Việt Nam nên học bài Tổng Thống Đài Loan xin lỗi dân tộc bản địa Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 02 August 2016 07:45
dai loan 10
Tổng Thống Đài Loan

Ngày 1-8-2016, hàng loạt báo chí và truyền hình ở Âu Châu đã loan tin rầm rộ về bà Tsai Ing Wen, Tổng Thống Đài Loan, một vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, đã đứng ra trình bày lời xin lỗi chính thức đối với dân tộc bản địa của Đài Loan về những thống khổ cua họ đã diễn ra trong nhiều thế kỷ tại hòn đảo này. Trong bài diễn văn đọc trước hội đồng bản địa, Tổng Thống Tsai Ing Wen hứa rằng Bà sẽ đứng ra điều hành một uỷ ban để điều tra những bất công trong quá khứ mà dân tộc bản địa đã gánh chịu. Đây là phần của nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm mang lại cho cộng đồng bản địa những quyền cơ bản của con người. Nhân dịp này, Bà tuyên bố một cách long trọng trước dân tộc bản địa rằng:

 

 
"Nhân danh chính phủ Đài Loan, tôi chân thành xin lỗi những người dân bản địa và xin trình bày những lời hối tiếc của chính quyền về những thống khổ và bất công mà dân tộc này đã gánh chịu trong suốt 400 năm đã qua (...) Nhà nước Đài Loan sẽ cứu xét lại một cách nghiêm túc về sự thật lịch sử của dân tộc này trong những thời gian sắp tới”


Đài Loan là quốc gia có vào khoảng 23 triệu người Hoa trong đó cộng đồng bản địa chiếm 2% dân số, tức là khoảng 500 ngàn người. Nhóm dân tộc bản địa này nói tiếng Mã Lai Đa Đảo (Austronesian) rất gần gủi với tiếng Chăm, nhưng có phong tục tập quán và nền văn hoá rất gần gủi với người Tây Nguyên.

 

Vào năm 1662, tài liệu của thương thuyền Hoà Lan cho rằng chỉ có vào khoảng 50 ngàn người Hoa định cư ở hòn đảo này, còn bao nhiêu là dân tộc bản địa. Hộm nay người Hoa đã vượt lên 23 triệu người. Đây là sự thật của lịch sử mà nhà nước Đài Loan không thể bỏ qua. Chính vì nguyên nhân đó, Đài Loan không những công nhận dân tộc bản địa trong quốc gia của mình phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc, mà còn đứng ra xin lỗi dân tộc này về những thống khổ của họ trong xuốt chiều dài của lịch sử.

 

dai loan 20-1

Mặc khố để nhận Truyên Ngôn trước bà Tổng Thống Đài Loan

là niềm vinh hạnh của dân tộc bản địa tại hòn đảo này

 

Việt Nam là quốc gia đa chủng tộc, trong đó người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là thành phần dân tộc bản địa. Sau 9 thế kỷ của cuộc Nam Tiến, Việt Nam đã chiếm trọn vương quốc Champa chạy dài từ Quảng Bình đến biên giới Biên Hoà, sau đó nuốt thêm lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long của Khmer Krom. Nhưng cho đến hôm nay, chính quyền Hà Nội luôn luôn phủ nhận không có dân tộc bản địa tại quốc gia này, mặc dù Việt Nam là quốc gia đã ký vào Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền Dân Tộc Bản Địa ra đời vào năm 2007.

 

Phủ nhận quyền dân tộc bản địa của người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom tại quốc gia Việt Nam hôm nay đã trở thành một biểu tượng “đế quốc” nhằm chiếm đoạt lãnh thổ và đất đai của người khác. Chính đó là nguyên nhân buộc người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom phải đứng ra đấu tranh với bất cứ giá nào để nhà nước Việt Nam ban cho họ quyền cơ bản của con người, đó là quyền “tự quyết” và “tự quản” phù hợp với điều 3 và 4 trong Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc. Sự hiện diện của phái đoàn Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào ngày 11 đến 15 tháng 7 năm 2016 là bước đầu của phong trào đấu tranh đòi quyền bản địa mà 3 dân tộc này đã từng đeo duổi gần một thập niên qua.

 

Không ai “hát thay” cho người dân bản địa Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom, nếu họ không đứng ra hát bài ca đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Vấn đề quan trọng đối với người Chăm hôm nay không phải là phương pháp lập đi lập lý thuyết “không ai hát thay cho chúng ta” mà là hành động giám đứng ra “hát thật sự” cho những thống khổ của dân tộc này.

 

Xin bấm vào đây để xem Youtube:

https://www.youtube.com/watch?v=Icy1xdEUfVg

 

Bài liên quan về bản địa:


Người Chăm và phong trào đấu tranh của dân tộc bản địa trên thế giới
Sự khác biệt giữa “dân tộc thiểu số và bản địa” trong Tuyên Ngôn LHQ
Người Chăm bản địa nên học bài đấu tranh của dân tộc bản địa Hoa Kỳ

 

dai loan 20-2
dai loan 20-3