Sẽ có buổi điều trần tại Liên Hiệp Quốc dành cho Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom Print
Written by BBT Champaka.info   
Wednesday, 10 August 2016 05:42
ageneva 10

Geneva là thủ đô Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ra đời vào năm 1966, đã từng tổ chức hơn 8000 hội nghị và phiên hợp hàng năm, tập trung hơn 1600 nhân viên phục vụ trong 19 cơ quan khác nhau, trong đó có văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền, Cao Ủy Tị Nạn, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, Tổ chức thế giới chống tra tấn, v.v.

 

Năm 2016, Liên Hiệp Quốc tổ chứ hội nghị lần thứ 9 về Quyền của Dân Tộc Bản Địa tại Geneva từ ngày 11 đến 15-7-2016. Đây là điễn đàn quốc tế dành cho hàng trăm phái đoàn quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, các đại diện của Hội Đồng Nhân Quyền, các chuyên gia bản địa trên thế giới và các tổ chức hội đoàn phi chính phủ (ONG) đấu tranh về quyền của dân tộc bản địa, trong đó có phái đoàn của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam gồm có 4 thành viên: Thach Tan Dara (Khmer Krom, trưởng phái đoàn), Nay Rong (Tây Nguyên), Po Dharma (Chăm) và Dominique Nguyen (Chăm).

 

ageneva 20-1

 

Trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc từ ngày 11 đến 15-7-2016, mỗi hội đoàn trên thế giới chỉ có 5 phút để trình bày quan điểm của mình. Đối với phái đoàn bản địa Việt Nam (Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom), đây là năm phút vàng ngọc để nêu ra những nguyên vọng chính đáng của mình nhằm yêu cầu chính phủ Việt nam phải thực thi 3 điều sau đây:

 

• Công nhận người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là thành phần dân tộc bản địa chứ không phải dân tộc thiểu số.

• Trao trả hay bồi thường cho người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom những đất đai của họ mà nhà nước Việt Nam đã chiếm đoạt sau năm 1975.

• Đưa ra đạo luật nhằm ban cho người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom “quyền tự quyết và tự quản” về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục.

 

ageneva 20-2

 

Những cuộc tiếp kiến với cơ quan của Liên Hiệp Quốc

 

Sau khi kết thúc diễn đàn về Quyền của Dân Tộc Bản Địa vào ngày 15-7-2015, phái đoàn của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom đã tìm mọi cách để tiếp kiến với một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc có mặt tại Geneva từ ngày 16 đến 20-7-2016 hầu đệ trình lên những nguyện vọng chính đáng của mình một cách chi tiết và minh bạch hơn. Đây là chính sách ngoại giao hàng đầu mà dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom không thể bỏ qua trong cuộc đấu tranh bất bạo động bằng cách vận động các tổ chức quốc tế để làm hậu thuẩn cho mục tiêu của mình nhằm làm áp lực với nhà nước Việt Nam phải thực thi những quyền cơ bản của dân tộc bản địa nằm trong Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia đã ký tên vào năm 2007.

 

Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc tại Geneva là cơ quan quốc tế khổng lồ có hàng ngàn hồ sơ nhân quyền trên thế giới cần đưa ra để cứu xét hàng năm. Vấn đề của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom chỉ là hạt cát bụi trong bải sa mạc của những hồ sơ này, trong khi đó Liên Hiệp Quốc chẳng biết người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là ai và thuộc vào quốc gia nào? Chính vì nguyên nhân đó, vai trò của phái đoàn Hội Đồng Bản Địa Việt Nam tại Geneva vào tháng 7-2016 còn có mục tiêu khác, đó là vận động đấu tranh để xin tiếp kiến trực tiếp với một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc hầu trình bày và giải thích những nguyện vọng chính đáng của mình. Và đây cũng là cơ hội để Hội Đồng Bản Địa Việt Nam giới thiệu dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Korm là ai và thế nào là mục tiêu đấu tranh của họ.

 

Qua sự đở đầu và cố vấn của ông Morton Sklar, Luật Sư của Tổ Chức Thế Giới về Nhân Quyền (World Organisation for Human Rights) có trụ sở tại Hoa Kỳ, phái đoàn dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom đã thành công tiếp kiến với một số cơ quan thuộc Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc có mặt tại Geneva như sau:

 

ageneva 20-3

 

1). Cao Ủy Nhân Quyền (High Commissioner Human Right-HCHR)

Địa chỉ: Palais des Nations, CH-1211 Geneva 10

 

Đây là dịp tiếp kiến với bà Jennifer KRAF (Đặc Phái Viên về Nhân Quyền, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương) để trình bày chính sách diệt chủng dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom trong quá trình lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt và nêu ra những bất công, đe doạ, kỳ thị chủng tộc và chiếm đoạt đất đai mà nhà nước Việt Nam đã dành cho dân tộc bản địa Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom hơn 3 thập niên qua.

