N. V. Tỷ: thần tượng Chăm trở thành “tội phạm” đối với Akhar Thrah Print
Written by BBT Champaka   
Sunday, 01 November 2015 08:17
than tuong 10
Nguyễn Văn Tỷ

Xã hội Chăm hôm nay thường có một thông lệ. Mỗi khi Champaka đưa vấn đề Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang và Chế Linh ra bình luận, thì đội ngũ bút chiến nặc danh viết bài phản hồi ngay lập tức. Một số người Chăm cho rằng những tên nặc danh này là người Kinh nằm trong nhóm “dư luận viên” của Hà Nội.  Nhưng theo chúng tôi, họ là “dư luận viên” của Hà Nội, nhưng gốc người Chăm đặt dưới quyền chỉ đạo của Nguyễn Văn Tỷ. Nhóm “dư luận viên Chăm” là tổ chức ra đời kể từ tháng 2 năm 2007 do Nguyễn Văn Tỷ hình thành, đã từng tung ra hàng trăm email nặc danh bảo vệ cho Ban Biên Soạn và những người Chăm nào nằm trong phe nhóm của Nguyễn Văn Tỷ như Lưu Quang Sang, Chế Linh, Quảng Đại Cẩn qua hàng trăm email. Điển hình nhất là từ năm 2013, Champaka có nhận 131 email nặc danh của nhóm Nguyễn Văn Tỷ nhằm bội nhọ và phỉ báng Po Dharma, Abd. Karim, Musa Porome và Vinh Thanh, tức là bốn thành viên nằm trong ban biên tập Champaka. 

  

Ngày 1-9-2015, Ts. Po Dharma, nhân danh nhà khoa học, đã viết bài bình luận về tác phẩm Ngữ Pháp Chăm của G. Moussay mà cựu dân biểu Lưu Quang Sang dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam. Thế là đôi ngũ bút chiến của nhóm Nguyễn Văn Tỷ viết bài phản hồi ngay, qua 4 tên trùm nặc danh sau đây:

 

• Tử Tế: 30-9-2015 (xem tư liệu)

• Potao: 10-10-2015 (xem tư liệu)

• Potao: 14-10-2015 (xem tư liệu)

• Châu Sanh: 12-10-2015 (xem tư liệu)

• Châu Văn Toàn: 24-10-2015 (xem tư liệu)

 

Nguyễn Văn Tỷ muốn truyền bá email của Châu Văn Toàn

 

Điểm đáng chú ý nhất, trong 5 bài nặc danh này, nhóm Nguyễn Văn Tỷ rất quan tâm đến bài viết của Châu Văn Toàn. Ngày 29-10-2015, Nguyễn Văn Tỷ có nhờ Thạch Ngọc Xuân và Thành Đài phổ biến rộng rải bài viết của Châu Văn Toàn có nội dung như sau:

 

“Bài viết của Châu Văn Toàn đưa ra nhiều sự kiện hay và lạ, những sự kiện đôi khi trong chúng ta lần đầu tiên biết đến Dharma. Đây là những thông tin quí và cần thiết để chúng ta biết về fulro và biến cố xa hội Cham hôm nay. Vậy rất nên phỗ biến rộng rãi cho cộng đồng Chăm hiểu, bởi chúng ta chỉ lượm lặt những email đơn lẽ, yếu ớt qua truyển thông. Mong anh Thach Ngọc Xuân và Thành Đài foward đến nhiều địa chỉ mail nữa, và mong các trang Web mạng Chăm đăng tải bài viết của Châu van Toàn hướng đến dư luận”

 

Không cần đọc, chúng tôi biết ngay nội dung email của nhóm Nguyễn Văn Tỷ dưới tên gọi là Châu Văn Toàn, chỉ nhằm bôi nhọ Po Dharma mà thôi. Nhóm Nguyễn Văn Tỷ viết rằng:

 

“Một người có nhiều khuyết tật như PoDharma, nghiện ngập thuốc lá, cà phê và RƯỢU quanh năm suốt tháng ngụp lặn với loại cấm kỵ ấy mà phải mất ngủ. Con người như thế có thể nào là BÌNH THƯỜNG được không?? Thế mà muốn làm CHÍNH TRỊ? Lại nắm được nhiều phương tiện trong tay: Tiền, website, báo, địa vị sẵn có, tất nhiên xã hội Chăm phải nát tan”

 

Và mục tiêu email này còn tìm cách đưa ra những bằng chứng cho rằng Po Dharma là con ma quỉ, chuyên làm nghề trù dập trí thức Chăm. Đây là vài thí dụ điển hình.

