Ts. Cẩn: Bình luận nông cạn về quyền của người Chăm bản địa Print
Written by Musa Porome   
Saturday, 22 November 2014 10:14
porome
Musa Porome

Nhân đọc email của Vinh Thanh trích lời bình luận trong mạng xã hội facebook của ông Ts. Quảng Đại Cẩn phê bình về cuộc đấu tranh đòi chính quyền Việt Nam trao quyền bản địa cho dân tộc Champa qua tiếng nói của Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá  và Xã Hội Champa có trụ sở tại Sacramento thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ đã làm cho tôi không ngừng hổ thẹn và đặt bao nghi vấn liên quan đến những sinh hoạt của một vị khoa bản này. Trích nguyên văn lời bình luận của Ts. Quảng Đại Cẩn dưới đây để chúng ta cùng nhận xét thế nào là con người thật, con người ngông cuồng và sai lầm của ông Tiến Sĩ này.

 

Có mấy ý muốn trao đổi với VT và xa-ai Ysa: VT trách các hội đoàn Chăm, không dám vì lợi ích của Chăm: "...cham ở Mỹ khi có tổ chức đấu tranh quyền lợi cho Chăm như Bản Địa, ra mắt sách lịch sữ Chăm, Đại hội bàn về Chăm thì ít thấy Chăm tham gia, nhưng khi tổ chức tín ngưỡng Kate hay Ramuwan thì hăng lắm, Chăm VN cũng vậy".  Tôi không bàn đến lể hội, và niềm tin tôn giáo, tôn trọng sự riêng tư. Quyền lợi cho Chăm sao họ không đến, theo tôi tìm hiểu: Đòi quyền Bản Địa ai cũng muốn nhưng không tham dự, vì sao? Do họ không tin vào cách đấu tranh kiểu vừa qua của HDPTVHCP, không đem lại kết quả. Đối tượng của cuộc đấu tranh là chính phủ Việt Nam. Chỉ nói suông thì ai nghe, ai giúp? Mỹ, Liên Hiệp Quốc? Bây giờ không quốc gia hay tổ chức nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác. Ví dụ minh hoạ: Vàng Pao định cư tại Mỹ, chuẩn bị làm đão chánh tại Lào, bị Mỹ bắt bỏ tù. Bất đồng chính kiến ở VN vẫn tiếp tục bị đe doạ, bị bắt theo luật VN. Mỹ luôn phản đối, VN cứ tiếp tục, quan hệ Việt Mỹ vẩn phát triễn không ngừng. Mặc dù Mỹ vẫn nghe tiếng nói hàng triệu người Mỹ gốc Việt tị nạn cộng sản. Quyền lợi Mỹ trên hết. Liên Hiệp Quốc cũng vậy, chưa can thiệp hay làm được gìcho lợi ích của nước nhỏ. VT nên hiểu, Cham kiều không tin vào cách đấu tranh lổi thời đó, họ đã có lời khuyên, không nghe làm sao họ tham dự được. Có biết là hiện nay trong nước Việt Nam có 3 "khu tự trị" không? Chính phủ không có quyền vào khu đó khi không có sự đồng ý của ban quản lý khu kinh tế đó. Nếu có cách đấu tranh thông minh hơn, họ khắc xin theo.

 

Cân Quang

 

