Độc giả trong nước kêu gọi người Chăm nên đoàn kết Print
Written by Chan Thanh (độc giả trong nước)   
Monday, 15 February 2016 00:16
chan thanh 10

Lời của BBT: Sau năm 1975, xã hội Chăm trong và ngoài nước đang trải qua những cơn khủng hoảng. Và sự khủng hoảng này không phát xuất từ tế bào chia rẻ đã có sẳn trong mạch máu của dân tộc Chăm, mà là phát xuất từ vài trí thức Chăm gây ra vài biến cố có nội dung không phù hợp cho lắm với truyền thống và di sản văn hoá Chăm do cha ông để lại, kéo theo sự ra đời của những phe nhóm khác nhau, không bao giờ chấp nhận ngồi chung với nhau để phân tích những vết thương lỡ lói hầu định hướng lại tương lai của dân tộc. Ba biến cố đã đưa xã hội Chăm vào con đường khủng hoảng không lối thoát sau năm 1975, đó là: 

 

1). Vấn đề chữ Chăm cải biến có “paoh gak”

 

Đây là vấn đề do Ban Biên Soạn gây ra, làm xáo trộn cả hệ thống Akhar Thrah Chăm, kéo theo bao phe phái trù dập nhau một cách vô bổ hần 2 thập niên qua. Người chủ chốt trong Ban Biên Soạn là Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn. Nếu 2 trí chức Chăm này chấp nhận sửa đổi những sai lầm trong sách giáo trình của Ban Biên Soạn, thì mọi việc đều êm xuôi và chữ viết Chăm sẽ thống nhất lại. Tại sao Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn không làm chuyện này, nhưng lại gây ra chiến trường Akhar Thrah, có ích lợi gì cho di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm?

Một khi phe nhóm của Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn tiếp tục bảo vệ chữ Chăm cải biến, thì chiến trường Akhar Thrah Chăm không bao giờ kết thúc.  

 

2). Vấn đề “con heo quay trên bàn tiệc” trước người Chăm Hồi Giáo

 

Đây là biến cố mang tính cách vô tình, do bà Phú Thị Mận và cựu dân biểu Lưu Quang Sang gây ra. Nhưng biến cố này đã làm phật lòng bao trí thức Chăm Hồi Giáo ở hải ngoại như Từ Công Thu, Musa Porome, Tài Đài An, Thành Ngọc Ách, v.v. kéo theo sự chia cách giữa Chăm Balamon và Chăm Hồi Giáo ở hải ngoại.

Tại sao Phú Thị Mận và Lưu Quang Sang không gặp lại một số lãnh tụ Chăm Hồi Giáo ở hải ngoại để giải thích vần đề này hầu mang lại không khí hoà bình cho xã hội Chăm tại hải ngoại?

Một khi Phú Thị Mận và cựu dân biểu Lưu Quang Sang không đứng ra giải thích cho vấn đề, thì sự khủng hoảng trong xã hội Chăm vẫn còn tiếp tục.

 

3). Vấn đề Kate Balamon thành ngày quốc khánh Champa.

 

Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa là tổ chức đã biến lễ tục Kate của Chăm Balamon thành ngày quốc khánh Champa có cả nghi lễ một phút mặt niệm trước đài chiến sĩ Champa, mang tính giả tạo không phù hợp cho lắm với di sản lịch sử của dân tộc này. 

Người sáng lập ra Hội bảo tồn là Đắc Văn Kiết, Bá Trung Xin, Châu Thủ.

Đây là sự quyết định mang màu sắc chính trị để bày tò lòng yêu nước, nhưng không phù hợp cho lắm với yếu tố lịch sử của dân tộc Chăm. Kate là lễ tục của Chăm Balamon, không thể biến thành ngày “quốc khánh” Champa được. Chính vì nguyên nhân đó, nhiều người Chăm phản đối và từ chối đến thàm dự.

Ngày quốc khánh Champa là ngày trọng đại cần được duy trì và phát triển. Tai sao Hội bảo tồn không chọn ngày mang tính lịch sử, nhưng lại chọn ngày Kate của Chăm Balamon ?.

Một khi Hội Bảo Tồn còn tiếp tục dùng Kate Chăm Balamon làm ngày quốc lễ Champa, thì sự khủng hoảng trong xã hội Chăm vẫn còn tiếp tục.

 

Tóm lại, ba nguyên nhân gây ra sự khủng hoàng trong cuộc sống người Chăm vừa nêu ra, sẽ còn tồn tại mãi trong không gian của xã hội Chăm, nếu các bậc trí thức và hội đoàn Chăm đã gây ra những biến cố này, không chấp nhận ngồi chung với nhau để giải quyết những ung nhọt đó.