 

1). Liên quan đến Dohamide, Nguyễn Văn Tỷ viết:

 

Po Dharma nổi khùng chửi rủa Dohamide thậm tệ: “Ông không biết chữ Chăm, ông không phải là người Chăm ông không có quyền viết lịch sử của chúng tôi!??”

 

Theo chúng tôi, câu chuyện Dohamide không phải đơn giản như thế. Năm 1999, IOC ra mắt tập san Champaka taị Hoa Kỳ. Dohamide là người nằm trong ban tổ chức. Đến ngày ra mắt sách, Dohamide yêu cầu người Chăm phải đứng dậy chào cờ Việt Nam Cộng Hoà, nếu không người Việt Nam sẽ tảy chay ngày ra mắt sách.

 

Trước yêu sách của Dohamide, đa số anh em IOC đề nghị nên bãi bỏ chương trình. Ts. Po Dharma từ chối, lên tiếng nói trước mặt Dohamide rằng: Tôi là chiến sĩ Fulro. Tôi chỉ chào cờ Champa, chứ không bao giờ chào cờ Việt Nam Cộng Hoà tại nước Mỹ tự do. Đối với Ts. Po Dharma, yêu cầu Chăm chào cờ Cộng Hoà là thái độ không còn công nhận mình là Chăm nửa. Đã phủ nhận mình là Chăm, thế thì Dohamide đứng ra viết lịch sử Champa để làm gì. Biến cố liên quan đến Dohamide chỉ có bao nhiêu đó.  

 

than tuong ty sang
Nguyễn Văn Tỷ và Lưu Quang Sang trong hội thảo K. Lumpur 2006

 

2). Liên quan đến thầy Tỷ và thầy Sang, Nguyễn Văn Tỷ viết rằng:

 

“Thầy Sang và thầy Tỷ đã từng dạy Po Dharma tại trường Trung học … nay hắn lại trở mặt phản thầy, xem thầy như kẻ thù không đội trời chung!”

 

Theo chúng tôi, Po Dharma là người đã bỏ quê hương ra đi đấu tranh nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào đã dùng quyền lực để chiếm đất đai Champa và phản đối bất cứ người nào, dù họ là  Chăm đi nữa, không tôn trọng di sản văn hoá và truyền thống của dân tộc Chăm. Nguyễn Văn Tỷ là trí thức Chăm, nhưng lại đứng ra cải biến chữ viết Chăm truyền thống và Lưu Quang Sang là cựu dân biểu nhưng gây ra chia rẽ giữa Chăm Balamon và Cham Islam.Thế thì Po Dharma phải đứng ra phản đối Nguyễn Văn Tỷ và Lưu Quang Sang ngay, dù là bậc thầy đi nữa. Đây chỉ là hành động chung của những nhà đấu tranh chính trị.

 

3). Liên quan đến Nguỵ Văn Nhuận, Nguyễn Văn Tỷ viết:

 

Ông Ngụy Văn Nhuận là bạn thân cùng học ở Pháp với Po Dharma và từng dạy tiếng Pháp cho Po Dharma, nhưng hắn tìm cách để hất Ngụy Văn Nhuận ra khỏi Đại học Sorbon để dành mọi ưu thế cho mình.

 

Theo chúng tôi, chỉ có những đứa trẻ ở cấp trung học mới tin vào những chuyện nhảm nhí này. Cộng Hoà Pháp là quốc gia pháp quyền. Dù là giáo sư hay hiệu trưởng của đại học và ngay cả Tổng Thống Pháp cũng không có quyền hắt một sinh viên ra khỏi trường đại học. Thế thì Po Dharma chỉ là sinh viên, làm sao có đủ quyền lực để để hất Ngụy Văn Nhuận ra khỏi Đại học Sorbonne?

 

4). Liên quan đến Dương Tấn Thi, Nguyễn Văn Tỷ viết:

 

“Vừa là bậc thầy vừa là bậc chú. Nhưng P.D vẫn tìm cách hạ bệ bằng cách phao tin là Dương Tấn Thi phải lao động khuân vác … có lúc Dương Tấn Thi lại phải đứng bán xăng”.

