Cuộc gặp mặt tại Nam Kinh (Trung Quốc) vể Đại Hội Champa 2017 Print
Written by Pgs. Ts. Po Dharma   
Wednesday, 27 April 2016 02:23
nam kinh 10

Sau chuyến công du ở thủ đô Nam Vang vào  tháng 3 năm 2016  để gặp một số chính khách Chăm nằm trong nội các chính phủ của Campuchia hầu bàn về dự án tổ chức Đại Hội Champa 2017, ngày 20-4-2016 tôi đến Nam Kinh, một trong 4 cố đô của Trung Quốc nằm tại hạ lưu song Dương Tử (Trường Giang) và cũng là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch (1928-1948).  Chuyến công du tại Nam Kinh đặt dưới sự bảo trợ của bà Pgs. Dien Tieu Hoa thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, một chuyên gia nói tiếng Việt rất thông thạo, đã từng phục vụ tại Tổng Lãnh Sự Trung Quốc ở TPHCM và có mối liên hệ với nhiều nhà nghiên cứu Chăm ở Sài Gòn. 

 

Chuyến công du sang Nam Kinh cũng nhắm vào mục tiêu tiếp xúc với một số trí thức Trung Quốc chuyên về Champa học hầu trao đổi một số vấn đề liên quan đến chương trình nghiên cứu Champa tại quốc gia này. Nhân cơ hội, tôi nhã ý mời một phái đoàn chuyên gia Trung Quốc đến tham dự Đại Hội Champa 2017 tại Campuchia để bàn về tình hình dân tộc Chăm ở Hải Nam.

 

Trung Quốc là nơi có vào khoảng 6000 ngàn người Chăm hiện sinh sống trên đảo Hải Nam kể từ thế kỷ thứ 10. Chăm Hải Nam là một nhóm người thiểu số mà Trung Quốc không ngừng quan tâm đến, vì mối liên hệ lịch sử với Champa qua nhiều thời đại. Kể từ đó, nhà nước Trung Quốc tìm mọi cách để bảo vệ cho sự sống còn của họ trong thế kỷ thứ 21 này. Tại Trung Quốc, có 3 đại học rất quan tâm đến chương trình nghiên cứu Champa, đó là Đại Học Bắc Kinh, Đại Học Sun Yatsen (Quảng Châu) và Đại Học Dân Tộc ở tỉnh Quảng Tây.

 

nam kinh 20-1

 

Quan điểm của chuyên gia Trung Quốc về đại hội Champa 2017

 

Qua cuộc bàn thảo, các chuyên gia Trung Quốc rất tán thành dự án tổ chức Đại Hội Champa 2017 tại Campuchia, vì lý do sau đây:

 

•  Campuchia là nơi tập trung hơn 300 ngàn người Chăm, trở thành một trung tâm lớn nhất của dân tộc Chăm lưu vong ở hải ngoại, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị của xứ Chùa Tháp. Tại Campuchia, nhà nước đã dành cho dân tộc Chăm 2 ghế Bộ Trưởng trực thuộc văn phòng Thủ Tướng, 5 Phó Bộ Trưởng, 9 Thứ Trưởng và một thượng nghị sĩ. 

 

• Campuchia là quốc gia nằm trong khối Asean nhưng là nước láng giềng với Việt Nam, Thái Lan và Mã Lai. Vị trí địa dư này có thể giúp người Chăm đến tham gia đông đảo hơn.

 

• Chủ đề của Đại Hội Champa 2017 tại Campuchia không phải là đề tài chính trị nhằm giải phóng Champa độc lập hay mưu đồ chống phá nhà nước Việt Nam, mà là diễn đàn kinh tế, xã hội và tôn giáo về dân tộc Champa nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực để giúp dân tộc này theo kịp đà tiến với các dân tộc khác trong thế kỷ thứ 21. 

 

• Đại Hội Champa 2017 tại Campuchia cũng là cơ hội nói lên tiếng nói của dân tộc Champa phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về “Quyền của dân tộc bản địa” dành cho người Chăm và Tây Nguyên có mặt tại Việt Nam và “Quyền của dân tộc thiểu số” dành cho dân tộc Champa tại hải ngoại như Campuchia, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam, Châu Âu và Mỹ Châu.