 

Cũng vì ý thức đến định mệnh của dân tộc Chăm, chúng tôi xin trích lại quan điểm nằm trong bài viết của một độc giả trong nước tên là Chan Thanh, liên quan đến yếu tố đoàn kết của dân tộc Chăm hôm nay. Theo chúng tôi, lời kêu gọi của Chan Thanh chỉ là thông điệp chung của tất cả người Chăm trong và ngoài nước, gởi đến các nhà lãnh đạo cộng đồng Chăm phải có nghĩa vụ hàn gắn lại vết thương lỡ lói đã xảy ra hầu định hướng lại cho định mệnh của người Chăm trong thế kỷ thứ 21 này. 

 

chan thanh 20-1

 

Chăm hãy ngồi lại với nhau mặt đối mặt

Chan Thanh

 

Nếu ai có chút quan tâm đến tình hình chính trị tại Hoa Kỳ và theo dõi diễn tiến cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2012, sẽ thấy hai lần trong cuộc tranh luận giữa Barack Obama và Mit Romney đều có nhắc đến tên của Tip O’Neil và Ronald Reagan, cho thấy mối quan hệ giữa họ với nhau như là một mô hình cho những nhà lãnh đạo chính trị theo. Reagan là thần tượng của đảng Cộng Hoà, O’Neil thuộc đảng Dân Chủ là chủ tịch Quốc Hội hầu hết nhiệm kỳ tổng thống của Reagan. Dù quan điểm chính trị hai người khác nhau, dẫu vậy họ vẫn cùng làm việc với nhau cho lợi ích chung của quốc gia dân tộc (…)

Nên bài học của O’Neil và Reagan có thể là một mô hình mà mình cần lấy đó làm theo! Vì trên con đường đấu tranh phục vụ lợi ích chung cho dân tộc, chúng ta không tránh khỏi sẽ có những khác biệt giữa mình với nhau. “Chín người mười ý” không phải chỉ là một câu nói truyền miệng trong dân gian, nhưng nó thật xảy ra trong mọi hoàn cảnh của xã hội. Điều đáng nói là khi có sự khác biệt mình phản ứng thế nào? Có cố tìm ra phương cách tốt đẹp để cùng làm việc mang lại lợi ích chung cho dân tộc, hay chọn phương án đối đầu? Để cho dân tộc Chăm đã quá nhiều khốn khổ, lại phải chịu thêm đau thương nữa.

Sự khủng hoảng của người Chăm xem ra là đã quá lâu, dài đủ. Nên đây là lúc mà mình cần ngồi lại với nhau tâm tình như anh chị em trong nhà, qua đó mới có thể cảm thông hầu hàn gắn lại những bất hoà. Việc dân tộc là của chung chứ không phải của riêng ai, nên khi đấu tranh vì lợi ích cho dân tộc dù trên lãnh vực nào cũng phải ý thức rằng, sự thành công của mình là niềm vui của dân tộc và sự thất bại của mình không chỉ riêng mình chịu mà sẽ ảnh hưởng tác động đến nhiều người. Do đó trong việc làm nhiều khi chúng ta cũng cần phải biết lắng nghe nhau, tôn trọng nhau, ngay cả khi chúng ta có sự khác biệt!

Điều mà dân tộc Chăm ngày hôm nay cần là một hướng đi rõ ràng, một giải pháp cho những vấn đề tồn đọng và một phương cách tốt để có thể làm việc chung với nhau hài hoà. Dân tộc chúng ta ít, cộng đồng còn nhỏ, tài năng còn hạn hẹp. Vì lẽ đó chúng ta phải cần có nhau để tiếng nói của mình đủ mạnh hầu có thể vang lớn ra bên ngoài, đến những cộng đồng bạn gần xa. Nên nếu là người muốn phục vụ dân tộc thì mình phải là những người làm gương hơn hết cho thế hệ sau này noi theo, cộng đồng khác nể phục và tiếng nói của mình thêm trọng lượng lớn khiến cho cộng đồng nhiều nơi và quốc tế lắng nghe.

Nên hãy ngồi lại với nhau mặt đối mặt, trực tiếp chứ không qua những bàn phím. Hãy nói cho nhau nghe lòng của mình và cùng lúc nghe cái trăn trở của anh em. Nói trong tình thương yêu của người đồng tộc, cởi mở, hoà nhã. Nói trong sự tôn trọng nhau qua đó chúng ta mới tìm ra những điểm tương đồng, hầu mong giải toả những uẩn khúc âm ỉ lâu nay. Đây là một điều khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Nhưng một khi chúng ta quyết, thì không điều chi có thể ngăn trở chúng ta làm được cả. Tranh cãi đã nhiều rồi, giờ là lúc ta hãy đến nói cho nhau nghe! Kiên nhẫn và nhẹ nhàng cùng nhau chúng ta sẽ làm nên chuyện!

 

Bài có liên quan: 

Chân Thành: Hãy làm vẻ vang dân tộc Champa