Đọc qua lời bình luận trên, vài nghi vấn cần đặt lại cho ông Quảng Đại Cẩn biết.  Vinh Thanh trách một số người Chăm không cùng nhau đấu tranh vì quyền lợi của dân tộc bản địa nhưng lại tha thiết với các lễ hội như Kate hay Ramawan. Lời nhận định của Vinh Thanh rất thực tế. Vì rằng, bảo tồn lễ hội mang tính cách tín ngưỡng của người Chăm là trách nhiệm của từng môn đồ, nhưng bảo vệ quyền lợi của dân tộc Chăm thì khác, nó đòi hỏi đến trách nhiệm của tất cả dân tộc Chăm. Vì thế,  Kate hay Ramawan không phải là trách nhiệm bảo tồn chung, vì đây là lễ hội mang tính cách tín ngưỡng. Thành vậy, mỗi tín đồ phải có nghĩa vụ bảo tồn lễ hội của họ. Chính vì thế, bảo tồn lễ hội không phải là là cuộc đấu tranh của một dân tộc. Vì rằng đấu tranh chỉ có thể xảy ra một khi cuộc sống xã hội cũng như sự tự do tín ngưỡng của nhân dân không được chính quyền tôn trọng; quyền sống của dân tộc bị chà đạp; quyền lợi của họ bị tướt đoạt vượt ra ngoài luật pháp quốc gia nói riêng và hiến chương của Liên Hiệp Quốc nói chung. Chẳng hạn như quyền của các dân tộc bản địa do Liên Hiệp quốc đề ra mà trong đó có chữ ký của chính quyền Việt Nam, nhưng chính quyền Việt Nam không tôn trọng. Đây là đề tài mà Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá  và Xã Hội Champa đang đấu tranh. Tiếc rằng Ts. Quảng Đại Cẩn cùng nhóm bạc nhược rủ nhau chống đối, cho đây là cách đấu tranh lỗi thời không mang lại kết quả. Ông Cẩn cùng đồng bọn nên biết rằng toàn thể anh em thành viên trong tổ chức Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá  và Xã Hội Champa không mù quáng, nhưng biết rõ ai là đối tượng đấu tranh của mình, nên rất khéo léo và dè dặt trước mọi sự kiện trong cuộc đấu tranh lâu dài này. Cần nên biết đối tượng ở đây là chính quyền Việt nam chứ không phải ông Quảng Đại Cẩn hay ông Thành Đài cũng như Chế Linh đâu nhé!

 

Mục tiêu đòi quyền lợi cho các dân tộc bàn địa tại Việt Nam dĩ nhiên cần đến sự hợp tác thương lượng giữa hai đối phương, tức là giữa chính quyền Việt Nam và tổ chức đấu tranh đòi quyền dân tộc bản địa. Nếu muốn nói chuyện với chính quyền VN thì chúng ta cần đến một tổ chức mang tính quốc tế đứng liên hiệp. Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá và Xã Hội Champa không thể tự tiện đến gặp Thủ Tướng Việt Nam nên phải mượn diễn đàn Liên Hiệp Quốc để bầy tỏ nguyện vọng của nhân dân Champa muốn gì để rồi cơ quan LHQ sẽ dùng quyền của mình hầu làm áp lực yêu cầu chính quyên Việt Nam phải thực thi nguyên vọng của dân tộc Champa bản địa theo đúng hiến chương đã đề ra. Mặc khác, Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá và Xã Hội Champa còn gửi phái đoàn đến gặp các nhà ngoại giao cao cấp trong chính quyền Mỹ, Pháp, Anh và tổ chức dân tộc Bản Địa Á Châu có trụ sở tại Thailand để yêu cầu giúp đở can thiệp vào sự kiện.

 

Một khi Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá và Xã Hội Champa nhận thấy tiếng nói của mình không đủ sức mạnh, nên đã hợp tác với hai nhóm dân tộc bản địa khác ở Việt Nam, đó dân tộc bản địa Khmer Krom thuộc vùng đồng bằng sông Cữu Long và dân tộc bản địa Tây Nguyên để cùng đưa tiếng nói và nguyện vọng chung lên diễn đàn Liện Hợp Quốc. Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá và Xã Hội Champa là một tổ chức chủ trương đấu tranh bất bạo động, không chống phá quốc gia nào và sẳn sàng  hợp tác với bất cứ chính quyền nào nhằm giải quyết những mâu thuẩn với nhau, chứ không như Quảng Đại Cẩn cùng nhóm bạc nhược hiểu theo lối điêu ngoa.

