Chăm theo cộng sản kêu gọi Po Dharma chấm dứt đòi quyền Chăm bản địa Print
Written by Độc giả nặc danh quang ricky   
Thursday, 01 September 2016 08:14
a2a
Ts. Po Dharma

Ngày 4-9-2016 sẽ diễn ra tại San Jose (California) một buổi cơm để yểm trợ cho chương tình đấu tranh đòi quyền dân tộc Chăm bản địa phù hợp với tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia đã ký vào hiến chương này. Để dập tắt phong trào bản địa đi sâu vào quần chúng, chế độ Hà Nội dùng nhiểu thủ đoạn để ngăn chận người Chăm tham gia buổi cơm ngày 4-9-2016 qua nhiều hình thức. Thư của tên nặc danh Quang Ricky gởi đến địa chỉ email của một số người Chăm trong và ngoài nước để yêu cầu Po Dharma phải chấm dứt hành động lên tiếng đòi quyền dân tộc Chăm bản địa là thí dụ điển hình. Sau đây là nguyên văn của bài viết:

 

HÃY NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH

quang ricky This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

 

Tôi là người Chăm hiện đang công tác trong ngành Giáo dục tỉnh Ninh Thuận. Đã qua nửa đời người gắn bó với xóm làng, tôi đã chứng kiến được sự đổi thay, phát triển của quê hương đất nước, của các làng Chăm và của mỗi người Chăm. Từ những con đường, trường học, trạm y tế được xây mới; điện lưới mang lại ánh sáng đến từng nhà, từng con đường; trẻ em được cắp sách đến trường; cuộc sống của người dân đã có sự thay đổi mạnh mẽ ấm no hơn, đầy đủ hơn; mọi người sống với nhau đoàn kết, hòa đồng, thân ái không có sự phân biệt.... Đó cũng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực của từng người. Thời gian qua, Tôi có nghe một số người Chăm ở địa phương và thông tin từ mạng Internet tôi được biết ông Quảng Đại Đủ; người từng cho rằng chữ Chăm đang dạy trong các trường tiểu học là do Ban biên soạn sách chữ Chăm Ninh Thuận soạn ra là lai căng, làm mất gốc chữ Chăm cổ; đang tiến hành kêu gọi mọi người đi theo cái gọi là “Đòi quyền dân tộc bản địa, đòi lợi ích cho dân tộc Chăm” với những luận điệu bóp méo sự thật kích động, lôi kéo mọi người tham gia, không ra dáng của một trí thức Chăm chút nào. Tôi không phải là một nhà chính trị, cũng không dám phán xét ai nhưng đối với những điều chướng tai, gai mắt thì tôi không thể ngồi yên được. Nay tôi có một số ý kiến muốn góp ý với ông Quảng Đại Đủ:

 

Ông cho rằng người Chăm trong nước đang bị chèn ép, bị phân biệt đối xử. Chắc đây chỉ là những gì ông suy đoán ra, tôi biết ông chẳng mấy khi trở về nước thăm gia đình, bạn hữu. Quê mình hiện nay hoàn toàn khác đối với những gì ông nói, mọi người đều được đối xử bình đẳng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo; được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển. Người Chăm được sử dụng ngôn ngữ, chữ viết Chăm; được gìn giữ bảo tồn các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa... Có chăng sự chèn ép của ông đang nói là xuất phát từ những kẻ lười biếng, không biết phấn đấu; chỉ biết trông chờ, ỉ lại, đổ lỗi cho hoàn cảnh. Ngược lại những người Chăm biết phấn đấu, siêng năng, chăm chỉ, cần cù họ đã và đang trở thành những con người thành đạt, làm chủ cuộc sống, tôi có thể kể cho ông nghe nhiều và nhiều hơn nữa.

 

Đấu tranh giành quyền lợi cho người Chăm hay là đấu tranh vì quyền lợi, vị thế, thỏa mãn cái tôi cá nhân của một số ít người, thưa ông Đủ! Ông làm rất nhiều việc mà ông nói rằng để đòi quyền lợi cho người Chăm nhưng những việc làm đó đã mang lại lợi ích gì cho mỗi người Chăm chưa, hay chỉ là những cuốn sách dày cộm triết lý, những lời giáo điều vu vơ. Nếu ông dùng thời gian, công sức, tiền bạc đó để kêu gọi mọi người đóng góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước thì tốt biết bao.

 

Ông hãy để cho những người Chăm đang làm việc trong các cơ quan, ban ngành được an tâm công tác, phát huy hết khả năng sở trường, cống hiến tài học của mình cho quê hương, cho những người nghèo khổ, tôi tin rằng ông cũng nên biết ơn những người đang giúp đỡ người Chăm mình, trong đó có người thân của Ông. Ông nên suy nghĩ lại mà chấm dứt việc đòi quyền dân tộc bản địa hầu tạo điều kiện cho thanh niên Chăm có đủ tâm trí dành thời gian hành động thiết thực, làm những việc có ích cho người Chăm.

 

Tôi kể ông Đủ nghe câu chuyện này: Gia đình nọ có người anh sinh sống ở nước ngoài, điều kiện sống cũng khá giả. Một ngày kia, người em bị bệnh nặng cần phải mổ gấp mà chi phí lại cao. Người thân trong gia đình gọi điện thông báo cho người anh biết và mong được giúp đỡ. Thay vì dùng những lời hỏi thăm ân cần, quan tâm đến người em, người anh lại buông lời dạy đời rằng: sống phải biết lo xa, phải lao động và dành dụm đừng như Ve Sầu hát mãi suốt mùa hè… như đang giảng bài cho học sinh về tiết kiệm, nào là có tiền thì dùng hết, chỉ biết trông chờ vào người khác. Người kể câu chuyện này vừa kể vừa rưng rưng nước mắt. Không biết tôi kể đến đây Ông có chạnh lòng không? chắc ông Đủ nghĩ tôi kể câu chuyện này là để phán xét ông. Không, thưa ông! Ông thử nghĩ xem, một người luôn mở miệng ra là vì mọi người, vì dân tộc Chăm, là đấu tranh đòi cái này cái nọ nhưng không thể làm được một việc nhỏ nhoi như vậy, liệu có thể làm những điều khác lớn lao hơn không.

 

Mong ông suy nghĩ lại những việc ông làm.

 

Chào ông!