Musa Porome: Cho tôi mua lại nỗi hờn xưa Print
Written by Musa Porome   
Monday, 25 August 2014 05:37
musa
Musa Porome

Khi bắt đầu tham gia vào sinh hoạt xã hội và các tổ chức đấu tranh chuyển tải và bảo tồn văn hoá Champa ở hải ngoại cũng như dấn thân tham gia các tổ chức đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc bản địa Champa trên diễn đàn quốc tế. Va chạm đời, học hỏi nhiều kinh nghiệm và biết nhiều thành phần và đối tượng đã giúp cho các sinh hoạt và cuộc đấu tranh đạt  

nhiều thành quả tốt, nhưng trong cái tốt ấy cũng lắm cam go vì phải đương đầu với nhiều phản ứng phức tạp về quan điểm sống mâu thuẫn trong cộng đồng và một số trí thức ấu trĩ mà tôi sẽ lần lượt trình bày sau đây.

 

 

1).  Sự bất ổn trong cộng đồng

 

Đời sống bất ổn trong cộng đồng Chăm trong nước Việt nam ngày càng lan rộng không hồi chấm dứt mà sự cố bắt nguồn từ nhóm người Chăm không có tâm đạo. Chúng đã dùng thủ đọan đàn áp dân lành và các vị lảnh đạo tinh thần của dân tộc mà không nghĩ đến hậu quả. Điển hình là vấn đề di dời mồ mả Chăm Bani ở làng Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận đưa đến hậu quả thánh đường Bani nơi ấy bị niêm phong trong suốt tháng Ramawan 07/2014, một việc chưa từng xảy ra từ nhiều thế kỷ. Nguyên do vì các vị lảnh đạo người Chăm tham gia trong chính quyền đã tự quyết cho rằng việc di dời mồ mã là hợp luật tục của Chăm Bani. Mặc khác, một số dân oan Chăm plei Văn Lâm thuộc tỉnh Ninh Thuận đã có lần bức xúc vì đất đai bị chính quyền địa phương cưỡng chiếm. Được tin này, tổ chức IOC-Campa gửi kiến nghị lên yêu cầu chính quyền trung ương giúp đở cứu xét. Khi sự vụ được giải quyết và được đền bù xứng đáng thì nhóm hộ dân oan này lấy tiền bồi thường xây cất nhà cao cửa rộng thay vì tìm mua lại đất đai để tiếp tục có ruộng nương canh tân mang nguồn lợi về nuôi sống gia đình. Tiêu hết tiền thì không còn biết than về cảnh thiếu thốn của mình cùng ai. Vấn đề một thanh niên Chăm Plei Thành Tín bị thanh niên người Kinh hàng xóm đánh chết, lần này kiến nghị của IOC-Campa cũng đã được gửi lên chính quyền trung ương yêu cầu xét xử nội vụ. Mọi việc được chính quyền giải quyết ổn thoả thì nay có một số Chàm gian không ý thức được đâu là quyền tự do tín ngưỡng của con người đã từ Mỹ về dựng cớ lấy tôn giáo làm bình phong xúi dục mua chuộc một số thanh niên nghèo thất nghiệp ra khủng bố quậy phá một số hộ người Chăm trong làng cải giáo theo Islam chính thống. Sự việc đã gây bao xáo trộn bất ổn trật tự an ninh xã hội trong cộng đồng plei Thành Tín, và plei Hiếu Lễ là một làng Chăm theo tín ngưỡng Balamôn trước kia. Là người Chăm ai cũng biết chính quyền sẽ không can dự vào sự vụ này. Gân đây nữa, người Kinh đã đưa tượng phật đặt vào giữa khu mộ chăm Balamôn, oái oăn cho vụ việc này lại có sự hiện diện của các ông Thầy cúng Chăm Balamôn đến làm lễ cúng bái cầu an. Thêm nữa, những vấn đề các đền Tháp Champa hôm nay đã bị chính quyền biến thành khu thương mại, tự quản và tự quyết. Tháp Champa bị người Kinh đưa cả đèn điện mang chữ VẠN lên tháp treo trên tượng thần Po Klaong Garai. Đền tháp bà Po Ina Nagar Nha Trang cũng không khác, người Kinh tự túc lên xây đình miếu đốt hương nhang đi ngược với tín ngưỡng văn hoá Champa. Trước những lâm nguy văn hoá xã hội suy đồi mà chẳng có một hội đoàn bảo tồn văn hoá Champa và nhóm người hay tự xưng trí thức Chăm nào lên tiếng yêu cầu chính quyền giải quyết cho nỗi bức xúc của dân tộc. Phải chăng, họ chỉ là nhóm Chàm gian chuyên " cổng rắn cắn gà nhà " ?

 

2).  Sự xói mòn  văn hoá xã hội

 

