Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom tại diễn đàn LHQ về bản địa Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 12 July 2016 09:08
geneve 10

Năm 2007 đánh dấu cho ngày ra đời của Tuyên Ngôn về Quyền của Dân Tộc Bản Địa được thông qua tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên đã ký vào hiến chương này. Đây là văn kiện pháp lý quốc tế tập trung 46 điều khoản nhằm qui định rỏ ràng về những quyền cơ bản dành cho Dân Tộc Bản Địa, nhất là quyền “tự quyết” (self-determination), “tự quản” (self-government) và “tự trị” (autonomy) về mặt tổ chức hành chánh, kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội, nhưng 3 quyền này phải có nội dung phù hợp với hiến pháp của quốc gia nơi có Dân Tộc Bản Địa cư trú, chứ không hàm chứa một ngụ ý hình thành một quốc gia độc lập và có chủ quyền riêng.

 

Người Chăm và Tây Nguyên là thần dân của vương quốc Champa nằm ở miền Trung Việt Nam có lãnh thổ chạy dài từ tỉnh Quảng Bình đến biên giới Biên Hoà, trong khi đó Khmer Krom là thần dân của vương quốc Campuchia có lãnh thổ nằm ở đống bằng sông Cửu Long chạy dài từ Sài Gòn đến mũi Cà Mâu. Dựa vào yếu tố lịch sử này, người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là nhóm tộc người đã có mặt trên lãnh thổ đất đai do cha ông của họ để lại trước cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt. Họ là những người dân “bản địa” chứ không phải là dân tộc “thiểu số”, tức là công dân một quốc gia khác sang định cư và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như người Hoa, Ấn, Thái, Lào, v.v. Kể từ đó, người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom có quyền vận động đấu tranh bằng mọi giá nhằm yêu cầu chính quyền Hà Nội phải tôn trọng quyền bản địa của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Kampuchia Krom, phù hợp với nội dung của Tuyên Ngôn Liên Hiệp Hiêp Quốc mà Việt Nam là quốc gia đã ký vào hiến chương này.

 

geneve 20-3

 

Ngày 11-7-2016 đánh dấu cho ngày khai mạc Hội Nghị lần thứ 9 về Dân Tộc Bản Địa do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Hội nghị này kéo dài từ từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 7 năm 2016. Nhân dịp này, Hội Đồng Bản Địa Việt Nam (Council of Indigenous Peoples in Today’s Vietnam) có gởi một phái đoàn gồm 1 thành viên đặt dưới sự hướng dẫn của Tan Dara Thach và cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Bản Địa Việt Nam:

 

Thành viên Khmer Krom gồm có

1.- Mr. Tan Dara. Thach (Hoa Kỳ)

2.- Dr. Sakhonn Sok Chak (Pháp)

3.- Mr. Masavang Sean (Pháp)

4.- Ms. Sonny Ngov Som, (Hoa Kỳ)

5.- Ms. Sambath Som (Thuỵ Sĩ)

6.- Mr. Syvutha Son (Pháp)

7.- Mrs. Boun Choun Son (Pháp)

8.- Ms. Naran Nhieim (Pháp)

9.- Hoà thượng Uoong Sok (Pháp)

 

Thành viện Tây Nguyên

10.- Mr. Rong Nay, Phó chủ tịch Hội Đồng Bản Địa Việt Nam (Hoa Kỳ)

 

Thành viên Chăm

11.- Po Dharma (Pháp)

12.- Dominique Nguyen (Pháp)

 

geneve 20-4

 

Hội Đồng Bản Địa Việt Nam có trụ sở ở Hoa Kỳ là cơ quan tập trung 3 thành phần bản địa, đó là dân tộc Chăm, dân tộc Tây Nguyên và dân tộc Khmer Krom, đã từng tham gia trên nhiều diễn đàn của Liên Hiệp Quốc ở New York và Geneva nhằm bảo vệ danh dự, quyền lợi và di sản lịch sử của 3 dân tộc này, nhất là yêu cầu nhà nước Việt Nam phải công nhận chính thức người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là thành phần dân bản địa và nhiều lần lên tiếng chỉ trích nhà nước Việt Nam không bày tỏ thái độ thiện chí để áp dụng đứng đắn những điều khoản nằm trong Tuyên Ngôn về Quyền của Dân Tộc Bản Địa, nhất là điều 3 và 4 liên quan đến quyền “tự quyết, tự quản và tự trị”, cũng như điều 28 liên quan đến chính sách hoàn trả lại cho dân tộc bản địa Chăm, Tây Nguyên và Khmer Kro những tài sản và đất đai tư nhân cũng như đất đai thuộc về đền tháp của dân tộc này bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt sau năm 1975.

 

Sự hiện điện của thành viên Chăm bản địa (Po Dharma và Dominique Nguyen) bên cạnh dân tộc Khmer Krom và Tây Nguyên trong hội trường của Liên Hiệp Quốc vào ngày 11-7-2016 tại Geneva để lên tiếng bảo vệ quyề lợi của dân tộc mình sẽ mang lại cho dân tộc Chăm một niềm hy vọng mới về định mệnh của mình trong thế kỷ thứ 21 này. Đấu tranh đòi quyền bản địa phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc đã trở thành mục tiêu chính đáng rất cần có sự yểm trợ và ủng hộ của toàn thể dân tộc Chăm, đòi hỏi nhiều kiên nhẩn và nghị lực trên chặn đường đấu tranh nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải tôn trọng quyền bản địa của dân tộc Chăm phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia đã ký vào hiến chương này.

 

Ngày 11-7-2016 là ngày khai mạc hội nghị về Dân Tộc Bản Địa tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Tiếp theo là bài tường trình về Dân Tộc Bản Địa của các phái đoàn đoàn đại diện cho quốc gia để bày tỏ những vấn đề khúc mắc trong chương trình thực thi Tuyên Ngôn về Quyền của Dân Tộc Bản Địa. Mỗi phái đoàn chỉ có 5 phát để đọc bản tường trình. Kể từ ngày 12-7-2016 là diễn đàn dành cho các hội đoàn dân sự của của tộc tộc bản địa trên thế giới, nhất là dân tộc bản địa ở Châu Mỹ và Châu Phi.

 

Phái đoàn Hội Đồng Bản Địa Việt Nam do Tan Dara (Khmer Krom) hướng dẫn sẽ lên tiếng vào ngày 13 hay 14 tháng 7 năm 2016. Chúng tôi sẽ tường trình chi tiết hơn về diễn đàn này sau ngày kết thúc vào 15-7-2016.

 

geneve 20-1
geneve 20-5
geneve 20-2