Đồng Chuông Tử: Lời thật thường gây hiểu lầm Print
Written by Sohaniim   
Wednesday, 08 October 2014 14:58
sohaniim 8-10-14
Sohaniim

Anh Đồng Chuông T sinh ra ti làng Pajai, m côi cha t nh, sng vi m vói cuc sng cơ cc. Anh ln lên làm thuê làm mướn đ có tin ăn hc. Hc đi hc cho đến năm cui, do cuc tranh lun gia anh và thy giáo v văn hóa và lch s Chăm, khiến anh bt mãn. Cng thêm s làm phin t phía an ninh, anh quyết đnh t b ghé nhà trường đy thơ  mng đ  bước vào trường đi đy gian truân.

 

 

Đồng Chuông Tử, người mà tôi từng tiếp xúc, rất thật thà, nghĩ sao nói vậy

 

Anh yêu văn hóa, lịch sử Chăm, trăn trở nhiều đến xã hội Chăm hiện tại mà đớn đau lòng. Nó được thể hiện qua các bài thơ của anh.

 

Sau này, Tử lấy vợ tại làng Caklaing, làm nông với cuộc sống khốn khó, không có ruộng đất làm kinh tế, chủ yếu viết lách để nuôi sống gia đình. Thế nhưng công việc viết lách tại Việt Nam chỉ là tạm bợ, chứ thật sự không khá giả gì.

 

Cách đây gần một năm, mẹ Tử qua đời tại làng Pajai. Nhà chỉ có mình anh duy nhất, vì thế anh dẫn vợ con vào Pajai làm ăn sinh sống.

Trong bài thơ tôi viết tặng anh Tử:

 

“Chúng tôi kẻ du hành trần thế

Tìm thấy nhau trong mảnh vỡ

Chạm mặt nhau trong tiếng nấc

Ngẹn ứa giọt buồn

Chúng tôi những đứa con xứ sở hanh hao

Liếm mòn gót mẹ

Hút cạn mồ hôi cha

Chưa thấm vào đâu cả.

Chúng tôi như những con chim non

Đậu trên cành

Nghe tiếng đùng

Tựa sấm thời minh màng

Ám ảnh

Tan tác mồ côi

 

(Thèm cổ thụ.” Trích trong bài thơ  “Dạy đời?” của Sohaniim)

 

Đó là hoàn cảnh mà chúng tôi gặp nhau, yêu thương nhau, hiểu nhau qua đời sống thường nhật đầy vô cảm này.

 

Gần đây tôi có đọc bài viết về Đồng Chuông Tử của Ja Praong Kacau trên champaka.info: “ Đồng Chuông Tử: Bẻ bút thơ, tuyên truyền cho cộng sản Việt Nam”, nó khiến tôi ngạc nhiên; ngạc nhiên quá đổi đến mức tôi phải thao thức để trăn trở và viết lên những lời này.

 

Trên champaka.info, tác giả Ja Praong Kacau cho rằng Đồng Chuông Tử “ Bẻ bút thơ, tuyên truyền cho cộng sản”. Liệu đó có phải là sự thật không?  Tôi nghĩ nó giống như một phán oan đánh sập tinh thần của người con yêu lịch sử, văn hóa và trăn trở cho cộng đồng Chăm.

 

Trong bài viết của Ja Praong Kacau không đưa ra một lý lẽ sắc bén nào mà vội vàng cáo buộc anh là kẻ tuyên truyền cho CS. Chính vì lý do đó mà tôi phải viết bài này. Để minh oan cho Tử ư? Không! Tôi viết với những gì tôi biết về Tử, viết để phân tích một cách xác đáng hơn, để mọi người hiểu nhau hơn. Đó là tâm thế của người viết như tôi.

 

sohaniim 8-10-14-20
Đổng Chuông Tử

 

Tâm thế viết, tôi không ngần ngại chỉ trích những kẻ bán rẻ lương tâm, chà đạp lên giá trị và danh dự của một dân tộc, nhưng tôi cũng không thể làm ngơ trước một tâm hồn bị tổn thương.

 

Sau đây tôi xin phân tích lại bài viết của Ja Praong Kacau. Tác giả cho rằng ĐCT viết: dân tộc Chăm “ U u minh minh” nghĩa tiếng việt là “tối tối sáng sáng”. Nếu xét trong ngữ nghĩa văn chương, nó bao hàm nhiều ý nghĩa khác, mà tôi không thể trình bầy hết ở đây.