Ở hải ngoại, một nhóm Chăm tổ chức hội đoàn mang tên là “Hội văn hoá truyền thống Champa" nhưng họ không đến dự ngày kỷ niệm 175 năm vương quốc Champa bị xoá tên trong bản đồ tổ chức năm 2007 và cũng không tham gia ngày ra mắt sách lịch sử Champa năm 2012 tổ chức tại San Jose, Hoa Kỳ, nhằm phổ biến rộng về lịch sử Champa cho thế giới biết về dân tộc Champa. Họ cũng chẵng đóng góp vào cuộc đấu tranh đòi quyền bản địa cho dân tộc, nhưng sẵn sàng đóng góp vào mọi vấn đề mang lợi danh cho cái TA to lớn, nên sẵn sàng góp tay vào chiến trường phản bội văn hoá. Họ chuyên sưu tầm và đăng bài viết của những kẻ viết bài đả kích chống phá trí thức Chăm từ trong lẫn ngoài nước, truyền bá những thư email hàm chứa những lời văn vô văn hoá lên mạng "ngườicham.com". Điển hình là những bài viết của ông Kiều Ngoc Quyên, Thành Đài, Tao Po và một số tên nặc danh khác.... Vấn đề cần đặt là tại sao họ không trực tiếp gia nhập vào tổ chức của Thành Đài để cùng Thành Đài đấu tranh theo quan điểm của Thành Đài thay vì đứng ngoài vòng xỏ lá đăng tải những bài ca ngợi các tổ chức do Ts.Thành Đài thành lập? Thêm vào đó, họ còn góp phần quảng bá bênh vực chữ viết Chăm la-tinh theo loại chử viết tuỳ ngẫu hứng không mang chút thực tiển và khoa học do Ts. Quảng Đai Cẫn sáng tạo. Nhóm Chàm gian này đang mang ý đồ gì đây? Đây là thảm kịch và là thảm trạng, là nỗi bất hạnh cho cộng đồng Chăm hôm nay và ngày mai triền miên nếu nhóm Chàm gian này không từ bỏ tư tưởng lỗi thời, tiếp tục khoác vào chiếc áo mang cái TA to lớn không cần thiết.   

 

Day dứt trước cảnh huynh đệ tương tàn, xáo trộn xã hội, trí thức kềnh chống lẫn nhau mà vấn đề dường như còn kéo dài. Văn hoá bị xói mòn vì nhóm tự xưng là trí thức đã tự cải biến Akhar Thrah Chăm truyền thống thành loại chữ lai căng phản khoa học để rồi những đền tháp Champa cô tịch càng cô tịch cùng những tiếng khóc than rền vang xót xa cho số phận những bóng ma Hời một lần nữa phải lủ lượt rủ nhau đi tìm lại dấu tích truyền thống đạo đức xưa. Nhiều trí thức Chăm luôn đặt danh vọng và quyền lợi cá nhân đi trước, là nguyên tố làm đảo lộn truyền thống đạo đức dân tộc. Đời sống xã hội ngày càng suy thoái, từ ngữ đoàn kết dường như giới Chàm gian không lắm tha thiết để rồi xã hội Chăm phải trở thành một tộc người vô tổ chức. Thêm vào đó, quan điểm sống mâu thuẫn giữa hai thế hệ già và trẻ. Trí thức già nua quen lối sống phong kiến lỗi thời lo ôm cái TA mà không màn nghĩ đến sức mạnh của đoàn kết dân tộc, lôi kéo một số trí thức trẻ có quan hệ tiếp tục bày trò chia rẻ cộng đồng mà quên cả bổn phận của một thế hệ tương lai của dân tộc mà vương quốc đã bị ngoại xâm xoá sổ. Tưởng cũng nên biết, ngoài phần tử nhỏ vô trách nhiệm đó, đa phần trí thức trẻ có tâm đạo với dân tộc luôn tha thiết với truyền thống đạo đức nên chuộng sự hài hoà trong cộng đồng. Tiếc rằng, họ lại im lặng trước những cảnh đời oan nghiệt, ly tán và xáo trộn đang xảy ra trong cộng đồng, để mặc cho văn hoá xói mòn, xã hội suy thoái mà không trực tiếp lên tiếng bênh vực. Bất hạnh thay!

 

Tháng 7 năm 2014, ông Heiner Bielefieldt là một báo cáo viên đặc biệt của hội đồng Liên Hiệp Quốc (U.N special rapportuer) đến Việt nam để điều tra vấn đề tự do tôn giáo. Cơ quan Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu IOC-Campa cho danh sách một số trí thức Chăm đại diện tổ chức cộng đồng người bản địa nơi có dân cư Chăm sinh sống mà tự do tín ngưỡng đang bị chính quyền Việt Nam đối đải không công bằng. IOC-Campa đã cung cấp cho họ và biết chắc phái đoàn sẽ đến gặp một số trí thức Chăm này. Thế nhưng, vấn đề ở đây là người Chăm không có tổ chức cộng đồng thì làm sao nhân viên Liên Hiệp Quốc có thể lấy tin chính xác để giúp giải quyềt vấn đề trong khi vụ việc mâu thuẫn trong tín ngưỡng, xã hội bất ổn, tập tục bị coi thường lại phát xuất từ chính người Chăm?

 

Có thể hiểu và thông cảm cho những người Chăm thấp cổ bé miệng còn ở lại quê nhà vì lo sợ những bạo lực chung quanh, điều đáng trách nhứt là những người Chăm đã may mắn qua định cư tại các quốc gia tự do dân chủ phóng thoáng, thế mà nhóm Chàm gian này chẳng học được bài học tốt nào nơi xứ người, nhưng ngoan cố tiếp tục đặt tư duy dơ bẩn phản tiến bộ của mình vào lối mòn tăm tối xưa gây bao thảm trạng cho cộng đồng hôm nay và ngày mai.

 

Từ quan điểm ý thức mâu tthuẫn quyền lợi của (( nhóm )) trí thức trong cộng đồng Chăm đã làm tôi mất dần cảm hứng đấu tranh đầy thách thức và vô tận. Thêm vào đó, tuổi càng cao sức khoẻ dần yếu. Đây là thời điểm chuyển giao cho giới trẻ còn tâm huyết và trách nhiệm với dân tộc tiếp tục cuộc hành trình. Mong sao giới trí thức trẻ chớ nên để luồng gió xấu tiếp tục lẻn vào kẻ hở làm tắt đi ngọn nến đoàn kết. Hãy để tôi mua lại nỗi căm hờn xưa mà người Chăm cấu xé nhau, để cho giới trẻ có cơ hội ngồi chung và tự quyết định, định hướng cho tương lai số mệnh của dân tộc.