 

2). Cao Uỷ Tị Nạn (High Commissioner for Refugees)

Địa chỉ: Palais Wilson, 52 rue des Pâquis CH-1201 Geneva

 

Tiếp kiến với ông Jamshid GAZIYEV (Đặc Phái Viên về hành chánh pháp lý) để trình bày về hoàn cảnh của một số người Tây Nguyên chạy sang Campuchia lánh nạn nhưng bị chính quyền Campuchia bắt giam và trao trả lại cho Việt Nam.

 

ageneva 20-4

 

2). Cao Ủy Nhân Quyền – Dân Tộc Bản Địa và Thiểu Số (Indigenous Peoples and Mironities Sections)

Địa chỉ: Palais des Nations, CH-1211 Geneva 10

 

Tiếp kiến với bà Estelle Salavin (Đặc Phái Viên về Bản Địa và Thiểu Số) để nêu ra mục tiêu đấu tranh của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom nhằm đòi quyền “tự quyết” và “tự quản” phù hợp với điều 3 và 4 của Tuyên Ngôn về Quyền của dân Tộc Bản Đia.

 

Nhân dịp này, Hội Đồng Bản Địa Việt Nam cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc phải tìm mọi cách gây áp lực với nhà nước Việt Nam hầu công nhận người Chăm, Tây Nguyên và Khmer là thành phần dân tộc bản địa chứ không phải là tập thể thiểu số như chính quyền Hà Nội đã từng nêu ra, nhất là vấn đề đất đai của họ bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt sau năm 1975 nhưng chưa hoàn trả lại hay bồi thường một sách xứng đáng theo giá cả của thị trường bất động sản của Việt Nam.

 

3). Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labour Organisation - IOL)

Địa chỉ: Routes des Morillons 4, CH-1211 Geneva 10

 

Tiếp kiến với Ông Martin Oels (Đặc Phái Viên về quyền bình đẳng và kỳ thị lao động) nhằm nêu ra những hoàn cảnh nghèo đói và bần cùng của người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom, kéo theo làn sóng của thanh niên và thanh nữ bản địa rời bỏ thôn làng để đi tìm công ăn việc làm trong các thành thị, nhưng lại gặp phải bao sự hà hiếp và bốc lột của một số hảng xưởng người Kinh không tôn trọng luật lệ lao động thế giới.    

 

4). Tổ chức thế giới chống tra tấn (Word Organisation Against Torure -OMCT)

Địa chỉ: 8 rue du Vieux-Billard, 1211 Geneva, 8

 

Tiếp kiến với bà Nicole Burli (Cố vấn về Nhân Quyền) và cô Stella Anastasia (Đặc Phái Viên về Nhân Quyền) để nêu ra chính sách tra tấn của chính quyền Việt Nam dành cho dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom. Tra tấn ở đây không ám chỉ riêng cho hành động hành hung thể xác người khác, mà là chính sách dùng quyền lực để tra tấn tinh thần người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom bằng cách tướt đoạt quyền bản địa của họ, đưa đẩy họ vào tù tội không cần xét xử, biến họ thành tập thể nô lệ, nghèo đói và bần cùng, không còn viễn tượng tương lai trong cuộc sống.

 

ageneva 20-6

 

5). Tiếp xúc với ký giả tại Geneva

 

Nhân dịp diễn đàn ở Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom cũng tiếp kiến với ông Martin Woker, ký giả của tờ báo xuất bản ở Geneva thường lên tiếng để bảo vệ cho thân phận người Tây Nguyên chạy sang Campuchia lánh nạn và yêu cầu ông ta nên có những bài viết khác về dân tộc bản địa Việt Nam.

