Văn hoá lai căng, xã hội băng hoại của người Chăm Print
Written by Musa Porome   
Tuesday, 23 September 2014 06:08
musa photo
Musa Porome

Khi bàn về đời sống xã hội, người ta thường liên tưởng đến vấn đề phân biệt giai cấp giữa giầu nghèo, an ninh trật tự xã hội, sắc thái văn hoá, và đoàn kết dân tộc là những yếu tố ảnh hưởng sâu vào công trình xây dựng và phát triển quốc gia. Ngược lại, yếu tố ấy cũng là nguyên tố đưa quốc gia đến nguy cơ của sự sụp đổ một khi nhân dân không còn nêu cao tinh thần luân thường đạo đức,

và các vị nguyên thủ quốc gia không còn tài năng để lảnh đạo đất nước.

 

 

Thế giới ngày càng tiến bộ thì ngược lại giá trị đạo đức ngày càng xói mòn. Hầu như, nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay, con người chỉ biết bong chen chy theo vật chất, lấy giá trị của đồng tiền làm phương tiện để giải quyết vấn đề mà bất cần công lý. Giai cấp nhân dân ngày càng bị phân biệt, nhân phẩm con người bị coi thường, tất nhiên an ninh trật tự sẽ dần tiến đến giai đoạn suy sụp nếu quốc gia ấy không sớm ý thức cải tổ. Vấn đề đại sự này không cần thiết để bàn vì là trách nhiệm của các vị lãnh đạo quốc gia, ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến một cộng đồng Chăm nho nhỏ mà văn hoá của họ đang trở mình theo lối văn hoá mới lai căng, và đời sống xã hội đã thực sự băng hoại.   

 

Vì lo chạy theo thời đại văn minh tiến bộ, truyền thống văn hoá Chăm bị bỏ quên và đang trên đà suy thoái trong vô tình chung. Người Chăm không còn nói tiếng Chăm với nhau, nếu có thì chỉ vài câu hò giao tiếp, sau đó sẽ là một tràng ngôn ngữ Việt, hay nói một cách khác, tiếng nói Chăm nay bị pha trộn tiếng Việt đến 80%. Những tà áo dài Chăm như dần vắng bóng trong giới phụ nữ, thay vào đó là chiếc áo dài Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến trong nhóm nữ sinh viên học sinh Chăm ở các trường học và ngoài phố. Những hương vị của món ăn truyền thống Chăm thường bầy dọn trong đình đám gần như không còn nữa mà thay vào đó là những đặc sản đầy hương vị Việt Nam được gia đình người Chăm đua nhau đặt sẵn mang đến rồi tự hào cho chúng mình thuộc giai cấp văn minh tiến bộ. Trống Ganang lẫn tiếng kèn Saranai nay không còn nguyên vẹn âm điệu dịu dàng thê lương, nhưng thay vào đó là những thứ âm điệu tự do thực hiện theo ngẫu hứng trong giới nghệ sĩ trẻ. Ngôn ngữ chữ viết chăm cũng là vấn đề đã trở thành thứ ngôn ngữ riêng của từng nhóm người muốn thay đổi theo ngẫu hứng. Phải chăng văn hoá Champa đã lai căng và đang trên đà suy tàn nếu không muốn nhắc lại. 

 

Đời sống xã hội Chăm ngày nay cũng không khác. Họ không còn lựa chọn nhưng buộc phải dung hoà đi theo lối sống của thời đại, một thời đại mà con người chỉ biết vội vàng chạy theo vật chất coi nhẹ đức nhân tâm. Người Chăm ngày nay đa phần hành nghề thầy thuốc nên quanh năm suốt tháng phải đi bôn ba xa xứ, con cái đành chịu cảnh chia ly, bỏ rơi vất vơ ở nhà. Cha mẹ chỉ về sum họp cùng gia đình mỗi năm một lần vào tháng chay tịnh Ramadan (Ramuwan) hay ngày lễ hội Katê. Từ đó, con cái bơ vơ lạc loài không người hướng dẫn chỉ đạo theo tập tục truyền thống đạo đức xưa, tôn trên trọng dưới. Từ độ đó, đời sống của giới trẻ Chăm hoàn toàn bị đo ngược, chúng chỉ biết hút sách, la cà ngoài hiên ở các quán cà phê, đi theo nhóm băng đng vô đạo nghĩa, sanh tật trộm cắp đang xy ra khắp xóm làng. Vấn đề gia súc trâu trò hàng đêm liên tục bị những tên trộm đến cắp mà chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn và xử lý. Thanh niên ngày đêm về tụ nhau ăn nhậu ngà ngục để rồi hậu quả đưa xã hội đến con đường tăm tối, nhân dân phải sống trong cảnh lo sợ.

 

Những đám lễ tục người Chăm ngày nay không còn mang màu sắc truyền thống, dù là đám tang hay đám cưới sau nghi thức lễ nguyện tôn giáo thì tiếp sau đó là khâu ăn uống đã chuyển mình thành hình thức thi đua phô truơng thể diện. Nhiều gia đình có thân nhân ở nước ngoài viện trợ đã làm lễ đám vượt cả sự long trọng với sự tốm kém không cần thiết. Thm chí tín đồ Bani (Hồi giáo cũ) nay lại trở ngược dòng thực hiện 7 đám từng (Padhi) và mỗi đám phải giết 2 con trâu để cầu siêu cho người quá cố mà xưa kia không nhất thiết phải thực hiện, nếu có thì tuỳ hoàn cảnh gia đình, nhưng người ta có thể thực hiện một đám từng bằng lễ tôm cá gà vịt đơn giản cũng xong. Tiệc tùng trong đám cưới nay biến dạng thành nơi hội tụ của khách mời thập phương đến thưởng thức mồi ngon rượu ngọt một cách phung phí không còn mang màu sắc chung vui với gia đình của đôi uyên ương trong một bửa tiệc thịnh soạn đơn giản như xưa.

     

Để phục hồi văn hoá truyền thống và trật tự an ninh cho người dân trong xóm làng Chăm, trước tiên chúng ta cần nêu cao tinh thần tự giác, tự tin, tự cường, và ý thức bản sắc văn hoá truyền thống đức đạo dân tộc, thừa nhận sai lầm để sửa sai. Cấp lãnh đạo tôn giáo cần giải thích thế nào là chỉ đạo trong tôn giáo cho tín đồ hiểu biết, đồng thời chính quyền cần có trách nhiệm và biện pháp tức thời và nghiêm khắc để bài trừ nhóm băng đảng, ngăn chặn bọn trộm cắp trâu bò đang hoành hành. Vì rằng, một khi truyền thống văn hoá và xã hội băng hoại thì nhân dân sẽ sống trong lo sợ, đời sống hn loạn, và xã hội trở nên bất công và vô trật tự. 

 

Sống dưới thế kỷ khoa học và thời đại văn minh này, chúng ta cần học và lưu giữ những điều tốt đẹp mà cha ông chúng ta để lại đáng phải lưu giữ, loại bỏ những điều không lành mạnh và không cần thiết để lưu giữ, đó mới là văn minh tiến bộ. Vẫn biết vấn đề có phần ảnh hưởng sâu từ đời sống bên lề văn hoá xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy chúng ta cũng phải thừa nhận lý do làm đảo lộn đời sống văn hoá truyền thống và an ninh trật tự xóm làng không tự phát, nhưng từ sự thiếu giáo dục trong gia đình và vô trách nhiệm từ cấp lảnh đạo tôn giáo lẫn chính quyền địa phương.