Ăn tết dân tộc Việt, nói chuyện tết người Chăm Print
Written by Ja Katem (độc giả trong nước)   
Sunday, 22 February 2015 04:27
tet 10

Hàng năm tại hải ngoại, tôi thường ghé xem các mạng youtube về lễ hội của người Việt. Năm 2015, nhiều hình ảnh trên youtube cho thấy cộng đồng người Việt thường tổ chức những lễ hội linh đình nhân dịp tết nguyên đáng và mùa giáng sinh. Hôm nay là ngày tết năm Ất Mùi, tức là ngày lễ giao thừa đón mừng năm mới của người Việt. Mặc dù tết  nguyên đáng là lễ tục của người Việt theo Phật Giáo, nhưng đã trở thành lễ hội văn hoá của dân tộc Việt mà các thành viên trong cộng đồng, dù họ là người Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành hay thuộc đảng phái chính trị nào,  thường chung vai sát cánh với nhau để đón mừng đêm giao thừa qua các buổi tiệc thân mặt trong gia đình để chúc mừng nhau hay qua các chương trình văn nghệ linh đình để đón xuân về. Chỉ cần nhìn lại tên mạng youtube về bầu không khí của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để đón xuân năm Ất Mùi 2015, người ta đánh giá ngay dân tộc Việt là tập thể tộc người có ý thức hệ rất cao về chủ thuyết dân tộc, khái niệm về nguồn gốc lịch sử và quan điểm rỏ ràng về di sản văn hoá chung do cha ông để lại. Kể từ đó, tết nguyên đáng không còn là lễ tục dành riêng cho người Việt theo Phật Giáo nữa, mà là lễ hội văn hoá chung của dân tộc Việt, không phân biệt tôn giáo, đảng phái chính trị hay hội đoàn.

 

 

Người Chăm ở hải ngoại cũng có hai lễ tết quan trọng : Lễ Kate của người Chăm Bà La Môn và lễ Ramawan của người Chăm Bani và Islam. Hàng năm, người Chăm ở hải ngoại cũng thường kêu gọi nhau đễ tổ chức lễ hội hầu đón mừng mùa Kate và Ramawan, nhưng nội dung của Kate hay Ramawan không  còn là lễ hội văn hoá chung của dân tộc Chăm nữa, mà lễ hội mang tính cách chính trị dành riêng cho các thành viên thuộc phe nhóm của mình. Kể từ đó, Kate và Ramawan trở thành lễ hội thê lương và  ảm đạm, vắng bóng bà con Chăm, vì môi trường xã hội Chăm tại hải ngoại không cho phép người Chăm tụ tập chung để ăn chén cơm hay uống ly nước của ngày Kate-Ramawan hầu chúc tụng nhau. 

 

Tại quê nhà hôm nay,  Kate là lễ tục của người Chăm Bà La Môn và Ramawan là lễ tục của Chăm Bani và Islam, nhưng Kate và Ramawan trở thành lễ hội văn hoá chung của dân tộc Chăm. Vào dịp mùa Kate, có hàng ngàng người Chăm Bani và Islam thường lên đền tháp hay ghé vào thôn xóm Chăm Bà La Môn để chúc mừng nhau.  Khi đến mùa Ramawan, cũng có hàng ngàng người Chăm Ba La Môn thường đến thánh đường hay ghé qua thôn làng người Chăm Bani hay Islam để đón chào nhau.

 

Tại hải ngoại, Kate và Ramawan trở thành một chủ đề chính trị mà người Chăm thường dựa vào đó để làm nên tảng xây dựng cho phe nhóm của mình. Dân tộc Chăm chưa đầy 300 gia đình hiện định cư tại Hoa Kỳ, nhưng chia thành 3 nhóm có quan điểm hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc Kate và Ramawan, tuỳ theo quan điểm của từng hội đoàn :

• Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa

• Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa

• IOC-Champa

 

1). Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa

 

Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa có trụ sở ở Sacramento tập trung những thành viên Chăm của tỉnh Ninh Thuận do cựu dân biểu Lưu Quang Sang sáng lập Theo quan điểm của Hội này,  Kate là lễ hội của người Chăm Ba La Môn. Chính vì nguyên nhân đó, Hội này thường tổ chức Kate tại Hoa Kỳ theo truyền thống của người Chăm Ba La Môn như ở quê nhà, thường có lễ cúng bái tổ tiên để xin người quá cố phù hộ cho mình.

 

Mặc dù có những hình thức nghi lễ truyền thống như ở quê nhà, nhưng Kate của Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa vẫn là lễ hội chỉ dành riêng cho các thành viên thuộc nhóm của mình, không có sự tham dự của thành viên thuộc Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa mà đa số là Chăm Bà La Môn ở Bình Thuận hay của tổ chức IOC-Champa mà đa số là  Chăm Islam, để chúc mừng nhau như ở quê nhà. Đây là sự cách biệt vô cùng đáng tiếc, đã làm xức mẽ đi tình hữu nghị giữa những người đồng tộc xuất thân từ quê hương Champa đổ nát.

 

Hy vọng trong tương lai, nhân ngày Kate, Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa ở Sacramento không còn bỏ rơi bà con Chăm Islam của IOC-Champa hay bà con Chăm thuộc Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa có trụ sở ở San Jose.