 

Đây cũng là câu chuyên khôi hài của Nguyễn Văn Tỷ. Theo Ts. Po Dharma cho biết, chính ông là người tìm việc cho Dương Tấn Thi làm kế toán trong công ty bán vải. Nhưng vì quá nặng nề, Ts. Po Dharma lại giúp đở Dương Tấn Thi làm kế toán trong công ty dầu khí. Một khi phục vụ trong công ty dầu khí, thì Dương Tấn Thi phải bán xăng nhớt, chứ bán cái gì khác nữa. Thế thì đâu là vấn đề mà Nguyễn Văn Tỷ đưa ra bàn luận.

 

5). Liên quan đến Linh Mục Moussay, Nguyễn Văn Tỷ viết:

 

Linh mục Moussay đã từng cưu mang giúp đỡ Po Dharma sang du học Pháp… nhưng khi cần thiết Po Dharma vẫn bôi nhọ bằng cách phao tin trên Champaka là Moussay “có dang díu với Thuận Thị Trụ”!!

 

Đây cũng là văn chương bịa địa đặt. Ts. Po Dharma là người đã từng lên tiếng trong Champaka.info về Thuận Thị Trụ (phu nhân của Inrasara), người “đàn bà mua danh bán nước”, đứng ra khai báo với công an để viết trong tác phẩm Fulro của Ngôn Vĩnh cho rằng G. Moussay là ông cha ham mê nhan sắc, vừa yêu thương bà ta nhưng còn để ý cô Nhung ở Trung Tâm Văn Hoá Chăm.  

 

Kết luận

 

Đối với người Chăm, Nguyễn Văn Tỷ là một thần tượng của người Chăm luôn luôn đứng ra bảo vệ cho dân tộc này. Tiếc rằng, vì thiếu sáng suốt trong sự chọn lựa giải pháp để thống nhất chữ viết Chăm hay bị sức ép của nhóm công an gì đó, Nguyễn Văn Tỷ lại đứng vào phe bảo vệ cho chữ Chăm cải biến lai căng có “paoh gak” của Ban Biên Soạn, gây ra bao phản ứng mảnh liệt trong giới trí thức Chăm.

 

Giả sử rằng Nguyễn Văn Tỷ chấp nhận tôn trọng chữ ký của ông trong biên bản của hội thảo Kuala Lumpur 2006 bằng cách yêu cầu nhà nước Việt Nam chỉnh sửa lại sách giáo trình của Ban Biên Soạn, mặc dù nhà nước không thi hành đi nữa, thì hôm nay Nguyễn Văn Tỷ đã trở thành một thần tượng của dân tộc Chăm đáng ghi trong lịch sử, và được sự ủng hộ của tất cả trí thức Chăm trong và ngoài nước, trong đó có Ts. Po Dharma, người đã dành cho ông rất nhiều ân huệ và bỏ bao thì giờ để hình thành Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 do Lộ Minh Trại (trưởng ban Biên Soạn) yêu cầu.  

 

Cũng vì chọn lựa giải pháp quay lưng với chữ ký của mình rồi tung ra “chiến trường Akhar Thrah” chống lại những trí thức Chăm nhất quyết bảo vệ chữ viết Chăm truyền thống, nhất là tìm cách trù dập Ts. Po Dharma mà nhà nước Việt Nam ghép vào thành phần đối tượng thù địch phải tẩy chay với bất cứ giá nào,  Nguyễn Văn Tỷ là người rất yêu thương văn hoá dân tộc, đã trở thành một “tội phạm” đối với di sản Akhar Thrah Chăm do cha ông để lại. Đây là biến cố tang thương nhất trong lịch sử bảo tồn văn hoá dân tộc mà người Chăm hôm nay chưa quên trong ký ức. Lịch sử là thế: “gieo gió thì gặp bảo”.     

 

Nhằm giúp độc giả đánh giá thế nào là nội dung của 5 email nặc danh này, Ts. Po Dharma cho chép cho Champaka.info đăng nguyên văn bài viết sau đây: 

 

• Nặc danh Tử Tế: 30-9-2015

• Nặc danh Potao: 10-10-2015

•Nặc danh Potao: 14-10-2015

• Nặc danh Châu Sanh: 12-10-2015

• Nặc danh Châu Văn Toàn: 24-10-2015