 

Lời bình luận của Quảng Đại Cẫn trong bài trao đổi với Vinh Thanh làm tôi liên tưởng đến bài viết của ông Ts. Thành Đài trước kia. Phải chăng hai ông Tiến Sĩ này là hai nhân vật cùng tư tưởng, nên lúc nào cũng ca tụng lẫn nhau và có cùng chí hướng bạc nhược cầu an vì lợi ích cá nhân, chỉ mong có cái TA to tướng? Hai ông nên ý thức rằng chủ trương của Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá và Xã Hội Champa không nói suông như Quảng Đại Cẩn bình luận, nhưng đã thực hiện rất nhiều cuộc gặp gở giữa những tổ chức phi chính phủ (NGO) và đã từng gặp nhiều vị lảnh đạo cao cấp trong lưỡng viện và các vị ngoại giao trong chính quyền Hoa Kỳ nhiều. Kết quả đạt nhiều nhưng không thuận nói ra ở đây.

      

Quảng Đại Cẩn nói "Bây giờ không quốc gia hay tổ chức nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác. Đúng, ai cũng biết từ xưa nay. Không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Nhưng thực tế thì khác hẵn. Nhận xét của Quảng Đại Cẩn ở đây còn quá non sữa, thiếu tầm nhìn vào thực tế. Vì rằng nếu không có áp lực từ các nước bên ngoài thì làm sao chính quyền Miến Điện phải giải thể chính sách độc tài? Tại sao các nước Âu Châu phải la lớn về chính sách của Nga đối với Ukrain? Tại sao chính quyền Philippine phải trao trả lại vùng tự trị cho dân tộc bản địa Moro?, v.v. Nếu một khi chính quyền của một quốc quốc gia nào đó trở nên độc tài không tôn trọng nhân quyền và tiếp tục đàn áp nhân dân của họ thì tất các quốc gia khác sẽ nhúng tay can thiệp. 

 

Quảng Đại Cẩn còn đưa ví dụ minh hoạ của một vị lảnh đạo người Hmong rằng "Vàng Pao định cư tại Mỹ, chuẩn bị làm đảo chánh tại Lào, bị Mỹ bắt bỏ tù. Bất đồng chính kiến ở VN vẫn tiếp tục bị đe doạ, bị bắt theo luật VN. Mỹ luôn phản đối, VN cứ tiếp tục, quan hệ Việt Mỹ vẩn phát triễn không ngừng." 

 

Vấn đề ông Vangpao của dân tộc Hmong ở Hoa Kỳ hoàn toàn đi ngược với lối hiểu biết của Quảng Đại Cẩn. Ông Vangpao bị tù không vì lý do tổ chức cuộc đảo chánh ở Lào, nhưng vì những chuyện riêng trong công đồng Hmong tại Mỹ đã tố tụng lẫn nhau. Câu chuyện của ông Vangpao rất gần gủi với biến cố trong cộng đồng Chăm ở Sacramento.  Cũng vì người Chăm ở Sacramento mà cố Thiếu Tá Dương Tấn Sở suýt bị ở tù. Còn nữa và con nữa.  Không cần ông Quảng Đại Cẩn nói ra nhưng ai cũng đã biết trước năm 1975, ở miền Bắc bộ có 3 khu vực tự trị, nhưng sau khi đất nước Việt Nam thống nhất thì chính sách tự trị đã bi chính quyến truất phế từ lâu. Mỹ tiếp tục bang giao với Việt Nam, nhưng Mỹ lúc nào cũng đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải thực thi quyền  tự do dân chủ rõ ràng tại quốc gia này. Hay nói một cách khác, Việt Nam cần có Mỹ chứ Mỹ không cần Viêt Nam đâu. 

 

Hy vọng một ngày nào đó Ts. Cẩn cùng đồng bọn sớm ý thức đâu là sự bảo tồn tín ngưỡng của từng tín đồ và đâu là cuộc đấu tranh chung để bảo vệ quyền lợi của dân tộc Chăm.