguyễn Văn Tỷ viết chữ Chăm sai chính tả, thì cô Kiều Maily đứng ra lên án Champaka.info là “ Dại Nam, điên …”. Thử hỏi nhà thơ Kiều Maily biết gì về ngôn ngữ Chăm và có đủ trình độ để hiểu hết nội dung và ý nghĩa của thuật ngữ “Gahul” (nghĩa trang Chăm Bani) mà Champaka.info đã nêu ra. Thế thì tại sao, Kiều Maily lại đứng ra lên án Champaka.info qua phong cách hành văn “vô văn hóa” như thế.

 

Kiều Maily cho rằng nhóm Champaka là “Dại Nam, điên rồ” và viết bài hỗn hào đối với Nguyễn Văn Tỷ, nhưng Kiều Maily không nêu ra một bằng chứng cụ thể nào để chứng minh rằng Champaka sử dụng những ngôn từ gì mang danh là “hỗn hào” đối với Nguyễn Văn Tỷ?

 

Kiếu Maily cho rằng Nguyễn Văn Tỷ là bậc cha, chú… mà nhóm Champaka dám hỗn hào. Nhưng Kiều Maily đừng quên rằng những thành viên của Champaka.info đều là những trí thức Chăm có tuổi tác bậc cha, bậc chú của Kiều Maily. Thế thì tại sao Kiều Maly gán cho thành viên Champaka là “đàn chó dại Nam, điên rồ…” Theo tôi, cô Kiều Maily mới chính là người phụ nữ Chăm điên rồ, vô văn hóa, phát ngôn bừa bãi.

 

Một người vô văn hóa, phát ngôn dơ bẩn như Kiều Maily dám kêu gọi cộng đồng Chăm tẩy chay Champaka. Phải chăng Kiều Maily muốn lấy lòng Inrasara và Nguyễn Văn Tỷ để gia nhập vào hội bút chiến Hà Nội chăng?

 

Tóm lại, Kiều Maily đừng dựa vào hôi hám của Inrasara hay Nguyễn Văn Tỷ để mở rộng đường đi của mình. Công đồng Chăm sẽ không chấp nhận một người phụ nữ Chăm háo danh, ăn nói vô văn hóa, ngông cuồng như Kiều Maily.

 

kieu maily 20-2
Phụ nữ Chăm dựa vào hôi hám của Inrasara để mở rộng đường đi

 

Cuối cùng, Kiều Maily và Thàh Đài  đừng quên rằng:

 

Nếu còn những con sâu làm dơ bẩn cộng đồng Chăm, thì tôi hy vọng rằng Champaka sẽ không ngần ngại vạch lá để tìm những con sâu thối nát này.  

 

Dân tộc rất cần những cơ quan ngôn luận độc lập như Champaka.info  để nêu ra những sự thật đã xảy ra trong xã hội Chăm hôm nay.