Càng đính chính sai lầm, Inrasara càng lún vào sai lầm Print
Written by BBT Champaka   
Monday, 17 August 2015 06:48
ghul 10
Inrasara

Ngày 5-8-2015, BBT Champaka.info có nêu ra 14 sai lầm của Inrasara trong bài viết “người Chăm và văn hoá Chăm” đăng trên web BBC. Mục tiêu của BBT Champaka muốn nhà thơ Inrasara phải nên nghiêm túc hơn và thận trọng hơn khi viết về dân tộc Chăm, chứ không nên dùng ngòi bút về di sản Chăm theo ngẫu hứng của nhà thi sĩ để mua vui cho thiên hạ.  Ngày 7-8-2015, Inrasara trả lời trên web Inrasara.com với nhan đề: ÔI CHAMPAKA.INFO! cũng với phong cách tự cao tự đại cho rằng khi nhận bài viết của Champaka, Inrasara không bao giờ đọc và xoá bỏ ngay thùng rác, và đưa ra 3 đính chính sau đây:

 

  

1). 50 ngàn tù binh

 

Về số lượng 50.000 tù binh Chăm đua ra Bắc vào năm 1069, Inrasara cho rằng Champaka không đọc  Đại Việt Sử Ký Toàn thư của Việt Nam, thành ra không biết số lượng này. Inrasara đưa ra bằng chứng như sau:

 

Trần Trọng Kim: “Năm giáp-thân (1044) vua Thái-tông ngự giá đi đánh Chiêm-thành…. Quân ta bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi”.


Tạ Chí Đại Trường :   “Lí Thánh Tông hẳn thấy được thành quả to lớn của việc khai thác tù binh nên năm 1069 dẫn quân đi bắt một số lượng lớn, theo sử cũ thì đến mười lần năm 1044  (…)”.


Để kết luận, Inrasara khuyên Champaka rằng: Về “sử liệu cũ”, Champaka nên học thêm Đại Việt Sử ký toàn thư, và… nhé.

 

Champaka trả lời: Đọc đến đây, chúng tôi có quyền khẩn định rằng Inrasara chỉ là người đọc “ké” hay đọc “lóm” lịch sử Việt Nam qua sách của Trần Trọng Kim và Tạ Chí Đại Trường, chứ Inrasara không biết nội dung Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (DVSKTT) như thế nào. Thế nhưng ông giám khuyên Champaka nên đọc thêm tác phẩm này.

 

Theo Ts: Po Dharma cho biết, chẵng những không đọc nội dung của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tổ chức Champaka còn tham gia vào công tác của Đại Học Sorbonne để dịch sang tiếng Pháp tất cả những đoạn nào viết trong DVSKTT có liên quan đến vương quốc Champa để sinh viên tham khảo, từ thời Hồng Bàng đến Thịnh Đức năm thứ 4 (1656).

 

Đây là nội dung nói về tù binh Champa vào năm 1044 và 1069, trích từ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (bản dịch của Viện Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993) để đọc giả thấy rằng Inrasara không đọc tác phẩm này:

 

Năm 1044:

Giáp Thân, Minh Đạo năm thứ 3  (1044),…  Mùa xuân (…) vua thân đi đánh Chiêm Thành (…). Mùa thu, (..) vua đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu (…) gọi Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất (…) nhảy xuống sông chết (…). Vua từ Chiêm Thành về, làm lễ cáo thắng trận (…) Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên … (DVSKTT, quyển II, trang 120-122).

 

Năm 1069:

Kỷ Dậu,Thiên Huống Bảo Tượng, năm thứ 2 (1069) … Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người (…). Mùa thu,  vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu (…). Chế Củ xin dâng ba châu … để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước… (DVSKTT, quyển III, trang 107-108).

 

Inrasara nên đọc kỷ phần này. DVSKTT chỉ nói rằng vua Lý Thánh Tông bắt được 5 vạn dân chúng người Chăm vào năm 1069, chứ không bao giờ nói đến đưa 50 ngàn tù binh Chăm này sang Thăng Long như Inrasara suy diễn nêu ra.  Và Inrasara đừng quên rằng, DVSKTT thường ghi rỏ: tù binh Chăm bị bắt trong trân chiến rồi thả lại và tù bính Chăm đưa về Thăng Long là hai vấn đề khác nhau. Dựa vào yếu tố vừa nêu ra, vấn đề đưa 50 ngàn tù binh Chăm bị bắt để đưa về Thăng Long vào năm 1069 chỉ là sự phỏng đoán của Inrasara theo quan điểm sai lầm của ông Tạ Chí Đại Trường, nhưng không cần suy nghĩ đúng hay sai.

 

2). 50 ngàn Chăm chạy sang Mã Lai

 

Trong tác phẩm Ngữ Pháp Chăm (Grammaire de la Langue Cam, Paris, 2006), G. Moussay có ghi 50 ngàn người Chăm chạy sang Mã Lai lánh nạn vì chiến tranh của Pol Pot. Ba tháng sau, G. Moussay đính chính lại trong web của nhà Xuất Bản Les Indes Savantes cho rằng chỉ có 5 ngàn Chăm chạy sang Mã Lai mà thôi, vì năm 2006 nhà nước Mã Lai công bố chỉ có khoảng 13 ngàn người Chăm mà thôi (xem hình dân số Chăm ở Mã Lai).

 

Moussay đã đính chính rồi, tai sao Inrasara còn lập con số củ sai lầm, vì kỷ thuật đánh vi tính. Trên nguyên tắc của lịch sử học: người viết sai đã có tội, nhưng người lập lại những sai lầm này càng có tội nặng hơn.

 

ghul 10-1
Dân số Chăm chạy sang Mã Lai năm 2006

 

3). Về 5 ngàn Chăm chạy sang Campuchia

 

Trong tác phẩm Vương quốc Champa, giáo sư Lafont viết rất rỏ: Nếu tin vào biên niên sử Khmer (si on en croit les chroniques locales) thì có 5 ngàn người Chăm chạy sang Campuchia vào năm 1692. Nếu tin vào là qui luật của cách hành văn lịch sử mà Inrasara phải nên học lại.

 

Trong tác phẩm, Gs. Lafont vẩn còn nghi ngờ về 5 ngàn Chăm chạy sang Campuchia vào năm 1692. Chính vì vậy, ông phải dùng thuật ngữ: Nếu tin vào biên niên sử Campuchia, có nghĩa là chỉ có biên niên sử Campuchia nêu ra mà thôi, chưa phải là sự thật của lịch sử, thành ra người đọc cần phải nghiên cứu và chứng minh lại.