 

1). Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa

 

Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa có trụ sở ở San Jose tập trung đa số là Chăm Bà La Môn ở Bình Thuận và một vài gia đình Chăm Islam Phan Rang. Theo hội này, Kate không còn là lễ tục của Chăm Bà La Môn nữa, mà là ngày quốc khánh Champa, có bài quốc ca, đài chiến sĩ và một phút mặt niệm dành riêng cho những anh hùng liệt sĩ đã chết vì quê hương đất nước Champa.  Dù là ngày lễ mang khái niệm « quốc khánh Champaa », nhưng Kate của hội này cũng là lễ hội dành riêng cho các thành viên thuộc phe nhóm của mình, vì các bà con Chăm Bà La Môn thuộc  Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa hay Chăm Islam của IOC-Champa không bao giờ có mặt trong buổi lễ này.

 

Riêng về IOC-Champa thì có quan điểm rỏ ràng hơn. Nếu họ không đến tham dự là vì nội dung Kate của Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa  là buổi lễ mang yếu tố chính trị qua phong bì của ngày « Quốc Khánh » quá hiện đại, không liên hệ gì đến lễ nghi Kate truyền thống ở quê nhà. Ngược lại, dân tộc Chăm trong nước hôm nay rất hoan hô chủ trương của Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa đã hình thành ngày "quốc lễ Champa" có bài quốc ca và một phút mặc niệm để tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ của dân tộc, nhưng  "quốc lễ" này phải diễn ra vào một ngày nào đó mang tính cách lịch sử hơn, chứ không nên phủ lên ngày Kate mang tính cách tín  ngưỡng của người Chăm Bà La Môn. 

 

3). IOC-Champa

 

IOC-Champa là tổ chức đã sáng lập ngày Kate tại Hoa Kỳ và cũng là hội đoàn đã từng tổ chức Kate từ năm 1989 đên 1995. Theo IOC-Champa, Kate là lễ tục của người Chăm Bà La Môn nhưng đã trở thành ngày lễ văn hoá Champa mà tất cả dân tộc Chăm không phân biệt tôn giáo hay địa phương có quyền tham gia tổ chức và bảo tồn. Nhân dịp Kate, IOC-Champa thường mời tất cả hội đoàn Chăm và dân tộc Tây Nguyên đến tham dự. Tiếc rằng sự khủng hoảng trong nội bộ mang tính cách cá nhân về tôn giáo vào năm 1996  bó buộc IOC-Champa không tổ chức Kate nữa và đặt trọng tâm vào ngày Ramawan của Hồi Giáo.

 

Ramawan là ngày lễ của người Chăm Bani và Islam, nhưng đã trở thành ngày lễ văn hoá của Champa, có giá trị tương đương với Kate của Chăm Bà La Môn. Tại quê nhà hôm nay, lễ Ramawan là lễ hội của người Chăm Bani và Islam, có sự tham gia của hàng  ngàn người Chăm Bà La Môn để chúc mừng nhau. Ngược lại, mùa Ramawan tại Hoa Kỳ hoàn toàn vắng bóng người Chăm Bà La Môn, tức là thành viên của Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa và Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa. Kể từ đó, dân tộc Chăm cũng không hiểu tại sao Chăm Bà La Môn tại Hoa Kỳ không đến tham gia mùa Ramawan của Chăm Bani và Islam tổ chức ? Có chăng IOC-Champa không mời họ đến tham gia hay là Chăm Bà La Môn không chấp nhận tham gia ?

*

Cuộc Nam Tiến Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 10 đã  biến dân tộc Chăm trở thành một tập thể không quê hương và tổ quốc. Tiếp theo là biến cố chính trị vào năm 1975 càng làm chia cách thêm dân tộc này, đa số sống ở quê nhà và một nhóm khác đang sống tha hương ở quê lạ xứ người. Sự hiện diện của dân tộc Chăm ở hải ngoại đáng ra phải là biểu tượng của một tập thể đấu tranh, vì cơ hội tự do và dân chủ cho phép,  để bảo vệ truyền thống văn hoá do cha ông đê lại, kết nối người đồng hương thành một tập thể chung vai xác cánh với nhau, một khi quyền lợi và di sản văn hoá Chăm bị đe doạ, lợi dụng ngày Kate và Ramawan là ngày văn hoá Champa để huy động người Chăm cùng ngồi chung với nhau trên bàn tiệc để cùng nhau chia xẽ nỗi thang thương của đất nước, phân tích định mệnh thống khỗ của dân tộc và sau đó là chúc tụng cho nhau mùa Kate và Ramawan có ngàn hoa đua nở. Chính đó là lời trân trở của dân tộc Chăm hôm nay. Và chính đó là nguyện vọng chung của dân tộc Chăm chỉ cầu mong rằng tại hải ngoại, mỗi hội đoàn Chăm đều có chủ trương riêng và mục tiêu đấu tranh riêng, nhưng ít ra các hội đoàn này cũng nên đến chúc mừng nhau trong mùa Kate và Ramawan của dân tộc.

 

Nghĩa vụ của người Chăm ở hải ngoại không phải đi tìm chiến lược để chia cách nhau, mà là  xây dựng làn sóng ý thức hệ đoàn kết để làm gương cho thế hệ kế tiếp. Một khi nói đến đoàn kết, thì các bậc đàn anh, trí thức, sinh viên và thành niên Chăm tại hải ngoại phải gạt bỏ mọi hiềm thù các nhân và phe nhóm để cùng nhau xum họp lại hầu đón mùa Kate và Ramawan có bầu không khí như ở quê nhà.

 

Với tư cách là người Chăm trong nước, tôi hy vọng rằng trong tương lại, Kate và Ramawan không phải là lễ hội của từng phe nhóm và hội đoàn nửa, mà là  lễ hội chung của tất cả bà con Chăm đang lưu vong ở hải ngoại, lễ của dân tộc mất nước nhưng không chấp nhận vong thân.