 

 ageneva 20-7

 

Sẽ có buổi điều trần tại Liên Hiệp Quốc dành cho

dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom

 

Trong buổi tiếp kiến với Tổ Chức Thế Giới Chống Tra Tấn kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, bà Nicole Burli và cô Stella Anastasia cho biết Việt Nam là quốc gia được bầu lên làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong vòng 3 năm, cho đến cuối năm 2017. Tháng 3 năm 2017 sẽ có phiên hợp chính thức của Hội Đồng Nhân Quyền tại Geneva. Đây là phiên hợp cuối cùng mà Việt Nam là quốc gia thành viên có mặt trong Hội Đồng. Lợi dụng cơ hội này, bà Nicole Burli và cô Stella Anastasia sẽ đứng ra tổ chức một buổi điều trần đặc biệt tại trụ sở Liên Hiệp Quốc trong vòng 1 tiếng đống hồ dành cho dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom để họ có dịp trình bày những nguyện vọng chính đáng của mình về quyền của dân tộc bản địa phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc và nhất là nêu ra những thái độ của nhà nước Việt Nam không thực thi đúng mức chính sách nhân quyền đối với người bản địa tại quốc gia này.

 

ageneva 20-5

 

Kết luận

 

Buổi điều trần tại trụ sở Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 năm 2017 là bước thành công đầu tiên của dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom trong cuộc vận động đấu tranh đòi quyền bản địa gần 1 thập niên qua. Và đây cũng là cuộc thử thách đối với cộng đồng người Chăm tại hải ngoại có đủ nhân lực và vật lực để gởi một phái đoàn đến Geneva để tham gia đông đảo trong buổi điều trần này

 

Dân tộc Chăm có mặt tại hải ngoại hôm nay là cộng đồng có đủ đủ nhân lực và vật lực để trả lời cho buổi điều trần vào tháng 3 năm 2017 tại Geneva và phô trương lực lượng đấu tranh của mình, nếu họ ý thức rằng vấn đề bản địa là mục tiêu chung của dân tộc Chăm và cuộc đấu tranh đòi quyền bản địa không phải là hành động phi pháp nhằm chống phá nhà nước Việt Nam, mà là cuộc đấu tranh hợp pháp, phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc. Tổ chức quốc tế không thể giúp gì cho dân tộc Chăm, nếu người Chăm hôm nay không đứng lên đòi quyền lợi của mình dưới lá cờ của Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Quyền Dân Tộc Chăm Bản Địa.

 

Đây là lúc mà dân tộc Chăm có thể biểu dương tinh thần đấu tranh đòi quyền bản địa của mình. Trong cuốc đấu tranh này, Hội Đồng Bản Địa Việt Nam (Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom) rất cần sự đóng góp tích cực của các bậc nhân sĩ và trí thức Chăm tại hải ngoại, nhất là Đoàn Thanh Niên Thiện Chí Chăm, một cơ quan đã từng đứng ra tổ chứ hơn 10 trại hè Champa từ một thập niên qua và đã hình thành cả Đại Nhạc Hội Champa một cách hoành tráng vào năm 2015.

 

Mục Lục

Các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc tại Geneva

 

1). Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Haut-Commissariat des Nations unies aux droits de l'homme (HCDH)

2). Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (Haut Commissariat des Nations unies pour les réfugiés - HCR)

3). Tổ chức Lao động Quốc tế (Organisation internationale du travail - OIT)

4). Văn phòng Giáo dục Quốc tế (Bureau international d’éducation - BIE)

5). Trung tâm Thương mại Quốc tế (Centre du commerce international - CCI)

6). Ủy ban Bồi thường của Liên Hợp Quốc (Commission d'indemnisation des Nations unies - CINU)

7). Ủy ban Kinh tế Châu Âu (Commission économique pour l'Europe-CEE)

8). Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (Conférence des Nations unies sur le commerce et le développement-CNUCED)

9). Viện Nghiên cứu Liên Hợp Quốc về Phát triển Xã hội (Institut de recherche des Nations unies pour le développement social - UNRISD)

10). Viện Quốc Nghiên cứu và Đào tạo (Institut des Nations unies pour la formation et la recherche - UNITAR)

11). Viện Nghiên cứu Liên Hợp Quốc về bài trừ vũ khí (Institut des Nations unies pour la recherche sur le désarmement - UNIDIR)

12). Viện Sida (Onusida)

13). Tổ chức Khí tượng Thế giới (Organisation météorologique mondiale (OMM)

14). Tổ chức Bản quyền Trí tuệ Thế giới (Organisation mondiale de la propriété intellectuelle - OMPI)

15). Tổ chức Y tế Thế giới (Organisation mondiale de la santé - OMS)

16). Tổ chức Thương mại Thế giới (Organisation mondiale du commerce - OMC)

17). Liên minh Viễn thông Quốc tế (IUnion internationale des télécommunications - UIT)

18). Trung tâm Máy tính Quốc tế (Centre international de calcul-CIC)

19). Cơ quan Kiểm tra (Corps commun d'inspection - CCI)