 

Phải chăng Ja Praong Kacau có một sự hiểu lầm nào ở đây mà cho rằng ĐCT “ quá khinh thường và không biết tôn trong đồng tộc”. Có lẽ câu khinh thường và không biết tôn trọng đồng tộc quá nặng. Tại sao không hiểu ngược lại câu nói của Tử giống như người Chăm mình từng nói “ Sang praong garaong daok saoh”. Hay anh Tử muốn nói đến cuộc sống cơ cực lam lũ của cộng động Chăm được che phủ bởi lớp hào quang giả tạo của xã hội, mà chỉ có người yêu Chăm có tinh thần về Chăm mới phát hiện và dám nói lên điều ấy. Vậy đây có thể hiểu lầm nhau do cách sử dụng ngôn từ của ĐCT chăng?

 

Điểm thứ hai, Ja Praong Kacau cho rằng: ĐCT “ Hổn xược, trịch thương với cộng đồng Chăm ở hải ngoại”.

 

Cũng chính vì cách viết của Tử và cách sử dụng từ ngữ của anh, khiến cho người đọc cảm nhận ra cái mà Ja Praong Kacau cho rằng Tử  là người hỗn xược, trịch thượng với cách dạy người. Trong bài viết,  Đồng Chuông Tử, cho rằng người Chăm “ Không phân biệt được đâu bạn đâu thù, đâu anh em đồng tộc là mù lòa, không nắm vững chiến lược, sách lược […] như vậy là hèn nhát và nhu nhược, khôn vặt và bất nghĩa với tổ tiên ở trên cao xanh. Chỉ biết an hưởng cho riêng mình ấm cật phì da”. Vì xử dụng những ngôn từ không chính xác để diễn tả thực trạng của xã hội Chăm, khiến cho độc giả không hiểu nội dung của bài viết và hiểu lầm về Đồng Chuông Tử.  Và đôi lúc trong bài viết của anh cũng mang tính tự ảo.

 

Bởi vì, đó chỉ là những suy nghĩ trăn trở của anh về cái mình quan tâm. Nhưng đó không phải là lý do để gắng ghép anh làm việc cho an ninh.

 

Nếu nghĩ đơn giản lại vấn đề, chúng ta càng yêu quý ĐCT hơn. Bởi qua cách viết ấy mới hé lộ cho bạn đọc thấy được bản chất thật thà của anh. DCT là người nói thẳng, chửi thẳng và lấy đích danh của mình, không giống như bao kẻ ném đá giấu tay.

 

Không giống như bao người khác vẫn luôn im lặng, DCT không ngần ngại chỉ trích Thành Đài về vụ ông ta quá lời khen chính phủ Việt Nam trên facebook. Tử cho rằng Thành Đài phát biểu mà không biết sự tình dân tộc Chăm sống tại đất nước ra sao. Tử viết “Lần sau nếu được vêˋ lại VN, mong anh hết sức suy xét khi đưa ra phát biểu. Ở đất nước này dư thừa kiếp cừu rồi”.

 

Trong bài viết này của tôi, tôi muốn ĐCT hiểu rằng: Champaka.info là một cơ quan ngôn luận nhằm bảo vệ di sản  dân tộc Champa, có trụ sở tại hải ngoại, chứ không phải là một tổ chức chính trị hay một hội đoàn nào. Chính vì thế mọi bài viết liên quan đến cộng đồng Chăm đều được đăng tải nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về những biến cố hay quan điểm liên quan đến xã hội Chăm hôm nay.

 

Về qui chế, Champaka.info cũng lập đi lập lại nhiều lần trên mạng web: Bài viết đăng trên Champaka.info không tiêu biểu cho quan điểm và lập trường của Champaka.info. Mỗi tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mức độ chính xác trong nội dung bài viết của mình.

  

Về cách chọn lựa bài viết, Champaka.info cũng cho rằng, tổ chức này sẳn sang đón nhận mọi bài viết mang tính cách xây dựng liên quan đến vấn đề văn hoá và xã hội Chăm. Ngược lại, Champaka không bao giờ đăng tải những bài viết có nội dung bàn về đời tư người khác (tức là vấn đề tình yêu, gia đình, con cái, tài sản, v.v.) hay có nội dung vu khống, mạ nhục và phỉ báng người khác (tức là kết tội và lên án đối phương nhưng không đưa ra bằng chứng). Vì đó là điều cấm kỵ tại quốc gia Tây Phương. Nếu tác giả viết bài hay đối tượng bị chỉ trích cảm thấy mình bị vu khống, thì họ có quyền viết bài phản hồi. Champaka.info sẳn sàng đăng bài phản hồi này để độc giả phán xét. 

 

Bởi vì là cơ quan báo chí, nên nó luôn phản ánh đa chiều, chứ không phải báo trong nước mà tôi và anh cũng như bao độc giả khác hôm nay đang thấy: bài viết được đăng thì phải qua xét duyệt theo một khía cạnh nào đó.

 

Chính vì lẽ đó tôi mong DCT đừng buồn.