 

nam kinh 20-2

 

Những khúc mắt về mối liên hệ giữa Campuchia và Việt Nam

 

Trả lời cho câu hỏi liệu nhà nước Việt Nam có chấp nhận hay không về sự ra đời của Đại Hội Champa 2017 tại Campuchia, các chuyên gia Trung Quốc bình luận rằng:

 

Campuchia là quốc gia độc lập có chủ quyền chứ không phải là quốc gia chư hầu của Việt Nam, có mối bang giao tốt đẹp với Trung Quốc và thường dựa vào vai trò của nước cường quốc này để bảo đảm chủ quyền trên lãnh thổ của mình trước đà xâm lược của bất cứ quốc gia nào. Và Campuchia cũng là nơi tập trung đông đảo nhất dân tộc Chăm trên thế giới. Chính vì nguyên nhân đó, Campuchia có quyền ủng hộ sự ra đời của Đại Hội Champa 2017 trên lãnh thổ của mình mà không cần hỏi ý kiến của chính quyền Việt Nam, vì đây là đại hội mang chủ đề kinh tế, xã hội và tôn giáo của dân tộc Champa chứ không phải là diễn đàn chống phá nhà nước Việt Nam. Ngược lại, nếu Đại Hội này có sự đồng thuận từ phía Việt Nam hay có phái đoàn Việt Nam tham gia chính thức, thì diễn đàn này sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp hơn.   

 

Theo chúng tôi, quan điểm của chính khách Trung Quốc rất gần gủi với dự án tổ chức của Đại Hội Champa 2017. Để mang lại những kết quả tốt đẹp, Bộ Trưởng Ahmad Yahya đã hứa sẽ cố gắng với bất cứ giá nào để thông báo với chính quyền Việt Nam về nội dung của diễn đàn này và xin nhà nước Việt Nam gởi một phái đoàn chính thức đến tham gia đại hội.

 

Bên lề của chuyến công du

 

Nhân cơ hội, ban tổ chức cuộc đối thoại có hướng dẫn tôi đến viếng thăm lăng của Tôn Trung Sơn (1866-1925), nhà đấu tranh Trung Quốc đã từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được tôn xưng là 'Quốc phụ' tại Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và được coi là 'người tiên phong” của cách mạng' tại Trung Quốc hôm nay.

Mặc dù là nhân vật đã từng phục vụ trong chế độ củ, nhưng Trung Quốc luôn luôn tôn sùng Tôn Trung Sơn và cho chép hàng ngàn người dân đến viếng thăm lăng của vị chiến sĩ đã từng đấu tranh cho dân tộc.

 

Nhân dịp này, phái đoàn Trung Quốc cũng hướng dẫn tôi đến viếng thăm Tu Châu, một thị trấn nỗi tiếng về chuyên gia đã từng xây dựng và trang trí nhiều đền đài trong thời cổ đại.

 

nam kinh 20-3

 

Kết luận

 

Đại hội Champa 2017 là một diễn đàn kinh tế, xã hội và tôn giáo Champa sẽ diễn ra tại thủ đô Nam Vang. Hôm nay, đại hội này đã nhận sự ủng hộ của các phái đoàn từ của 4 quốc gia: Campuchia, Mã Lai, Thái Lan và Trung Quốc. Liên quan đến Việt Nam, Bộ Trưởng  Ahmad Yahya cho biết sẽ tìm mọi giải pháp để xin chính quyền Hà Nội cho phép phái đoàn Chăm và Tây Nguyên đến tham dự.

 

Liên quan đến phái đoàn Chăm và Tây Nguyên ở Mỹ Châu, đây là vấn đề trọng đại cần phải có sự tham khảo ý kiến với các hội đoàn ở khu vực này. Tôi sẽ sang Hoa Kỳ vào tháng 7-2016 này để tiếp xúc với các bậc lãnh đạo Chăm và Tây Nguyên hầu xin quan điểm của họ trước khi kết thúc hồ sơ về dự án Đại Hội Champa 2017 tại Campuchia.

 

Bài liên quan:

Nhận định mới về người Chăm tại Hải Nam