Người Chăm ngày nay có nghèo đói thật sự không? Print
Written by Ja Karo, độc già trong nước   
Thursday, 14 May 2015 23:53
ja karo 6-5-15-10

Do tính chất nhạy cảm về lịch sử, cộng đồng Chăm trong nước vẫn là vấn “tiềm ẩn của các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo và tín ngưỡng gây mất đoàn kết”. Ja Karo, độc giả Chăm trong nước cũng là cây bút quen thuộc của Champaka.info đưa ra câu hỏi: Người Chăm ngày nay có nghèo đói thật sự không? Hay chỉ là sự kích động, gây hiềm thù của các “thế lực thù địch”? Để trả lời cho câu hỏi, chúng tôi xin đăng nguyên văn bài viết của Ja Karo sau đây:

 

CHÍNH SÁCH CHO DÂN TỘC CHĂM TRONG 10 NĂM QUA CÓ HIỆU QUẢ?

Ja Karo

 

Do tính chất nhạy cảm về lịch sử, từ một Quốc gia Champa độc lập và thịnh vượng trong quá khứ nay chỉ còn là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam do cuộc Nam tiến của Đại Việt, nên trong nhiều tài liệu chính thống trong nước, cộng đồng Chăm trong nước được xem là “tiềm ẩn của các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo và tín ngưỡng gây mất đoàn kết”.

 

Người Chăm ngày nay có nghèo đói thật sự không? Hay chỉ là sự kích động, gây hiềm thù của các “thế lực thù địch”?

 

Để đảm bảo tính khách quan, Bài viết này chỉ tìm hiều và nghiên cứu các văn bản chính thống của Đảng và Chính phủ Việt Nam để tìm câu trả lời trên.

 

Tại bài viết Huyện Ninh Phước (Ninh Thuận): Đồng bào các làng Chăm vui mừng hướng về ngày bầu cử HĐND đăng trên báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 23/4/2004 của tác giả Sơn Ngọc (Báo Ninh Thuận), tỷ lệ hộ nghèo của người Chăm cuối năm 2003 là 11%.

 

Ngày 18.2.2004, Chính phủ ban hành chỉ thị 06/2004/CT-TTg về  việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã  hội, bảo đảm an ninh - trật tự đối với đồng bào Chăm trong tỉnh hình mới. Chỉ trong 2 năm (2005, 2006) thực hiện chỉ thị trên, Chính phủ đã sử dụng hơn 1.150 tỷ đồng cho 5 tỉnh có người Chăm sinh sống (Vân Anh, 2007).

 

Tuy nhiên tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 06/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức vào ngày 25.5.2007 tại Dinh Thống Nhất, Tp. Hồ Chí Minh, ông Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá những tồn đọng như sau:

 

“ - tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Chăm còn cao so với mức trung bình của cả nước”, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm;

 

Theo nguồn: Bộ Lao động Thương binh xã hội Tỷ lệ hộ nghèo trung bình cả nước năm 2007 là 14.7% . Như vậy Tỷ lệ hộ nghèo của người Chăm lớn hơn 14,7%.

 

Một số tồn đọng khác theo Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng là:

- Tỷ lệ học sinh là con em đồng bào dân tộc Chăm chưa học qua tiểu học còn cao. Đào tạo, dạy nghề cho người trong độ tuổi lao động chưa phát triển, các trung tâm khoa học - kỹ thuật trong vùng chưa phát huy hiệu quả đối với phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của đồng bào Chăm; Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc Chăm còn thấp; chưa phát huy được vai trò của người Chăm tiêu biểu, có uy tín; Tình hình an ninh, trật tự trong vùng đồng bào Chăm vẫn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định, mâu thuẫn nội bộ nhân dân dẫn đến xung đột đã xảy ra ở một số địa phương vùng dân tộc Chăm, đặc biệt đã tăng lên trong thời gian qua, nếu không giải quyết dứt điểm và triệt để có nguy cơ xảy ra vụ việc và gây hậu quả khó lường.”

 

Năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận có kế hoạch 5792/KH-UBND ngày 10.12.2012, v/v phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tỷ lệ hộ nghèo của người Chăm Ninh Thuận là 11,6 %.

 

Ngày 8.4.2015, Ông Giàng Seo Phử - Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. Đánh giá về những tồn tại về công tác dân tộc trong buổi làm việc lần này, báo Bình Thuận viết:

 

“…Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng cao vẫn còn khó khăn, thu nhập, mức sống giữa các vùng, miền còn khoảng cách chênh lệch, một số hộ còn thiếu đất sản xuất, một số xã miền núi còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, trình độ dân trí thấp. Việc cúng kính, ma chay, lễ cưới gây tốn kém, rườm rà chậm khắc phục; tình trạng không dùng hố xí vẫn còn phổ biến. Kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở một số nơi còn hạn chế, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, phá hoại thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã giành được, đã làm cho an ninh trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nơi, có lúc diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. »

 

Kết luận:

 

Như vậy, so sánh với tỷ lệ hộ nghèo của người Chăm năm 2003 là 11%, sau hơn 10 năm thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội cho dân tộc Chăm, với nhiều chương trình như 134, 135, 136 với rất nhiều tỷ đồng từ ngân sách tỷ lệ hộ nghèo vẫn không giảm.

 

Các nhận định của các lãnh đạo cao cấp (Phó thủ tướng chính phủ Trương Vĩnh Trọng năm 2007 và Giàng Seo Phử - Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc năm 2015) về những vẫn đề tồn đọng trong cộng đồng Chăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục,… vẫn không có gì thay đổi, chưa giải quyết được vấn đề gì.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Báo điện tử Tạp chí Cộng sản: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30174&cn_id=121466

 

2. Quyết định của UBND tỉnh Ninh Thuận

http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-69-2014-QD-UBND-chinh-sach-ho-tro-dat-o-dat-san-xuat-nuoc-sinh-hoat-dan-toc-thieu-so-ngheo-Ninh-Thuan-vb259509.aspx

 

3. Kết luận của đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 06/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về  việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã  hội, bảo đảm an ninh - trật tự đối với đồng bào Chăm trong tỉnh hình mới

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_id=27795

 

4. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước

http://giamngheo.molisa.gov.vn/vn/NewsDetail.aspx?ID=73&CateID=4

 

5. Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban dân tộc đến thăm và làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận

http://bdt.binhthuan.gov.vn/wps/portal/home/tintuc/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hfRxMDTyNnA3f3AH83A8wYI9AbzNzI4MQM_2CbEdFAEkZyv8!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbn_bandt_vi/sbn_bdt/kho_noi_dung/tin_tuc/346a220047f64affa61eb610bad320fe